(SH) - Rất nhiều du khách đến cố đô Huế đã lè lưỡi, lắc đầu với dịch vụ “chặt chém” quanh các khu di tích.
Uống nước dừa tươi với giá 50.000 đồng/quả ở cạnh Lăng Tự Đức. Ảnh: Minh Hải.
Lăng Khải Định giữa cái nắng chang chang 39-40 độ C, nhiều du khách đã tấp vào quán giải khát đơn sơ, tranh tre mái lá ngay dưới chân lăng “nạp thêm năng lượng”, trước khi leo hàng trăm bậc thang bỏng rát.
Chị chủ quán giọng Huế ngọt ngào: “Vào uống nước, ăn kem các em ơi!”. Trong quán không có nhiều lựa chọn, chủ yếu là nước uống đóng chai, kem, dừa tươi. Chúng tôi uống 4 chai nước ngọt, 7 chiếc kem socola ốc quế. Khi tính tiền, chị chủ hàng hét: 360.000 đồng. Tôi tưởng chị bán hàng nhầm nên nói: “Chị có nhầm không, bọn em chỉ uống có 4 chai nước ngọt và 7 chiếc kem ốc quế?”. “Có mấy khách đâu mà chị nhầm, nước ngọt 20.000 đồng/chai, kem ốc quế bọn em dùng là của Thái 40.000 đồng/chiếc, tổng cộng hết 360.000 đồng là đúng rồi”. “Sao đắt thế? Nước ngọt đóng chai cũng chỉ 8.000- 10.000 đồng/chai; kem thì 15.000 – 18.000 đồng/chiếc là cùng”. “Ăn kem của chị là khác đấy, kem Thái mà em”. “Em cũng đang nói giá kem Thái đấy”. “Giá chung đấy”. Giọng của chị bán hàng ngọt ngào nghe ra đã… nhạt. Chúng tôi đành ngậm ngùi móc ví trả đủ.
Ngay gần đó, chị bán nón, mũ phục vụ du khách cũng hét giá cao ngất ngưởng và miễn mặc cả: nón Huế bằng lá dừa mỏng manh một lớp không quai 40.000 đồng/chiếc; mũ lá 20.000 đồng/chiếc; mũ tắc kè hẹp vành 50.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, những dân bản địa mua nón Huế một lớp 18.000 đồng/chiếc; mũ lá 8.000 đồng/chiếc; mũ tắc kè hẹp vành là 20.000 đồng/chiếc.
Vào lăng Khải Định, nhiều người nghĩ dịch vụ ở trong lăng thuộc sự quản lý của Ban quản lý di tích thì không thể có chuyện “chặt chém” được, không ngờ vẫn là giá “trên trời”. Kem ốc quế sôcôla Thái Lan 40.000 đồng/cái. Khách kêu đắt, cô bán hàng vẩy tà áo dài thướt tha bảo: “Có loại còn 50.000 đồng/cái đấy!”.
Nhìn mặt khách để “chặt”
Giá vé tham quan các điểm di tích ở Huế khá cao: Vé thăm các lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng cho khách quốc tế là 80.000 đồng/vé/người; cho khách Việt là 55.000 đồng/vé/người; Đại Nội - bảo tàng cổ vật cung đình, khách quốc tế là 105.000 đồng/người; khách Việt là 75.000 đồng/người. Trong khi đó, vé tham quan tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) chỉ 15.000 đồng/người; tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) chỉ là 30.000 đồng/người… |
Khác với không khí hẻo lánh ở lăng Khải Định, dịch vụ quanh khu vực lăng Tự Đức sầm uất, nhộn nhịp hơn. Ai cũng nghĩ ở đây nhiều hàng quán chắc chuyện “chặt chém” sẽ ít hơn nên mạnh dạn vào uống nước. Nào ngờ, 4 quả dừa tươi được “chém đẹp” 200.000 đồng; 3 cái quạt giấy nhỏ có giá 90.000 đồng. Thậm chí, 3 chiếc quạt nhựa đồ chơi trẻ em chạy pin giá 90.000 đồng, trong khi tại các cửa hàng đồ chơi ở Hà Nội nó chỉ là 10.000đồng/chiếc… Thật quá “chát”!
