Mùa xuân, ngẫm từ chuyện “Tết trồng cây”

09:16 20/01/2017

VĨNH AN

Trong bài viết trên báo Nhân dân số 2082, ngày 28/11/1959, ký tên Trần Lực, Bác Hồ đã phát động “Tết trồng cây”: “Chúng tôi đề nghị tổ chức một ngày “Tết trồng cây”. Việc này ít tốn kém mà lợi ích rất nhiều”.

Bác hết sức chú trọng việc phát động toàn dân trồng cây. Bác làm thơ, viết báo, trực tiếp đi trồng cây, nói chuyện và vận động nhân dân tham gia “Tết trồng cây”. Ban đầu Bác viết: “Mùa Xuân là Tết trồng cây/ Làm cho đất nước mỗi ngày một xuân”; sau Bác sửa lại thành “càng ngày càng xuân”. Đã hơn nửa thế kỷ lời kêu gọi và chính Bác phát động “Tết trồng cây” vẫn còn mãi giá trị và đã đi vào nếp sinh hoạt của cán bộ, nhân dân cả nước. Đó là một mỹ tục trong dịp Tết hết sức nhân văn, song cũng rất hiệu quả về kinh tế.

Với Bác, trồng cây là phải thiết thực chứ không chỉ là những con số báo cáo. Bác nói “trồng 100 cây mà sống cả 100 còn hơn trồng 1000 cây mà sống chỉ 90 cây”. Năm 1969, Bác Hồ đi trồng cây ở xã Vật Lại (Hà Tây cũ), có một chuyện khiến nhiều người nhớ mãi. Hôm đó gặp Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An, Bác hỏi về việc trồng rừng, nghe báo cáo Bác khen và hỏi: “Nghệ An trồng hàng triệu cây, vậy có bao nhiêu cây chết, chú có cho đếm được không?” Bí thư Nghệ An chịu. Bác nói: “Nghệ An là quê Bác, các chú làm không tốt thì Bác vui sao được, các chú chỉ nghĩ đến thành tích mà không nghĩ đến hậu quả, thế cũng là chưa thật thà với nhân dân. Trồng cây nào cũng phải sống tốt cây ấy, phải biết chăm sóc cây, không để lãng phí công sức và của cải vật chất”.

Bác cũng nhiều lần nói về giá trị của việc bảo vệ rừng. Tại Hội nghị Tuyên giáo miền núi năm 1963, Bác nhắc nhở: “Các cô, các chú cần hết sức chú ý vấn đề bảo vệ rừng. Nếu cứ để tình trạng đồng bào phá một ít, nông trường phá một ít, công trường phá một ít, thậm chí đoàn thăm dò địa chất cũng phá một ít, thì rất tai hại. Phá rừng thì dễ, nhưng gây dựng lại rừng phải mất hàng chục năm. Phá rừng nhiều như vậy sẽ ảnh hưởng đến khí hậu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống rất nhiều”. Người xót xa trước cảnh rừng bị tàn phá, khai thác bừa bãi: “những cây gỗ to bị chặt để đốt hay để cho mục nát thì không khác gì đồng bào tự mình đem tiền bạc bỏ xuống sông”. Người cảnh báo cho toàn thể cán bộ, nhân dân về sự nguy hại của việc chặt phá, khai thác rừng bừa bãi, dẫn đến sự phá vỡ cân bằng môi trường sinh thái, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất.

Thực tế hiện nay, không ít cơ quan, đơn vị được giao bảo vệ rừng thì lại là người phá rừng hoặc tiếp tay cho bọn lâm tặc phá rừng, mà phá nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân. Rừng có “ông chủ” là các cơ quan, đơn vị của nhà nước, nhưng rừng vẫn bị tàn phá. Thực tế ở miền Trung và Tây Nguyên những năm gần đây rừng bị giảm mạnh là do đầu tư thủy điện quá nhiều. Một con số thống kê từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết: Chỉ tính riêng từ năm 2013 đến nay, đã có 1.700ha rừng bị tàn phá. Riêng khu vực Tây Nguyên, trong 5 năm 2007 - 2012, có khoảng 130.000ha đã “biến mất”. Năm 2016 diện tích rừng Tây Nguyên giảm 180.000ha so với năm 2010; trữ lượng giảm 57 triệu m3...

