Mạng xã hội đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hoá Việt Nam tới bạn bè quốc tế, song thực tế cũng không ít người "mượn danh" việc quảng bá này để đăng tải các video, clip "bẩn", độc hại, nhằm câu view, câu like.
Ảnh minh họa
Chúng ta đang sống trong một thời đại bùng nổ của truyền thông đa phương tiện, Internet phát triển, mạng xã hội xuất hiện đem đến sự thay đổi lớn trong việc tiếp cận, chia sẻ thông tin… Có thể nói, với những mạng xã hội như Facebook, YouTube, Twitter… chúng ta có một phương tiện hữu hiệu để đăng tải các video clip chia sẻ kinh nghiệm, tri thức, niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống. Và quả thực, đã có rất nhiều video clip phát huy tác dụng với nội dung tích cực. Tuy nhiên, cũng có những video clip mặc dù nhân danh quảng bá văn hóa nhưng thực chất lại vô cùng nhảm nhí để câu view kiếm tiền.
Những nội dung phản cảm gần đây xuất hiện tràn lan trên YouTube như: thử thách học lại mẫu giáo, một ngày làm chó, ăn nội tạng động vật ngay khi vừa giết mổ... Những người thực hiện các video trên chỉ vì muốn câu view đã khiến người xem có cái nhìn không đúng về văn hóa bản địa, chuyển tải không đầy đủ nội dung, thậm chí không có cảnh báo cho người xem. Tuy nhiên, những nội dung này lại thu hút một lượng rất lớn người xem và bình luận, thậm chí còn xuất hiện trong "Top video thịnh hành", trong khi đó, các nội dung bổ ích, lành mạnh lại nhận rất ít lượt quan tâm.
Theo nhà báo Ngô Bá Lục, lý do khiến những video clip phản cảm, nhảm nhí thậm chí lệch chuẩn văn hóa… nhưng lại thu hút cả triệu triệu lượt xem là vì: mạng xã hội cho phép người ta có cơ hội để bộc lộ bản thân, dám nói cả những điều không được nói. Hơn nữa, đối tượng nghe, xem nhiều nhất là dưới 20 tuổi là lứa tuổi chưa có sự kiểm soát và nhận thức chưa đúng cho nên là cứ theo nhau, có hàng triệu người theo dõi là như vậy.
Là website chia sẻ video lớn nhất thế giới, YouTube giờ đây không còn dừng lại ở chức năng giải trí, học tập hay truyền thông mà đã trở thành công cụ kiếm tiền của một bộ phận bắt kịp xu hướng phát triển của công nghệ số.
Thế nhưng thay vì ưu tiên nội dung lành mạnh và bổ ích, một số người làm video clip trên YouTube đã bất chấp mọi thứ, kể cả việc giẫm đạp lên truyền thống văn hóa chỉ để có nhiều lượt xem. Đó là khẳng định của ông Lưu Đình Phúc - Cục trưởng Cục Phát thanh Truyền hình và Thông tin Điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông.
"Việc kiếm tiền từ nội dung đăng trên YouTube rất dễ dàng, nếu đạt 1000 view thì sẽ nhận được 0,9 đô la, nếu video đó được 1 triệu view thì là 900 đô la, tương đương khoảng 20 triệu đồng. Đó là con số lớn trong khi sự đầu tư lại rất ít nên chắc chắn họ muốn lượt view cao và cách thức họ làm để câu view chính là làm clip ăn cháo gà nguyên lông, ăn cá sống… những cái nằm ngoài tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, hay ném 100 con dao Thái Lan từ trên tầng cao xuống dưới đất… Thậm chí khi sản xuất những clip này họ hoàn toàn không nghĩ đến đã tạo hình ảnh xấu, đưa đến cho người xem một cái nhìn hoàn toàn lệch lạc.
YouTube hay các mạng xã hội khác đang thể hiện vai trò rất hiệu quả trong việc quảng bá văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, hãy tận dụng công cụ quảng bá này một cách có văn hóa để tạo ra những hiệu ứng tích cực cho xã hội.
