Tháng 7 âm lịch là thời điểm người dân đốt vàng mã nhiều nhất trong năm. Nhằm thay đổi hành vi lãng phí này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) vừa có thêm khuyến cáo tiếp theo không dâng cúng, không đốt vàng mã mùa Vu lan.
Nhiều lò hóa sớ và vàng mã tại đền, phủ, một số chùa, chung cư đỏ rực lửa dịp rằm tháng Bảy. Ảnh: MẠNH THẮNG
Ước tính mỗi năm người dân chi hàng nghìn tỷ đồng ném vào vàng mã. Tiền thật đổi tiền ảo sau vài phút vàng mã hóa tro. Lãng phí đã đành, hệ lụy đi kèm nào ô nhiễm môi trường, an toàn cháy nổ xã hội phải gánh.
Rừng thông ở Huế hôm 5/8 cháy do dân viếng mộ và đốt vàng mã. Đám cháy thật, thiệt hại thật từ hành động đốt tiền ảo không phải chuyện hiếm hoi. Thi thoảng lại có tin nhà dân (hoặc gần đây là ngôi chùa cổ ở Sóc Sơn) bị bà hỏa ghé thăm do bất cẩn thắp hương, đốt vàng mã. Năm ngoái chục ki ốt buôn bán vàng mã ở đền Mẫu Đồng Đăng (Lạng Sơn) bị thiêu rụi.
Năm 2018 GHPGVN ra văn bản khuyến nghị hạn chế đốt vàng mã tại các cơ sở thờ tự. Khảo sát nhiều ngôi chùa lớn nhỏ khắp cả nước từ Quán Sứ (Hà Nội) tới một số ngôi chùa ở Quảng Ninh, Bắc Ninh sau hơn một năm khuyến nghị, thấy người dân giảm đốt vàng mã nơi cửa chùa nhưng chưa chắc bớt ở tư gia hay đền phủ.
Thị trường vàng mã rục rịch từ hàng tuần nay đáp ứng nhu cầu hóa vàng mã mùa Vu lan. Ngày 18/7, Hòa thượng Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng trị sự GHPGVN ký Thông tư số 223 về việc tổ chức Đại lễ Vu lan báo hiếu trang nghiêm, ý nghĩa, phục vụ nhu cầu tâm linh tín ngưỡng cho Phật tử và nhân dân. Lễ Vu lan tổ chức tại các cơ sở thờ tự của Giáo hội, nơi công cộng nếu được chính quyền chấp thuận hoặc tư gia.
Tuy nhiên Giáo hội lưu ý không làm ảnh hưởng giao thông và sinh hoạt chung của cộng đồng, đề nghị không cúng, không đốt vàng mã, thay vào đó hành thiện, cứu giúp người nghèo. Một trong những lưu ý đặc biệt là GHPGVN yêu cầu các cơ sở thờ tự “không tổ chức cúng lễ thu tiền mang hình thức dịch vụ tâm linh, các nghi lễ không phù hợp chính pháp hoặc không phù hợp với nghi lễ truyền thống”.
Phật không dạy đốt vàng mã
Đại đức Thích Đạo Hiển, Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam tại Hà Nội, Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Quảng Ninh phân tích: Dịp tháng 7 âm theo truyền thống Phật giáo là đại lễ Vu lan báo hiếu. Đó là một trong những nghi lễ quan trọng của đạo Phật đề cao tinh thần hiếu thảo đối với các đấng sinh thành, tổ tiên cũng như đề cao tinh thần báo ân, cụ thể là tứ trọng ân theo đạo Phật.
Theo Đại đức Thích Đạo Hiển: “Khi Phật giáo vào phương Đông hòa quyện với một số tín ngưỡng truyền thống-rằm tháng Bảy có lễ cúng cho cô hồn vất vưởng. Điều ấy gần gũi với tư tưởng Phật giáo-là tinh thần báo ân, tri ân-cho nên dịp này cũng có nhiều đàn lễ siêu độ cho thập loại chúng sinh”, Đại đức Thích Đạo Hiển nói. Tư tưởng này thể hiện rõ qua Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du, cho nên ở nhiều đàn lễ các tăng sư cũng tụng cả văn tế này bên cạnh kinh Phật.
Dù có sự tương đồng nhất định giữa tư tưởng đạo Phật với tín ngưỡng dân gian coi tháng 7 là tháng cúng cho cô hồn, tuy nhiên Hòa thượng Thích Quảng Tùng, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN nêu rõ, Phật giáo không quan niệm có tháng nào là tháng “cô hồn”. Kinh Phật dạy rằm tháng 7, Phật tử và nhân dân có thể phóng sinh, làm từ thiện, cúng dường Tam bảo, giúp đỡ người nghèo khó, lan tỏa điều hay lẽ phải.