Năm 2016 vừa qua, những trận lũ lụt khủng khiếp ở miền Trung đã gây thiệt hại lớn về người và của. Phá rừng được xem là nguyên nhân chính gây nên tình trạng lũ lụt diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Ở nhiều khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung và Tây Nguyên, những vạt rừng xanh đầu nguồn bị tàn phá, đất lâm nghiệp bị xẻ thịt không thương tiếc khiến người dân đã, đang hứng chịu hậu quả. Đáng nói hơn, những dự án thủy điện được cho là mang lại quyền lợi về kinh tế nhưng lại đang trực tiếp phá rừng. Thủy điện không thể chối bỏ trách nhiệm gây ra những trận lụt liên tiếp khủng khiếp trong năm qua. Tất nhiên là không thể đổ hết tất cả các nguyên nhân gây nên lũ lụt, gây nên thiệt hại lên đầu thủy điện; thế nhưng chúng ta nghĩ gì khi mà để làm một thủy điện loại nhỏ, đã phải mất hàng ngàn hecta hồ chứa, rừng phải bị chặt phá để lấy diện tích cho lòng hồ, do đó trách nhiệm của thủy điện trước bao mất mát của đồng bào miền Trung là không thể bao biện. Các dự án thủy điện ở miền Trung luôn đưa ra những hứa hẹn về điều tiết lũ, cắt giảm lũ; họ cũng hứa trồng rừng, trả lại rừng khi nhà máy thủy điện đi vào vận hành. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều thủy điện đã xả lũ vô trách nhiệm, và cũng nhiều diện tích rừng đã mất chưa hề được trồng lại. Chưa kể là nhiều thủy điện hoàn trả rừng bằng cách trồng cây cao su, họ vừa trồng vừa lớn tiếng: “Cây cao su là cây đa mục tiêu, phát triển kinh tế, chống xói lở, phòng chống lũ”. Vậy nhưng thực tế cây cao su trồng cách nhau mỗi cây là 5m, không ngăn được mưa lũ, mưa và đá cứ thế chảy tuột vào nhà dân. Không thể mãi để tình trạng cứ mưa lũ là toàn vùng bị thiệt hại toàn diện như hiện nay, chính sách trả lại rừng của các thủy điện cần phải giám sát chặt chẽ và thông tin rộng rãi.

Một thực tế khác của trồng rừng: Hơn nửa thế kỷ qua, nước ta chỉ quan tâm nhập khẩu các giống cây giá trị kinh tế và sinh thái không cao, thậm chí là nghèo kiệt đất như keo lá tràm, keo tai tượng, bạch đàn (chỉ vài tuổi là khai thác làm nguyên liệu giấy, làm dăm gỗ xuất khẩu)… mà bỏ quên các giống cây rừng nhiệt đới vốn đã thích nghi khí hậu thổ nhưỡng, có tác dụng giữ nước, cản lũ rất tốt, giá trị kinh tế cao…

Tính đến cuối năm 2015, cả nước có trên 14 triệu ha rừng, độ che phủ rừng đạt 40,84%. So với năm 2014, tổng diện tích rừng cả nước tăng 265.350 ha; độ che phủ rừng tăng 0,41%. Có thể nói từ năm 2015, cả nước đã cơ bản chặn được tình trạng suy giảm về diện tích rừng tự nhiên (như đã xảy ra trong các năm 2013, 2014 so với năm 2012). Song cũng cần nhìn nhận một cách khách quan là tài nguyên rừng đang đứng trước nhiều thách thức, tác động từ những yếu tố, điều kiện khách quan như biến đổi khí hậu, sức ép từ phát triển kinh tế - xã hội, cũng như các yếu tố chủ quan từ tác động của con người, trong đó phải kể đến là trách nhiệm của chủ rừng, chính quyền các cấp, các lực lượng làm công tác quản lý, bảo vệ rừng.

