NGUYỄN XUÂN HOA
Tôi không có dịp được học với thầy Phạm Kiêm Âu, người thầy nổi tiếng ở Huế, nhưng lại có cơ duyên cùng dạy ở trường nữ trung học Đồng Khánh với thầy trong các năm 1974 - 1975.
Lúc bấy giờ, thầy Phạm Kiêm Âu đã là vị “giáo sư” cao niên, là người thầy lớn tuổi nhất trường và tôi là người trẻ nhất, vừa “chân ướt chân ráo” từ một trường huyện được chuyển về dạy các môn văn chương và triết học ở trường Đồng Khánh. Có thể nói, thầy đã đứng trên bục giảng khi tôi chưa mở mắt chào đời. Dù cùng dạy một trường, nhưng thầy Phạm Kiêm Âu đã là “đại sư phụ”, là thầy của một số thầy từng dạy tôi.
Ở Đồng Khánh, thầy Phạm Kiêm Âu nổi tiếng là “cuốn tự điển sống” của trường với phương pháp quản lý và lưu trữ tư liệu về học sinh bằng sơ đồ ảnh và phiếu trích ngang ghi đặc điểm của mỗi học sinh, duy trì liên tục qua nhiều thế hệ; nổi tiếng là người thầy rất ng- hiêm khắc, luôn đặt yêu cầu tối đa với học sinh, cả trong học tập và trau dồi đức hạnh, nhưng lại rất “bênh” học sinh, ưu ái dìu dắt học sinh. Thầy còn được biết là người từng tham gia biểu tình chống Pháp sát hại học sinh Trần Văn Ơn, bị thực dân Pháp trục xuất khỏi Sài Gòn, nhưng lại là người dạy Pháp văn rất hấp dẫn, là người gieo mầm cho học sinh say mê học ngôn ngữ và văn hóa Pháp… Đại thể, trong chừng ấy năm tháng, hình ảnh thầy Phạm Kiêm Âu đọng lại trong ký ức của tôi là một mẫu hình người thầy mẫn cán, một nhà giáo bản lĩnh, hiểu biết sâu rộng và… rất được nữ sinh Đồng Khánh ngưỡng mộ.
Những năm không còn đứng trên bục giảng, bận rộn với trăm thứ đa đoan của cuộc đời, mỗi lần có dịp ngồi lại với đám nữ sinh Đồng Khánh cũ của mình, trong những lúc nhắc lại “Đồng Khánh mái trường xưa”, bao giờ tôi cũng nghe học sinh say sưa nói về thầy Phạm Kiêm Âu như một hiện tượng. Đặc biệt, những câu chuyện về thầy Phạm Kiêm Âu của các học sinh Đồng Khánh lại chứa đựng rất nhiều chi tiết vừa dí dỏm, vừa cảm động, thể hiện tình cảm rất sâu đậm của học trò dành cho thầy.
Và trong những trang hồi ức viết về Quốc Học - Đồng Khánh, về thuở học trò ở Huế, từ các nhóm Quốc Học - Đồng Khánh, Lá thư Phượng Vỹ… ở hải ngoại, đến một số tạp chí, tập san, đặc san ở trong nước, những bài viết về kỷ niệm một thời niên thiếu ở Huế đều thấp thoáng hình ảnh rất đặc biệt của thầy Phạm Kiêm Âu.
Nhưng đến khi đọc xong cuốn sách “Thầy Phạm Kiêm Âu - Có một Người Thầy như thế…”, với hơn 60 bài viết tỏ lòng hoài nhớ của học trò, đồng nghiệp, bạn bè, người thân và cả những trang thư, bài viết của chính thầy, được xuất bản nhân 20 năm ngày mất của thầy, hình ảnh thầy Phạm Kiêm Âu lại hiện ra qua nhiều góc độ, tạo nên một tổng hợp đa dạng, đa chiều hơn, không chỉ dừng lại trong những hồi ức kỷ niệm, mà còn soi rọi đến những góc khuất rất sâu trong tận cùng những cảm xúc, suy nghĩ và ước nguyện của chính thầy Phạm Kiêm Âu, phản chiếu rõ hơn nữa, đặc biệt hơn nữa về thầy Phạm Kiêm Âu, đặc biệt như hiện tượng độc đáo của Huế vào một thời rất xa, như hiện tượng - hay đúng hơn là huyền thoại trường Đồng Khánh - đã bị đánh mất một cách oan uổng của Huế.
