Mùa Vu lan về trên đất Huế

09:48 23/08/2013

Khi những giọt mưa ngâu tháng bảy bất ngờ trở về, làm xao động cả bầu trời mệt mỏi đang chìm lặng trong lòng sông Hương, Huế bỗng rùng mình chợt tỉnh cơn mê mùa hạ. Đó cũng là thời khắc mùa Vu lan đang về trên đất trời cố đô.

Ở Huế, Vu lan là lễ hội lớn thứ hai sau lễ Phật đản. Ngay trước những ngày diễn ra lễ đại lễ Vu lan, khắp các ngôi cổ tự của Huế như Linh Mụ, Tường Vân, Thuyền Tôn, Báo Quốc hay Từ Đàm đã thấy người dân đi lễ Phật tụng kinh để báo hiếu công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ. Bác Lê Xuân Ngữ (một Phật tử ở phường Xuân Phú) cho biết: Chúng tôi đi chùa lễ Phật là để học theo đức hạnh của Phật, lánh dữ làm lành và hồi hướng công đức cho người thân được siêu thoát, chúng tôi chẳng cầu mong gì cả”.

Tại Huế, lễ Vu lan cũng là ngày mà nhiều người dân Huế đi thăm mộ và thắp hương cho người quá cố, dù không đông bằng ngày Tết cổ truyền. Đây cũng là một nét đẹp truyền thống mà người Huế còn giữ được, nó thật sự cần thiết đối với giới trẻ trong đời sống hiện đại này.

Xuất phát từ sự tích Tôn giả Mục Kiền Liên vào địa ngục cứu mẹ thoát khỏi chốn u đồ, sau này hình thành nên quan niệm Vu lan là mùa báo hiếu, vào hai ngày mười tư và rằm tháng bảy âm lịch hằng năm, các chùa ở Huế thường tổ chức tụng kinh, cầu nguyện cho cha mẹ và thân bằng quyến thuộc nhiều đời được siêu thoát, cha mẹ hiện tại được phước lạc vô biên. Để đáp ứng tín ngưỡng báo hiếu của quần chúng, một số chùa còn lập đàn tràng chẩn tế, giải oan bạt độ, kết hợp với việc phóng sinh. Hàng vạn chúng sinh nhờ nghi lễ này mà được siêu thoát.

Vu lan cũng là thời gian mà quý tăng ni trong Ban Từ thiện Phật giáo Huế không quên thể hiện lòng từ bi của mình bằng công tác từ thiện. Những phần quà cho các bệnh nhân nghèo ở các bệnh viện đã được chuẩn bị từ rất sớm. Các Phật tử cũng không quên đi thăm các trẻ em nghèo neo đơn ở cô nhi viện, những người neo đơn, tàn tật ở viện dưỡng lão.

Đặc biệt trong ngày lễ Vu lan ở Huế, các chùa thường tổ chức cho tín đồ gắn hoa hồng, hoa trắng vào túi áo những người còn sống để tưởng nhớ đến cha mẹ. Hễ cha mẹ còn sống thì gắn hoa hồng, nếu cha mẹ qua đời thì gắn hoa trắng. Còn cha mẹ là một điều hạnh phúc. Lễ này thường được kết hợp với việc trình diễn văn nghệ, hát những ca khúc về mẹ. Trước bàn thờ Phật đều để sẵn một khay hoa hồng đủ cả hai loại trắng, đỏ cho du khách đến lễ Phật.

Huế từng được mệnh danh là chiếc nôi của Phật giáo. Đất cố đô hiện có trên 1.000 ngôi chùa, hầu như phường nào, làng nào cũng có chùa. Chưa có một thống kê cụ thể, song ước tính gần 80% người dân Huế theo đạo Phật. Vào các dịp lễ Phật đản, Vu lan, Huế trở thành thành phố của màu lam – màu của sự hiền dịu, thương yêu và hòa bình. Mong Huế giữ mãi hình ảnh màu lam thân thương ấy.

Theo Trang Hạ – Báo Đại Đoàn Kết

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • THANH THẢO

    Thì cũng là chuyện lang thang cơ nhỡ thôi, nhưng đây là lang thang vào một tạp chí văn học, và cơ nhỡ “gửi” một ít bài thơ của mình.

  • NGUYỄN  HỮU TẤN
               Bút ký dự thi

    Mỗi khi nhớ tới câu hát “thường những buổi trưa buồn hỏi mình khe khẽ… con đường nào, con đường nào dẫn đến những ngày xưa” thì trong lòng lại nghe nhớ huyễn hồ tàn xanh mát rượi mấy con đường ở Huế.