Không chỉ ở các điểm tham quan lẻ, tại khu vực Đại nội, giá dịch vụ cũng cao ngút trời. Đặc biệt, giá ở đây có sự phân hạng một cách đáng nói: Các loại chè Huế bán cho khách bản địa chỉ 6.000 đồng/ly, nhưng bán cho khách du lịch người Việt đã thành gấp đôi (10.000 – 12.000 đồng/ly). Quán bún ở phố Chu Văn An bán cho khách du lịch giá 30.000 – 35.000 đồng/bát, trong khi người Huế chỉ 20.000 đồng/bát. Kem Merino trong Đại nội 20.000 đồng/chiếc, ốc quế 40.000 đồng/chiếc, trong khi đó, cũng loại kem này được bán ở BigC Huế giá là 7.500 đồng/chiếc Merino và 14.000 đồng/chiếc kem ốc quế. Như vậy, giá bán trong khuôn viên di tích đã tăng gấp 3 lần so với giá bán ở ngoài.
Trước khi ra về, nhiều du khách thuê xe ôm chở đi mua đồ về làm quà. Hầu hết các bác tài xe ôm đều có “mối” riêng và giá cả thì lung tung hết cả. Bởi, cùng mua một loại mực khô tại cùng đại lý đó nhưng mỗi tốp khách được bán một giá: Tốp đầu mua với giá 650.000 đồng/kg; tốp thứ hai mua 630.000 đồng/kg, nhưng tốp cuối chỉ mất có 600.000 đồng/kg. Thế nhưng, người dân bản địa cho biết, loại mực đó họ chỉ mua với giá 500.000- 550.000 đồng/kg.
Vẫn tồn tại chế độ 3 giá
Bà Hà Thị Anh (phố Duy Tân, phường Phước Vĩnh, TP Huế, cho biết: “Các cơ quan chức năng cũng ra tay dẹp nạn chặt chém nhưng “nếp cũ” vẫn duy trì. Thấy có cán bộ thì hàng quán thôi “chặt chém” nhưng cứ vắng họ là chuyện đâu lại vào đấy. Chế độ 3 giá vẫn tồn tại: bán cho Tây thì đắt gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi giá cho khách “ta du lịch”; còn bán cho khách “ta du lịch” thì đắt gấp rưỡi, gấp đôi người bản địa”.
Chị Nguyễn Thị Hương, người chuyên dẫn các đoàn đi thăm quan Huế, Công ty Du lịch Xanh (Hà Nội) cho biết: “Nạn “chặt chém” khách du lịch ở Huế, các cơ quan chức năng đã ra tay dẹp nhưng bị cản nhiều thì họ tìm cách né. Có cơ hội là các chủ kinh doanh quanh khu di tích vẫn “chém” không thương tiếc. Tôi thường xuyên đến Huế, nhiều chủ cửa hàng quanh các khu di tích đã quen mặt nhưng vẫn không bao giờ được mua với giá mà người dân bản địa ở đây vẫn mua”.
Sáng ngày 28/5, Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thi An toàn vệ sinh viên giỏi tỉnh Thừa Thiên Huế - 2018 với chủ đề “An toàn lao động là hạnh phúc của mọi gia đình".
Sáng ngày 18/5, Sở Văn hóa thể thao phối hợp với Bảo tàng Hồ Chí Minh trung ương tổ chức Triển lãm “ Hồ Chí Minh với những người bạn Châu Âu” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 128 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Chiều ngày 17/5, trường Đại học Nghệ thuật Huế đã tổ chức khai mạc triển lãm mỹ thuật sinh viên với chủ đề “Chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh” nhân kỉ niệm 128 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2018).
Sáng ngày 16/05, tại Nghênh Lương Đình, TP Huế đã diễn ra chương trình đạp xe “vì ánh sáng ngày mai” nhằm gây quỹ cho chương trình “ Ánh sáng là niềm tin”. Đây là chương trình do ngân hàng Standard Chartered (một tập đoàn quốc tế hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng) khởi động nhằm đẩy lùi các bệnh mù lòa.