Ở đây, hình ảnh thầy Phạm Kiêm Âu đôi lúc rất lạ. Đúng là khó ai có thể hình dung một thầy Phạm Kiêm Âu sau năm 1950 ở trường Chơn Phước Phượng - Đồng Hới, với hai chai bia lùn đặt trên bàn, vừa uống bia vừa giảng bài; nhưng từ hồi đó, bản sơ đồ ảnh của lớp học cũng đã xuất hiện và được thầy gìn giữ đến sau năm 1975, qua bài viết thú vị của người học trò Nguyễn Lương Phán.
Ngoài các bài viết quen thuộc của những nữ sinh Đồng Khánh, lần này chúng ta còn đọc thấy nhiều bài viết của các nam sinh như Trần Viết Ngạc, Nguyễn Đình Niên, Hà Thúc Hoan, Trần Nguyên Vấn, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Lê Tự Hỷ, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Minh Đức… với những nhận định mới: “Thầy Phạm Kiêm Âu là ngoại lệ” (Trần Viết Ngạc), “Thầy Phạm Kiêm Âu là nhà mô phạm hiếm có” (Lê Tự Hỷ), “Thầy yêu đến tận tụy thiên chức cao cả của Thầy” (Hoàng Phủ Ngọc Tường), “Thầy bất lực nhìn bao nhiêu điều đẹp đẽ về cuộc sống Thầy đã ươm vào đầu chúng tôi trong thời gian chúng tôi còn ngồi trên ghế giảng đường Đại học đã không trở thành thực tế” (Trần Minh Đức),…
Nhưng những bài viết dạt dào tình cảm với thầy Phạm Kiêm Âu bao giờ cũng là những bài của nữ sinh Đồng Khánh. Với họ, tiếng gọi “Thầy ơi!” vừa rất trìu mến, rất da diết và tràn đầy nữ tính. Họ không chỉ nhớ thương thầy của mình, mà còn thường xuyên giữ mối liên lạc, nối kết thầy với bạn bè Đồng Khánh, tâm sự với thầy, chăm sóc giúp đỡ thầy những lúc khó khăn, bàng hoàng tiếp nhận tin thầy qua đời như nhận hung tin của gia đình, cùng nhau đóng góp tiền để xây lăng mộ cho thầy và rồi cùng nhất trí chuyển tiền định xây lăng mộ thầy thành quỹ học bổng Phạm Kiêm Âu… Đúng như nhận định của người học trò Phan Mộng Hoàn: “Hiếm có một vị thầy nào trên đời này lại được môn sinh kính trọng và luôn nhắc nhở đến như Thầy Âu đã từng được”. Với con mắt tinh tế của một nhà văn, Trần Thùy Mai còn đưa ra một nhận xét sắc sảo: “Thầy là một con người rất ấn tượng, một “nghệ sĩ” trong ngành giáo dục. Cách dạy và cách sống của Thầy rất độc sáng, không ai có thể giống Thầy”. Nhà giáo Thái Thị Ngọc Dư lại nhận ra: “Thầy thể hiện lý tưởng giáo dục qua hành động hàng ngày của mình”; ở thầy có “một tình yêu văn hóa Pháp hòa quyện với tình yêu Tổ quốc”…
Giữa vô vàn những lời xưng tụng của các thế hệ học trò, và cả những bạn bè, người thân quen như các thầy Phan Văn Dật, Nguyễn Hữu Thứ, Võ Đình Nam, bác sĩ Lê Bá Vận…, thầy Phạm Kiêm Âu vẫn một mực khiêm cung, chỉ tự nhận mình là “con đom đóm nhỏ” giữa cuộc đời. Đọc những di cảo là thư từ của thầy gởi cho học trò, cho người thân và bằng hữu, phần lớn được viết trong những năm tháng buồn và nghiệt ngã ở cuối đời, giữa những tình cảnh oái ăm “thấy bao nhiêu sự thật chán chường về công bằng, lẽ phải, tình đời...”, giữa những điều ngang trái về nhân tình thế thái dễ làm cay đắng lòng người, nhưng nhiều bức thư của thầy vẫn được mở đầu bằng dòng địa chỉ hóm hĩnh: “Cố Đô - muôn thuở buồn, trầm lặng, cổ kính và… đại kẹt!”, “Cố Đô - muôn thuở trầm lặng, mơ buồn, cổ kính và… nghèo!” theo đúng phong cách rất Phạm Kiêm Âu.