  • NGUYỄN ĐÌNH BẢY
    (Nguyên Giám đốc Sở Công an TT Huế kể)

    NGUYỄN QUANG HÀ ghi
                                  Hồi ký

  • Kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Công an nhân dân

    NGUYỄN QUANG HÀ

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                        Ghi chép

    Tôi nhớ làm lòng, như một quyển sách hay gối trên đầu giường, về kỷ niệm trở về mảnh đất xưa đã từng nuôi chúng tôi thời chiến tranh.

  • TRẦN BĂNG KHUÊ

              Bút ký dự thi

  • TÔ NHUẬN VỸ

    Cứ sắp đến Tết và vào những ngày Tết người ta hay bàn soạn và bàn luận về các món ăn, về sự ăn uống ngày Tết. Không có ăn thì chẳng còn là ăn Tết mà.

  • VÕ MẠNH LẬP

    1. Trong huyết mạch giao thông quốc lộ có hai cái đèo chắn ngang dải đất miền Trung như những bức tường để phân định địa giới của Bình Trị Thiên, đó là Đèo Ngang nằm vắt qua dãy núi Hoành Sơn và đèo Hải Vân cắt ngang dãy núi Bạch Mã nằm ở phía Nam từng được mệnh danh Thiên hạ đệ nhất hùng quan.

  • TRANG THÙY
           Bút ký dự thi

    Mạ tôi kể rằng, mạ theo học nghề hương từ lúc mới 10 tuổi ở chùa Tường Vân. Do thương mạ chăm chỉ chịu khó mà không biết chữ nên mạ vừa được dạy nghề làm hương vừa được Hòa thượng Thích Chơn Trí dạy cho biết chữ.

  • LINH THIỆN

    Thấm thoắt mà đã bốn mươi năm, kể từ ngày ba chở tôi đi thi đại học trên chiếc xe đạp cọc cạch. Hồi ấy, rất ít người có xe máy.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Một ngày vào hạ tuần tháng 5.1983 có một sự kiện làm cho giới văn nghệ sĩ, báo chí, và những người quan tâm đến đời sống văn hóa văn nghệ lấy làm hoan hỉ phấn chấn, đó là sự ra đời của Tạp Chí Sông Hương số 1 phát hành trên phạm vi cả nước.

  • ANH THƠ
              Hồi ký (trích)

    "Tiếng chim tu hú" là tập II của "Từ bến sông Thương” - hồi ký dài của Nữ sĩ. Tác phẩm này sẽ ra mắt bạn đọc một ngày sắp tới. Đoạn dưới dây là các chương 3 và 4 của phần "Đường lên xứ Lạng”.

  • VÕ MẠNH LẬP

    Quê hương của cựu chiến binh Huỳnh Hồng ở Thừa Thiên Huế, nhưng sau ngày nghỉ hưu, anh lập gia đình và định cư ở Đà Nẵng.

  • TẾ HANH

    Trước Cách mạng tháng 8-1945 tôi chỉ gặp Thanh Tịnh có một lần mặc dầu tôi sống đến 8 năm ở Huế và Thanh Tịnh là một nhà văn nổi tiếng sinh trưởng ở Huế.

  • HÀ KHÁNH LINH

    Những ngày nửa đầu tháng 12/2021 dư luận rộ lên sự cố Quốc Ca Việt Nam bị tắt tối 6/12/2021 khi chuẩn bị khai trận bóng đá tuyển Việt Nam với tuyển Lào vòng bảng AFF Cup 2020 - vì vấn đề… bản quyền (!)…

  • L.T.S.: Một nét đặc trưng của đời sống văn hóa đô thị nói chung là sự hiện diện những tổ chức văn hóa nghệ thuật tự nguyện: nhóm, hội, thi xã, tao đàn v.v...

  • NGUYỄN ĐẮC THÀNH

    Tết ở quê, người làng luôn tự túc mọi thứ. Giản đơn, bình dị, không khoa trương, nhưng luôn đem lại một không khí rất khác, ấm cúng, sum vầy.

  • NGUYỄN ĐÌNH HỒNG

    Tiếng súng của Nam Bộ - Sài Gòn đi đầu chống thực dân Pháp làm nức lòng cả nước, sôi sục căm thù bọn xâm lược.