Trong thư gởi Đại hội Hợp tác xã và đội sản xuất tiên tiến miền núi và trung du, Bác Hồ nhắc nhở: “Phải bảo vệ rừng như bảo vệ nhà cửa của mình”.

Thực trạng thiên tai hằng năm diễn ra ở nước ta rất nhiều như bão lũ, sạt lở đất, cát lấn; nếu không có hệ thống rừng phòng hộ, rừng ngập mặn được chăm sóc hằng năm thì liệu rằng con số thiệt hại do thiên tai mang đến không dừng lại ở mức đã thống kê. Có thể nói rừng chính là bùa hộ mệnh, giúp cho đời sống con người luôn được bình an.

Mùa xuân, nhớ lời dặn “Tết trồng cây” do Bác Hồ phát động từ năm 1959, nay vẫn còn rất thời sự. Bảo vệ rừng và trồng rừng, đó cũng là cách thiết thực nhất trong việc học tập đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

V.A  
(TCSH336/02-2017)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Thừa Thiên Huế đang đứng trước cơ hội rất lớn để xây dựng Huế trở thành một đô thị lớn với đầy đủ tầm vóc, tính chất sánh ngang tầm với thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.

  • Thời buổi internet thật tuyệt vời, nói vui theo “teen” kiểu “sát thủ đầu mưng mủ” thì quả là “tiện ích như cú hích”. Với nhà văn, tác phẩm viết ra xong không nhất thiết phải in thành sách, cứ post lên blog cũng có hàng nghìn hàng vạn bạn đọc truy cập, rồi cư dân mạng khắp nơi trên thế giới cập nhật thông tin, coppi, comment bày tỏ quan điểm, phô bày xúc cảm ngay, vui ra phết, chí tình ra phết.

  • Ngày nay, khi văn học không hoàn toàn bấu víu vào những đại tự sự mà thay vào đó là sự lên ngôi của tiểu tự sự thì thế giới trong văn chương trở thành những thế giới ảo, dung chứa tất cả những lệch pha và ngụy tạo so với thế giới khách thể. Người sáng tạo cũng từ đó ý thức được sức mạnh trong việc cách tân bút pháp và thay đổi cảm quan trong thế giới chữ của mình.

  • NGUYỄN VĂN TOÀN

    Té ra, cái thời nhân dân lao động làm chủ xã hội đã… xưa rồi Diễm. Và rằng, ở thời điểm hiện nay, VIP đã là một phần tất yếu của cuộc sống. Và họ cũng được dân gian nhìn nhận là những ông vua “con” ở cõi nhân tình thế thái khi sở hữu đầy ắp bao cơ man đô la và vàng bạc.

  • Huế là thành phố sông ngòi chằng chịt, từ sông đến đầm phá và biển. Đặc biệt, sông Hương và hệ thống thủy đạo kinh thành Huế cũng như các cồn bao quanh kinh thành phần lớn là hình ảnh mang tính biểu tượng của Huế, là một trong những cảnh quan chính của thành phố. Một sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sông nước và lịch sử thành phố có khả năng tạo ra một sản phẩm du lịch độc đáo cho Huế, mở ra nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cũng như cải thiện cuộc sống người dân dọc hai bên bờ sông.

  • Tri thức vốn dĩ là tài sản chung của nhân loại. Tri thức là cái kho học thuật vô giá mà mỗi con người cần được trau dồi để bảo đảm vai trò, chức năng của mình trong xã hội.

  • Việc đại biểu Đỗ Văn Đương (TP HCM) đề nghị Quốc hội nên có Luật Từ chức (17/11) khiến dư luận xã hội có những phản ứng trái ngược nhau trong mấy ngày trở lại đây.