Theo Thanh Huyền - VOV
Thư Sông Hương Vậy là năm đầu của thế kỷ XXI, của thiên niên kỷ III Công lịch đã qua. Mới ngày nào đó, khắp hành tinh này còn rộ lên niềm hoang mang và hoang tưởng về một ngày tận thế ở năm 2000 bởi sự “cứu rỗi” của Thiên Chúa hoặc bởi sự “mù loà” của máy tính. Mới một năm thôi mà thế giới loài người đã qua biết bao bất trắc, xung đột, khủng bố... và máu và nước mắt! May mà đất nước chúng ta vẫn được bình yên, ổn định, phát triển theo Đường lối Đại hội IX của Đảng. May mà dân ta vẫn còn nhu cầu Văn hoá tâm linh. Văn hoá tâm linh cũng là thuộc tính của văn học nghệ thuật. Các tờ báo văn nghệ tồn tại được chính nhờ nhu cầu đó. Qua một năm nhìn lại, Tạp chí Sông Hương chúng tôi ngày một được bạn đọc tin cậy hơn, cộng tác càng nhiều hơn, thật là điều vinh hạnh. Song, ngược lại, chúng tôi cũng lấy làm áy náy vì bài vở thì nhiều mà trang báo lại có hạn, không thể đăng tải hết được, nhất là số Tết này. Ở đây, nó mang một nghịch lý chua chát, bi hài như một nhà viết kịch đã nói: “Số ghế bao giờ cũng ít hơn số người muốn ngồi vào ghế”. Ngoài sự bất cập ấy, hẳn còn có những điều khiếm nhã khác mà chúng tôi không biết làm gì hơn ngoài lời xin lỗi, lời cảm ơn và mong được thể tất. Chúng tôi xin cố gắng chăm lo tờ Sông Hương luôn giữ được sắc thái riêng, có chất lượng để khỏi phụ lòng các bạn. Dù thế giới có biến đổi thế nào đi nữa thì Sông Hương vẫn mãi mãi muốn được thuỷ chung với bạn đọc, bạn viết của mình. Nhân dịp tết Nhâm Ngọ, Sông Hương trân trọng chúc Tết các bạn sang năm mới thêm dồi dào sức khoẻ, thành đạt và hạnh phúc. S.H
Các bạn đang cầm trên tay số kỷ niệm 25 năm thành lập Tạp chí Sông Hương. Mới ngày nào đó, một ngày hè tháng 6 năm 1983, trong niềm khao khát của không khí đổi mới trong văn học nghệ thuật, Tạp chí Sông Hương số 01 ra mắt và đón nhận sự hưởng ứng của công chúng. Đó là một sự khởi đầu được mong đợi từ hai phía: người viết và bạn đọc.
Gần đây đọc các bài của Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Hùng Vĩ bàn về ba bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến trên Văn nghệ (1), tôi thấy câu "Nước biếc trông như tầng khói phủ" trong bài Thu vịnh là câu thơ sáng rõ, không có gì khó hiểu mà lại được bàn nhiều. Mỗi người hiểu mỗi cách mà đều hiểu không đúng, chỉ vì không để ý rằng câu thơ này được viết theo lối "đảo trang".
(Nhân đọc: "Truyện Mã Phụng - Xuân Hương") * Truyện "Mã Phụng - Xuân Hương" trước đây còn được quen gọi dưới nhiều tên khác nhau, lúc là Vè Bà Phó, Vè Mã Phụng - Mã Long, khi là Thơ Mụ Đội, khi lại là Truyện Mã Ô - Mã Phụng v.v... là một tác phẩm văn học dân gian vốn được nhân dân Bình - Trị - Thiên rất yêu thích, phạm vi phổ biến trước Cách mạng Tháng Tám 1945 khá rộng.
Trên Tạp chí Sông Hương số tháng 3, nhân sự kiện Trần Hạ Tháp dành được giải A trong cuộc thi truyện ngắn của báo “Văn nghệ”, tôi vừa lên tiếng về sự “lặng lẽ” - một điều kiện cần thiết để làm nên tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, nay lại nói điều ngược lại, vậy có “bất nhất” có mâu thuẫn không?
Trên thực tế, việc bảo tồn những vốn quý của cha ông để lại quả không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ không thể có sự chọn lựa nào khác bởi vì sẽ không có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nào cả nếu từ bây giờ chúng ta không biết giữ lấy những gì mình đang có.
Mang tên dòng sông duyên dáng thả mình bên thành phố Huế - SÔNG HƯƠNG, những trang tạp chí này là dòng chảy của những cảm xúc tươi đẹp trên “khúc ruột miền Trung” đất nước.
Từ xa xưa đến bây giờ, thường tục vẫn nói "sông có khúc người có lúc". Không biết Sông Hương bản báo năm rồi (năm tuổi 15) là sông hay là người? Có lẽ cả hai. Vậy nên cái khúc và cái lúc của nó đã chồng lên nhau - chồng lên nhau những khó khăn và tai tiếng!