Ngày 28 tháng 04, nhằm chào mừng Festival Huế lần thứ 10, Carlsberg Việt Nam chính thức cho ra mắt sản phẩm bia mới mang tên Huda Ice Blast.
Chiều ngày 28/4 vừa qua, tại Viện Pháp Huế đã diễn ra lễ khai mạc phòng tranh “Nối tiếp” của họa sĩ Lê Minh Phong.
Chiều ngày 26/4, Tại trụ sở Tạp chí Sông Hương đã diễn ra triển lãm “ Lại về lại 2018”.
Sáng ngày 24/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Thừa Thiên – Huế đã tổ chức đám cưới tập thể cho 12 cặp đôi là công nhân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Chiều ngày 29/3 tại nhà trưng bày Thái Kim Lan đã diễn ra buổi giới thiệu nhà văn Đức George Büchner với vở kịch “Cái chết của Danton” và hát tưởng nhớ nhạc sỹ Trịnh Công Sơn.
Ngày 28/3, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin tỉnh (41 Hùng Vương), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Đại hội Công đoàn tỉnh Thừa Thiên- Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2018-2023.
Rạng sáng ngày 27/3 (tức 11/2 năm Mậu Tuất), tại đàn Xã Tắc (phường Thuận Hòa, TP Huế) đã diễn ra Lễ tế Đàn Xã Tắc cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi. Lễ tế do Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế tổ chức. Đông đảo người dân và du khách đã đến tham dự và dâng hương.
Hội Báo toàn quốc 2018 với chủ đề “Báo chí đồng hành cùng đất nước đổi mới” diễn ra từ ngày 16/3 đến 18/3 tại Hà Nội do Hội Nhà báo Việt Nam và UBND Thành phố Hà Nội đồng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức.
Ngày 20/3, tại TP. Huế đã diễn ra Hội thảo quốc tế với chủ đề “Quản lý và sử dụng bền vững cảnh quan văn hóa, hệ thống sinh thái lịch sử tại các lăng tẩm Hoàng gia triều Nguyễn và khu vực thượng nguồn sông Hương”.
Sáng ngày 20/3, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Hội Nhiếp ảnh tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ khai mạc và trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật “Công đoàn với cuộc sống của Đoàn viên và người lao động”. Hoạt động nhằm Chào mừng Đại hội Công đoàn tỉnh TT Huế lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2018 – 2023.
Sáng ngày 18/3, tại Quảng trường Ngọ môn Đại Nội đã diễn ra Ngày chạy Olympic và Khai mạc Giải việt dã truyền thống lần thứ 26, môn thi đấu trong chương trình Đại hội TDTT tỉnh lần thứ 8 năm 2018.
Chiều ngày 04/03, tại Nhà Thiếu Nhi Huế đã diễn ra lễ khai mạc Cuộc thi viết Cây bút tuổi hồng” năm 2018.
Tối 01/03 (ngày 14 tháng giêng năm Mậu Tuất), Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, Liên hiệp các Hội VHNT TT-Huế đã tổ chức đêm thơ Nguyên Tiêu Mậu Tuất (2018) với chủ đề “Mùa xuân và quê hương”.
Như thường lệ, cứ mỗi năm đến Tết Nguyên tiêu và kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam, các văn nghệ sĩ Huế lại cùng nhau đi thắp nhang viếng mộ các thi nhân đã khuất. Đây là hoạt động được Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức để tưởng nhớ những tài hoa văn chương một thời.
Chiều 13 tháng Giêng (28/2), tại Tịnh Tâm Kim Cổ, Hội thơ Hương Giang tổ chức chương trình thơ “Thi ca đồng hành cùng dân tộc”
Sau dịp tết Mậu Tuất 2018, khắp nơi trên địa bàn Thừa Thiên Huế đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống cầu mong một năm mới bình an, mọi việc suôn sẻ, mùa màng bội thu…