(SH) - Rất nhiều du khách đến cố đô Huế đã lè lưỡi, lắc đầu với dịch vụ “chặt chém” quanh các khu di tích.
Uống nước dừa tươi với giá 50.000 đồng/quả ở cạnh Lăng Tự Đức. Ảnh: Minh Hải.
Lăng Khải Định giữa cái nắng chang chang 39-40 độ C, nhiều du khách đã tấp vào quán giải khát đơn sơ, tranh tre mái lá ngay dưới chân lăng “nạp thêm năng lượng”, trước khi leo hàng trăm bậc thang bỏng rát.
Chị chủ quán giọng Huế ngọt ngào: “Vào uống nước, ăn kem các em ơi!”. Trong quán không có nhiều lựa chọn, chủ yếu là nước uống đóng chai, kem, dừa tươi. Chúng tôi uống 4 chai nước ngọt, 7 chiếc kem socola ốc quế. Khi tính tiền, chị chủ hàng hét: 360.000 đồng. Tôi tưởng chị bán hàng nhầm nên nói: “Chị có nhầm không, bọn em chỉ uống có 4 chai nước ngọt và 7 chiếc kem ốc quế?”. “Có mấy khách đâu mà chị nhầm, nước ngọt 20.000 đồng/chai, kem ốc quế bọn em dùng là của Thái 40.000 đồng/chiếc, tổng cộng hết 360.000 đồng là đúng rồi”. “Sao đắt thế? Nước ngọt đóng chai cũng chỉ 8.000- 10.000 đồng/chai; kem thì 15.000 – 18.000 đồng/chiếc là cùng”. “Ăn kem của chị là khác đấy, kem Thái mà em”. “Em cũng đang nói giá kem Thái đấy”. “Giá chung đấy”. Giọng của chị bán hàng ngọt ngào nghe ra đã… nhạt. Chúng tôi đành ngậm ngùi móc ví trả đủ.
Ngay gần đó, chị bán nón, mũ phục vụ du khách cũng hét giá cao ngất ngưởng và miễn mặc cả: nón Huế bằng lá dừa mỏng manh một lớp không quai 40.000 đồng/chiếc; mũ lá 20.000 đồng/chiếc; mũ tắc kè hẹp vành 50.000 đồng/chiếc. Trong khi đó, những dân bản địa mua nón Huế một lớp 18.000 đồng/chiếc; mũ lá 8.000 đồng/chiếc; mũ tắc kè hẹp vành là 20.000 đồng/chiếc.
Vào lăng Khải Định, nhiều người nghĩ dịch vụ ở trong lăng thuộc sự quản lý của Ban quản lý di tích thì không thể có chuyện “chặt chém” được, không ngờ vẫn là giá “trên trời”. Kem ốc quế sôcôla Thái Lan 40.000 đồng/cái. Khách kêu đắt, cô bán hàng vẩy tà áo dài thướt tha bảo: “Có loại còn 50.000 đồng/cái đấy!”.
Nhìn mặt khách để “chặt”
Giá vé tham quan các điểm di tích ở Huế khá cao: Vé thăm các lăng Tự Đức, Khải Định, Minh Mạng cho khách quốc tế là 80.000 đồng/vé/người; cho khách Việt là 55.000 đồng/vé/người; Đại Nội - bảo tàng cổ vật cung đình, khách quốc tế là 105.000 đồng/người; khách Việt là 75.000 đồng/người. Trong khi đó, vé tham quan tại cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) chỉ 15.000 đồng/người; tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) chỉ là 30.000 đồng/người… |
Khác với không khí hẻo lánh ở lăng Khải Định, dịch vụ quanh khu vực lăng Tự Đức sầm uất, nhộn nhịp hơn. Ai cũng nghĩ ở đây nhiều hàng quán chắc chuyện “chặt chém” sẽ ít hơn nên mạnh dạn vào uống nước. Nào ngờ, 4 quả dừa tươi được “chém đẹp” 200.000 đồng; 3 cái quạt giấy nhỏ có giá 90.000 đồng. Thậm chí, 3 chiếc quạt nhựa đồ chơi trẻ em chạy pin giá 90.000 đồng, trong khi tại các cửa hàng đồ chơi ở Hà Nội nó chỉ là 10.000đồng/chiếc… Thật quá “chát”!