Chừng như cả cuộc đời thầy Phạm Kiêm Âu đã vận vào khá đúng với “năm điều nguyện” độc đáo mà thầy đã tự đặt ra cho chính mình khi chọn làm người thầy giáo:
1. Tôi nguyện sẽ chịu có thân hình không tráng kiện, rất có thể thường đau ốm hoặc ho lao.
2. Tôi nguyện sẽ chịu cảnh giúp người, người lại vong ân, và người rất có thể lấy ân làm oán.
3. Tôi nguyện sẽ chịu sự bạc đãi ức hiếp.
4. Tôi nguyện sẽ chịu sự nghèo.
5. Tôi nguyện sẽ chịu sống tối tăm suốt đời.
Những lời thệ nguyện phảng phất hơi hướm của một tu sĩ thuộc dòng tu khổ hạnh, nhưng thật ra, như Trần Lạc Thư đã nhận xét khi nghe thầy tự ví “Tôi chỉ là con đom đóm nhỏ”. Con đom đóm nhỏ Phạm Kiêm Âu chưa bao giờ “sống tối tăm” mà ngược lại “con đom đóm nhỏ mà ánh sáng khiêm tốn lập lòe trong sâu thẳm tâm hồn của mỗi con người! Nơi ấy, ngay cả mặt trời chói chang cũng không soi thấu được”.
Con người đó đôi lúc đã hóa thân trở thành một hình tượng văn học, làm nền cho một số truyện ngắn rất thú vị. Hai truyện ngắn “Đằng sau một số phận” của Quỳnh Anh và “Hai đóa hoa Quỳnh” của Hoàng Phủ Ngọc Phan được chuyển tải trong tập sách “Thầy Phạm Kiêm Âu - Có một Người Thầy như thế…” càng làm cho hình ảnh Phạm Kiêm Âu thêm một lần nữa trở thành biểu tượng đẹp, lung linh trong lòng người đọc.
Viết về thầy của mình, Nguyễn Lương Phán - người học trò từ năm 1950 ở trường Chơn Phước Phượng - Đồng Hới đã ước ao “có cách chi để Thầy tôi cũng có một đoạn đường mang tên Phạm Kiêm Âu! Và còn nhiều thầy giáo, cô giáo xứng đáng lắm… đáng được đặt tên cho những con đường mà họ từng gắn bó…”. Tôi cũng nghĩ, theo một cách nhỏ nhoi hơn, giá như ở ngay trong ngôi trường Hai Bà Trưng - “Đồng Khánh xưa” có một thư viện, một sân chơi, một phòng thí nghiệm… mang tên cô giáo Hiệu trưởng Đào Thị Xuân Yến (bà Nguyễn Đình Chi), tên thầy Phạm Kiêm Âu thì hay biết mấy, tình nghĩa biết mấy!
Thật tình, tôi cũng nghĩ đề nghị của mình chắc gì đã được ai để mắt tới, nhưng với những điều đáng nói, tại sao chúng ta lại ngại ngùng không nói?
N.X.H
(SH308/10-14)
NGUYỄN ĐÌNH CHI
Hồi ký
KỶ NIỆM 102 NĂM NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH 19-5-1890 _ 19-5-1992.
THÁI VŨ
Nguyễn Phúc Đảm (sau này là vua Minh Mạng), sinh năm 1791 tại Gia Định, là con trai thứ 4 của Vua Gia Long, Nguyễn Phúc Ánh, nối ngôi vua năm 1820 lúc 30 tuổi.
TỪ HỒNG QUANG
Thông thường, khi vui người ta nghĩ đến những điều vui và kể lại cho bạn bè nghe. Nhưng ông cha ta có câu: “Không ai nắm chặt tay từ sáng đến tối”. Lại có câu: “Bảy mươi chưa hết què, chớ khoe mình lành”.
ĐÔNG HÀ
Tôi không biết từ đâu, tôi lại tha thiết yêu những câu hát đẹp như mơ được cất lên từ chị, có khi mưa ngoài trời là giọt nước mắt em đã nương theo vào đời làm từng nỗi ưu phiền…
HÀ KHÁNH LINH
Theo hẹn, tôi đến trước vài phút ngồi ở salon khách sạn Hương Giang - lơ đãng nhìn những người đi lại trong hành lang.