  • Việt Nam đang đứng trước con đường có khá nhiều chông gai và nhiều thử thách. Hơn bất cứ quốc gia nào trên thế giới, Việt Nam cần nhiều sự đổi mới để tiếp tục phát triển.

  • Trong những năm gần đây, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã tạo nên sự trù phú cho nhiều làng quê Việt. Tuy nhiên, song hành với đó bản sắc văn hóa làng Việt đang bị mai một dần; nếu không có giải pháp gìn giữ thì những làng quê truyền thống, những nếp làng xưa sẽ chỉ còn trong ký ức.

  • I. Ba bước chuyển hệ hình trong văn học Việt Nam và vai trò của các nhà văn trẻ

  • SHO - Có cảm giác như xã hội đang mặc nhiên coi chuyện chạy điểm cho con em, chạy theo thành tích cho học trò lâu ngày đã thành thói quen khó chữa khiến người ta quên rằng lòng tự trọng, lòng nhân ái là cao hơn hết và cần có mặt hơn hết! Có phải người ta đã quên đi lòng tự trọng, lòng nhân ái cần có hay không? Tôi không bi quan đến mức nói rằng người ta đã quên nhưng quả thật không thể dửng dưng trước câu hỏi đó.

  • Bài viết này có thể gọi là sự nối tiếp bài " Các cây viết trẻ Việt liệu đã thua trên sân nhà? " cách đây không lâu của tôi. Tôi viết bài tiếp theo này là vì ở bài viết trước có nhiều ý kiến thảo luận của người đọc đã mở ra cho tôi những cách nhìn sâu rộng khác hơn về chủ đề đã nói trong bài viết trước.

  • LTS: Tình cờ trong lúc lang thang trên mạng, SHO đã đọc được bài viết này trong một blog. Thiết nghĩ đây cũng là vấn đề nảy sinh thực trạng đáng buồn giữa các nhà văn trẻ và các nhà xuất bản, SHO đăng tải để chúng ta cùng cận cảnh...

  • Tháng bảy về rồi, nơi quê nhà quê mẹ đã thu chưa? Nơi con ở bây giờ, gió đã chuyển mùa, để rồi chiều nay khi lang thang trên con đường xứ sở, con chợt thảng thốt nhận ra rằng chỉ còn vài ngày nữa thôi, mùa Vu lan sẽ lại về. Nhanh thật đó!

  • Với đặc thù của môn Lịch sử ở bậc THPT, những câu hỏi mang tính khái quát về tiến trình lịch sử sẽ có giá trị hơn nhiều so với những câu hỏi đi quá sâu vào tiểu tiết mà chúng ta vẫn gặp trong các đề thi Lịch sử hiện nay và kết quả thi nhiều khả năng sẽ tốt hơn.

  • Dễ ai quên câu hát: “Trời sinh voi trời không sinh cỏ, Thượng đế buồn Thượng đế bỏ đi”.

  • Lòng yêu nước vốn rất sâu sắc và mãnh liệt xét trên 2 bình diện xã hội gồm giai tầng lãnh đạo(người nắm quyền cai trị) và người dân (kẻ bị trị) đã có lúc bị mai một và chỉ còn như cái bóng khi dân bị bóc lột, hà hiếp còn vua, quan chỉ chăm chăm cướp đoạt, làm giàu, hưởng lạc và chia bè kéo cánh.

  • Có những tình huống mà im lặng không giúp ta tránh né được hiểm nguy, ngược lại chỉ làm tăng mối họa vì khiến người khác lầm tưởng im lặng là bạc nhược.

  • Bán bà con xa mua láng giềng gần, điều đó đúng trong trường hợp người láng giềng có đủ nhân cách và mức độ tự tin để chúng ta làm được điều đó.

  • Báo chí trong tháng 5.2011 vừa qua trong rất nhiều thông tin đời sống xã hội, có nêu những vấn đề nổi cộm khiến cho nhiều người cầm bút phải suy nghĩ.