Không chỉ đề cao trách nhiệm báo hiếu, báo ân với người đã khuất, Phật dạy, với những ai còn cha mẹ phải nhớ tinh thần tri ân bởi “dù vai trái cõng cha, vai phải cõng mẹ đi khắp thế gian này cũng chưa báo đáp được ân sâu cha mẹ”. Cha mẹ sống trong nhà giống như Đức Phật còn ở với đời. Đạo làm con luôn hiếu nghĩa với cha mẹ khi còn có cơ hội. Cha mẹ tại thế không lo phụng dưỡng, cha mẹ thác rồi lại đổ tiền đốt ngựa xe, nhà lầu xe hơi liệu ích gì?.
“Vu lan không chỉ thể hiện tinh thần báo hiếu, báo ân, cứu độ chúng sinh, Phật giáo hướng con người tới hành động nhân đạo giúp người, giúp đời. Vừa rồi gần 500 tăng ni sinh Học viện Phật giáo Việt Nam hiến máu tại Sóc Sơn, gần 200 người đăng ký hiến tạng. “Đấy là việc nên làm thay vì chỉ tập trung vào cúng lễ. Xã hội hiện nay có quan điểm tháng 7 đáng sợ nên không dám làm gì rất nguy hiểm. Điều này không có trong tư tưởng Phật giáo, càng không có trong văn hóa phương Đông mà chỉ là nhận thức tương đối sai lạc của một bộ phận nào đấy”, Đại đức Thích Đạo Hiển phân tích.
Giác ngộ
Thượng tọa Thích Đức Thiện, Tổng Thư ký GHPGVN thừa nhận, một trong những tồn tại cần khắc phục sớm tại các cơ sở thờ tự là đốt vàng mã. Giáo hội có văn bản gửi tất cả các chùa, tăng ni phật tử tuyên truyền không đốt vàng mã, từ đó tạo chuyển biến rõ rệt.
“Việc sử dụng vàng mã giảm đáng kể, cho thấy hiệu quả của giáo dục và hướng dẫn người dân, Phật tử thực hành khuyến cáo ấy. Lễ Vu lan thể hiện lòng hiếu thảo bằng tình cảm, hành động chứ không phải cứ mâm cao cỗ đầy mới là báo hiếu. Bên cạnh việc bày tỏ tình cảm với tổ tiên ông bà cần đặc biệt chăm sóc những người còn sống như cha mẹ, quan tâm chăm lo các gia đình thương binh liệt sĩ, tri ân bằng hành động cụ thể.
Khi được hỏi về trách nhiệm giám sát đốt vàng mã ở nơi thờ tự, Thượng tọa Thích Đức Thiện khẳng định trụ trì là người chịu trách nhiệm. Người dân mang vàng mã đến chùa, các thầy không thể cấm vì vốn là một tập tục có từ bao đời nay, tuy nhiên các thầy phải có trách nhiệm tăng cường giáo dục, thông qua các bài thuyết giảng khai sáng cho Phật tử. “Sư trụ trì chịu trách nhiệm và phải bàn với chính quyền địa phương”, Thượng tọa nói.
Được biết với các ngôi chùa đông Phật tử dự lễ Vu lan, Giáo hội chủ trương nhà chùa phải đảm bảo an toàn, văn minh, trang nghiêm, nếu đông quá nên chia ra nhiều buổi lễ. “Chúng tôi có ý kiến với Ban Tôn giáo Chính phủ làm việc với chính quyền địa phương theo tinh thần không mong muốn hình ảnh người dân ngồi tràn ra đường. Đó là hình ảnh không đẹp”, Tổng Thư ký GHPGVN nói.
Theo Nguyên Khánh - TP
Trong xã hội dịch chuyển, Tết với mỗi thế hệ mang giá trị, ý nghĩa khác nhau. Nếu nhiều gia đình trẻ có thể đóng cửa dắt nhau đi du lịch, đón và chơi Tết ở một nơi xa thì với không ít người cao tuổi, ngày Tết vẫn mang giá trị truyền thống bất biến. Tuy nhiên, một điều chung nhất dễ nhận thấy, đó là trong tâm thức mỗi người Việt luôn trân trọng những giá trị linh thiêng ngày Tết cổ truyền.
Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 5/4/2016 đã ban hành Luật Báo chí - văn bản pháp lý quy định về quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân, tổ chức và hoạt động báo chí, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia và có liên quan đến hoạt động báo chí, quản lý nhà nước về báo chí.
Tính đến hết năm 2018, tỉnh Quảng Nam có 379 di tích các loại, phần lớn hư hại xuống cấp do thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thời tiết khắc nghiệt...
ĐẶNG PHÚC
Phía sau những mẫu quảng cáo “cho vay lãi thấp, không cần thế chấp, thủ tục đơn giản, nhanh gọn”, hoạt động “tín dụng đen” đang biến tướng khắp mọi nơi, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường cho xã hội. Không dừng lại ở đó, “tín dụng đen” khi núp bóng dưới hình thức công ty dịch vụ tài chính, đang thao túng nhiều phận đời, khiến họ lao đao.
Vừa qua tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, Hà Nội đã diễn ra hội thảo: “Phim như một di sản văn hoá” do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Phim Việt Nam tổ chức. Với nội dung tương lai nào cho việc lưu trữ phim Việt Nam, đặc biệt từ góc nhìn phim tài liệu– một di sản văn hoá của nước nhà.