Không chỉ ở các điểm tham quan lẻ, tại khu vực Đại nội, giá dịch vụ cũng cao ngút trời. Đặc biệt, giá ở đây có sự phân hạng một cách đáng nói: Các loại chè Huế bán cho khách bản địa chỉ 6.000 đồng/ly, nhưng bán cho khách du lịch người Việt đã thành gấp đôi (10.000 – 12.000 đồng/ly). Quán bún ở phố Chu Văn An bán cho khách du lịch giá 30.000 – 35.000 đồng/bát, trong khi người Huế chỉ 20.000 đồng/bát. Kem Merino trong Đại nội 20.000 đồng/chiếc, ốc quế 40.000 đồng/chiếc, trong khi đó, cũng loại kem này được bán ở BigC Huế giá là 7.500 đồng/chiếc Merino và 14.000 đồng/chiếc kem ốc quế. Như vậy, giá bán trong khuôn viên di tích đã tăng gấp 3 lần so với giá bán ở ngoài.
Trước khi ra về, nhiều du khách thuê xe ôm chở đi mua đồ về làm quà. Hầu hết các bác tài xe ôm đều có “mối” riêng và giá cả thì lung tung hết cả. Bởi, cùng mua một loại mực khô tại cùng đại lý đó nhưng mỗi tốp khách được bán một giá: Tốp đầu mua với giá 650.000 đồng/kg; tốp thứ hai mua 630.000 đồng/kg, nhưng tốp cuối chỉ mất có 600.000 đồng/kg. Thế nhưng, người dân bản địa cho biết, loại mực đó họ chỉ mua với giá 500.000- 550.000 đồng/kg.
Vẫn tồn tại chế độ 3 giá
Bà Hà Thị Anh (phố Duy Tân, phường Phước Vĩnh, TP Huế, cho biết: “Các cơ quan chức năng cũng ra tay dẹp nạn chặt chém nhưng “nếp cũ” vẫn duy trì. Thấy có cán bộ thì hàng quán thôi “chặt chém” nhưng cứ vắng họ là chuyện đâu lại vào đấy. Chế độ 3 giá vẫn tồn tại: bán cho Tây thì đắt gấp rưỡi, thậm chí gấp đôi giá cho khách “ta du lịch”; còn bán cho khách “ta du lịch” thì đắt gấp rưỡi, gấp đôi người bản địa”.
Chị Nguyễn Thị Hương, người chuyên dẫn các đoàn đi thăm quan Huế, Công ty Du lịch Xanh (Hà Nội) cho biết: “Nạn “chặt chém” khách du lịch ở Huế, các cơ quan chức năng đã ra tay dẹp nhưng bị cản nhiều thì họ tìm cách né. Có cơ hội là các chủ kinh doanh quanh khu di tích vẫn “chém” không thương tiếc. Tôi thường xuyên đến Huế, nhiều chủ cửa hàng quanh các khu di tích đã quen mặt nhưng vẫn không bao giờ được mua với giá mà người dân bản địa ở đây vẫn mua”.
Tối ngày 02/10, tại công viên văn hóa và khu lưu niệm đồng chí Tố Hữu (thôn Tân Xuân Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, UBND huyện Quảng Điền phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Thừa Thiên Huế tổ chức chương trình đêm thơ “Bài ca quê hương”.
Theo thống kê của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Thừa Thiên Huế, bão số 5 đã gây thiệt hại nặng tại địa bàn các huyện ven biển Phong Điền, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và TP Huế.
Tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông, về mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì năm 2019, tỉnh Thừa Thiên Huế là địa phương dẫn đầu trong toàn quốc.