TRẦN NGỌC TRÁC
Như duyên nợ, chúng tôi đã đồng hành cùng nhau qua series ký sự “Trịnh Công Sơn nhẹ gót lãng du”(1).
PHẠM XUÂN PHỤNG
Vào đúng 9 giờ đêm 26 tháng 3 năm 1975, chúng tôi vui sướng đến nghẹn ngào nhận tin vui Huế đã được giải phóng qua sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam phát thanh từ Hà Nội. Tiếp đến là mệnh lệnh tất cả sẵn sàng hành quân về Huế. Không ai không mong chờ niềm vui ấy, nhưng những người lính quê Thừa Thiên, trong đó có tôi đều vui mừng vì sắp được trở lại quê nhà!
PHI TÂN
1.
Buổi chiều trên đường đi làm về thấy một chị phụ nữ bày bán những con heo đất bên vỉa hè màu xanh, đỏ, vàng, cam nhìn thật vui mắt.
PHẠM PHÚ PHONG
Hồi ức làm ta muốn khóc...
(Vasiliev)
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Vua Minh Mạng có 78 hoàng tử, được giáo dưỡng đàng hoàng, hầu hết các hoàng tử có học hạnh, hoàng trưởng tử trở thành vua hiền Thiệu Trị, một số trở thành vương công nổi tiếng như Thọ Xuân vương, Tùng Thiện vương, Tuy Lý vương…
NGUYỄN NHÃ TIÊN
Chưa bao giờ tôi được lội bộ đùa chơi với cỏ thỏa thích như bao lần khai hội Festival ở Huế. Đêm, giữa cái triều biển người nối đuôi nhau từ khắp các ngả đường hướng về khu Đại Nội, tôi và em mồ hôi nhễ nhại, hai đôi chân rã rời, đến nỗi em phải tháo giày cầm tay, bước đi xiêu lệch.
HÀ KHÁNH LINH
Bão chồng lên bão, lũ lụt nối tiếp lũ lụt. Miền Trung Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng chưa bao giờ phải hứng chịu thiên tai dồn dập khủng khiếp đến mức chỉ trong vòng trên dưới một tháng mà có đến sáu cơn bão mạnh với hai áp thấp nhiệt đới, đã cướp đi nhiều sinh mạng và xóa sạch tài sản của những con người suốt một đời chắt chiu dành dụm xây cất lên...
PHẠM XUÂN PHỤNG
Một buổi chiều năm 1968, chúng tôi nhận lệnh tập trung tại một khu vườn thuộc làng (nay là phường) Kim Long.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC
Mười năm trước đây, một sự kiện văn hóa diễn ra tại Huế đã khiến nhiều người ngạc nhiên và tự hào: Huế từng có Nhà xuất bản Tinh Hoa xuất bản các ấn phẩm âm nhạc sớm nhất toàn cõi Đông Dương, sự kiện Gala Tinh Hoa - Sông Hương nhằm tôn vinh Nhà xuất bản Tinh Hoa. Sự kiện đó đã làm rung động nhiều trái tim yêu âm nhạc, nhất là những ai mê lịch sử Tân nhạc Việt Nam.
NGUYỄN THỊ TÂM HẠNH
(Dẫn liệu từ tuần báo Phong Hóa và Ngày Nay [1932 - 1940])
HÀ LÂM KỲ
Hồi ký
NGUYỄN QUANG HÀ
Tôi vốn là người lính. Sau Mậu Thân 1968, một số phóng viên báo Cờ Giải Phóng - Huế hy sinh, một số bị thương ra Bắc, tôi được thành đội trưởng Huế cử biệt phái sang làm phóng viên báo Cờ Giải Phóng, sau mấy năm thì trở thành phóng viên thật sự.
Kỷ niệm 75 năm ngày thành lập Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế (18/9/1945 - 18/9/2020)
DƯƠNG PHƯỚC THU
NGUYỄN KHẮC PHÊ
"Đồng Khánh - mái trường xưa" là tên tập đặc san được phát hành tại Huế nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập trường Đồng Khánh vào đầu tháng ba này.
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)
DƯƠNG HOÀNG