Tại lễ tổng kết năm 2018, nhà thơ Hữu Thỉnh - Chủ tịch Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam vui mừng thông báo: Kinh phí cho các cấp hội và văn nghệ sĩ vẫn được Nhà nước hỗ trợ.
Trong những năm qua, du lịch cộng đồng (DLCĐ) đã đem đến nhiều tác động tích cực cho xã hội, mang lại các lợi ích về văn hóa, kinh tế và môi trường. Tuy nhiên, do chưa có chiến lược phát triển bài bản, các mô hình du lịch cộng đồng ở Việt Nam vẫn chủ yếu hoạt động theo kiểu manh mún, nhỏ lẻ với chất lượng phục vụ chưa cao.
Nền tảng để xây dựng một xã hội hài hòa, chia sẻ và nhân ái là sự bình đẳng. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu chuyện về sự bất bình đẳng trong xã hội mà nhiếp ảnh vừa là công cụ vừa là không gian để các câu chuyện được kể lên một cách chân thật và truyền cảm hứng nhất.
Trong lịch sử, chưa bao giờ Việt Nam có đội ngũ những người làm lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp như hiện nay, đóng góp các công trình nghiên cứu mỹ thuật từ giai đoạn cổ đến hiện đại một cách dày dặn, liên tục và xuyên suốt. Tuy nhiên, việc đào tạo nhân lực cho ngành lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật đang đứng trước nhiều khó khăn.
Trong sự phát triển chung của văn học nghệ thuật (VHNT), lực lượng nghệ sĩ trẻ, nghiên cứu trẻ đang đóng một vai trò rất lớn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Thế nhưng, với các loại hình VHNT truyền thống, dân gian vai trò của những người trẻ hiện nay đang khá mờ nhạt bởi sự chi phối của xã hội.
Việt Nam có 443 mạng xã hội do các danh nghiệp trong nước cung cấp dịch vụ, được Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) cấp phép hoạt động, tuy nhiên, số người tham gia sử dụng không cao.
Đó là khi cảm xúc bỗng chộn rộn, thôi thúc bàn tay cầm cây bút viết nên một đôi câu thơ, dạo vài khúc nhạc hay cọ vẽ những mảng màu. Đó là khi, những văn nghệ sĩ được người đời mến mộ, hẹn nhau làm nên một ấn phẩm ngày Tết. Để ra giêng ngày rộng tháng dài, ai đó sẽ giở cuốn sách thơm mùi mực, nhẩn nha nhấm nháp phong vị ngày xuân…
Một đất nước không có nghệ thuật giống như con người không có tâm hồn, nhưng nghệ thuật ấy mà đóng đinh một chỗ thì chẳng khác nào một tâm hồn cằn khô. Rất may, nhiều nghệ sĩ vẫn miệt mài lao động và chuyển mình sáng tạo.
“Để xây dựng một triết lý giáo dục mang tính thống nhất, rõ ràng đòi hỏi sự tham gia của nhiều người. Song, theo tôi, nền giáo dục cần lấy mục tiêu cuối cùng là phục vụ cuộc sống, tức phải đào tạo ra những con người hành động, sáng tạo, chứ không phải là những con người nói theo khuôn, làm theo mẫu như thực tế đã và đang diễn ra”, Nhà giáo Ưu tú Vũ Thế Khôi nêu ý kiến.
Nhiều chính sách về đào tạo giáo viên sư phạm, các chính sách ưu tiên, ưu đãi cho người học âm nhạc dân tộc, các cải cách và những quyết định xây dựng chương trình mới đưa âm nhạc vào giảng dạy tại bậc Trung học phổ thông là những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của giáo dục âm nhạc nói riêng và sự nghiệp giáo dục đào tạo con người nói chung.
Những năm gần đây, vi phạm bản quyền âm nhạc luôn là một vấn đề làm “nóng” dư luận.
Những năm qua, vấn đề quản lý và bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan được nhà nước đặc biệt quan tâm và thực thi một cách tích cực. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm quyền tác giả, quyền liên quan ở lĩnh vực âm nhạc vẫn liên tục xảy ra các sai phạm với nhiều hình thức và mức độ phức tạp.
Trong những năm gần đây, vi phạm bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật đã trở thành một “vấn nạn” làm đau đầu các cơ quan quản lý. Mặc dù đã có những chế tài xử phạt nhưng dường như đây vẫn chưa thực sự là những liều thuốc “đặc trị” để xử lý các vi phạm.
Như đã đưa tin, từ ngày 1 đến 5/11, Liên hoan Ca trù toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại Hà Tĩnh với sự tham gia của 13 tỉnh, thành có di sản ca trù. Với tư cách là Tổng đạo diễn của sự kiện này, nhà nghiên cứu âm nhạc Đặng Hoành Loan đã có những chia sẻ.
Có khi nào bạn lúng túng khó xử khi trong nhà có quá nhiều sách? Sách tự mua. Sách được tặng. Sách tự làm ra. Sách của ngày xưa. Sách mới bây giờ. Theo năm tháng, sách trong nhà cứ chất chồng lên mãi...