Ngày 25/8, ông Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh đã gửi Thư chức mừng Ban Giám hiệu, các thầy giáo, cô giáo Trường THPT chuyên Quốc Học Huế và cá nhân em Hồ Việt Đức học sinh lớp 12 sinh Trường THPT chuyên Quốc Học Huế đạt Huy chương vàng tại Kỳ thi Olympic sinh học quốc tế lần thứ 31 năm 2020 tổ chức tại Nhật Bản.
Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ vừa ký ban hành quyết định 2111 /QĐ-UBND ngày 18/08/2020 về việc tặng Bằng chứng nhận cho 367 học sinh đạt danh hiệu “Học sinh Danh dự toàn trường” tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2019-2020.
Chiều ngày 17/8, văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Đà Nẵng có công văn phúc đáp, cảm ơn tỉnh Thừa Thiên Huế đã chung tay trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Sáng ngày 16/8, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức bàn giao nhà ở cho 25 hộ nghèo thuộc Dự án di dời dân cư khu vực 1 kinh thành Huế.
Theo tin từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Lê Khả Phiêu, sinh năm 1931, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, đã từ trần vào hồi 2 giờ 52 phút ngày 7-8-2020 tại Hà Nội.
Tối 19/5, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh đã khai mạc tuần phim chào mừng kỷ niệm 130 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Rạp Đông Ba.
Chiều ngày 19/5, Hội Nhà báo tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức triển lãm “Hình tượng Bác Hồ trên báo chí cách mạng ở miền Nam, giai đoạn 1945 đến 1975” nhân kỷ niệm 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2020). Tham dự triển lãm cố ông Bùi Thanh Hà - Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy, Ông Phan Thiên Định - Phó chủ tịch UBND tỉnh.
Chào mừng kỷ niệm 130 năm ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh ( 19/05/1980 – 19/05/2020). Sáng ngày 18/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBMTTQ Việt Nam tỉnh cùng các sở, ban, ngành đã tổ chức trọng thể lễ dâng hoa lên Chủ tịch Hồ Chí Minh và triển lãm chuyên đề: “ Hồ Chí Minh – Những nét phác họa chân dung”.
Tại buổi công bố trực tuyến Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2019 do Chương trình phát triển Liên Hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam phối hợp với một số đơn vị tổ chức công bố diễn ra ngày 28/4, Thừa Thiên Huế đã có bước nhảy vọt khi đứng vào nhóm cao nhất, vươn lên xếp thứ 5 toàn quốc.
UBND tỉnh vừa có cuộc họp bàn với các sở, ban, ngành, địa phương về xây dựng đề án tổ chức “Ngày hội Áo dài Huế”.
Trung ương Hội LHPN Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sự kiện “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” nhân kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, 110 năm Ngày Quốc tế phụ nữ 8/3.
Sáng ngày 09/11/2019, tại hội trường Đại học Huế đã diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Hội thi Sáng tạo Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX, năm 2019.
Sáng ngày 05/11, Văn phòng UBND tỉnh tổ chức lễ phát động và kêu gọi các cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng quan tâm, chia sẻ, phát huy tinh thần tương thân tương ái tham gia ủng hộ người nghèo thuộc dự án di dân kinh thành Huế. Tham gia lễ phát động có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dung; Nguyễn Văn Phương; Phan Thiên Định và hơn 90 cán bộ công chức, viên chức của Văn phòng UBND tỉnh
Sáng ngày 22/10, tại Trung tâm Văn hóa Thông tin Tỉnh, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Văn hóa – Thể thao và du lịch phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc Hội diễn Đội Tuyên truyền Văn hóa tuyến biên giới biển đảo lần thứ X, khu vực miền Trung – Tây Nguyên năm 2019.
Sáng ngày 9/10, Hội Đông Y Thừa Thiên Huế phối hợp với công ty Đại Nam Thái Y Viện tổ chức khai trương không gian Đại Nam Thái Y Đường tại số 2 Đoàn Thị Điểm – Thành phố Huế.
Chiều ngày 5/10, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh, Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức khai mạc "Ngày hội Công nhân - Phiên chợ nghĩa tình" năm 2019.