PHẠM THỊ PHONG LAN
Anh nhận được email của em khi vừa ở Huế về, rồi gọi điện ngay. Mà hình dung không nổi nên quyết định phải gặp.
Minh họa: Nhím
Sao lại hình dung không nổi? Anh là nhà văn, óc tưởng tượng và trực cảm phải hơn người thường chứ! Anh không sao gắn kết được tiếng cười trong veo như những chiếc ly pha lê chạm vào nhau với giọng văn đáo để của một người... thất tình kinh niên làm một! Anh gặp chỉ vì tò mò thôi chứ gì? Thỏa lòng rồi đó, giờ thì em về. Này nhóc, kiểu giận dỗi trẻ con đó không phải là em đâu...
(Lần đầu gặp mặt, không giống một nhà văn gặp cộng tác viên trao đổi bài vở. Anh làm biên tập ở một tạp chí nổi tiếng về sự kỹ lưỡng, in một bài trên đó coi như được đóng dấu đảm bảo cho chất lượng văn chương, kiêu ngạo cũng là điều dễ hiểu. Anh chủ động hẹn gặp có phải là một hành vi “hạ cố”?)
Em thích ăn tối ở đâu? Ở nhà. Bây giờ cơ. À, vậy đến quán quen của em. Đúng hơn là quán có món quen của em. Cơm gà cary. Anh ăn được không? Hồi ở rừng, anh còn ăn những món cay hơn.
(Một không gian cao nguyên khoáng đạt mở ra trong đôi mắt đầy ngạc nhiên, thích thú. Rừng rậm. Thác ghềnh. Thú dữ. Và hoa). Nhiều nhất là phong lan, đẹp “kinh hoàng”. (Cái cau mày bắt lỗi người đối thoại biến mất. Nỗi tò mò dẫn dụ theo mỗi chặng đời vốn dĩ chỉ thấy qua màn ảnh.) Anh là lính trước khi cầm cây bút nên trang viết không nuột nà trơn tru như thế hệ em.
Uống lipton nhé, gọi cà phê anh sẽ thất vọng đấy. Sao hiểu nhanh quá vậy? Anh ở Tây Nguyên về, uống sao nổi thứ chất lỏng màu cà phê ở đây.
Em chưa ngủ được hả? Anh vẫn thao thức đấy thôi. Cuối tuần em làm gì? Giờ mới là Thứ Hai... ừ nhỉ?
Thứ Ba.
(Họp giao ban. Sếp tổng trong trụ sở chính bay ra, trực tiếp chủ trì buổi party sinh nhật văn phòng phía bắc. Váy áo điệu đà, marcara vuốt làn mi cong vút kiêu kỳ. Đi một mình là một lợi thế kéo theo nhiều phiền phức. Buổi tiệc đứng đầy nghi lễ ngoại giao cứng nhắc: cụng ly, cười, trao đổi danh thiếp... ồn ào mà trống rỗng. Nhân lúc vòng vây của mấy chàng tốt mã loi lỏng, lén xuống sân lấy xe. Phóng ào ào trên phố, thói quen cố hữu mỗi khi rơi tự do trong nỗi buồn. Vô tình lạc vào con phố một chiều).
Phòng anh trên tầng hai, đứng ở cửa sổ còn nhận ra em tô son môi hằng cọ hay bằng ngón tay đấy. Sai hết. Em chỉ dùng nhũ bóng phủ lên màu môi thật của mình. Hóa ra em biết có một người bị dị ứng son màu?
Thứ Tư.
Anh đang ăn trưa, nhưng không phải cơm hộp. Vậy là anh ngồi quán bia với bạn? Sao biết rõ vậy. Anh là nhà văn, thích vạ vật để tìm cảm hứng. Em suốt ngày trong phòng máy lạnh nên viết ra toàn... đồ hộp, không ngán sao, nhóc? Hừ!... Anh uống bao nhiêu rồi mà phán xét người ta quá quắt như vậy.
(Viết để thoát khỏi cái không gian 100 mét vuông chia mười bốn cabin nhốt kín những tham vọng. Để chạm được chân mình xuống mặt đất từ tầng cao nhất của tòa nhà trung tâm. Để nhắc mình đang biến hình thành thứ sản phẩm của thời kỹ thuật số. Viết là lấp đi cái khoảng trống hoác trong lòng. Để thấy mình đang sống).
Nếu em cứ vừa gõ bàn phím vừa đeo phone thì người đọc cũng không nghe được âm thanh dội về từ cuộc sống. Sao anh không nói thẳng văn của em toàn chữ! Đó, em hiểu được rồi cần gì anh phải nói.
Thứ Năm.
Đi thẳng vào cổng, qua cầu thang bên trái, tầng 2, phòng cuối cùng. Tên anh gắn ngay trên cửa, sao còn phải chỉ dẫn kỹ như vậy, em có mù chữ đâu. Nhưng em hay quên. Quên chứ chưa nhầm lẫn bao giờ.
(Chậu hồng quế khô cong, cành lá sắt lại cằn cỗi. Cửa sổ bám một lớp bụi mờ. Những cuốn sách ngả ngốn trên giá. Gạt tàn vun đầy đầu lọc. Và Romance...).
Anh trồng cây mà không tưới thì đừng trồng nữa. Cây sống với anh cũng phải biết cách chịu khổ, không chờ được anh về tưới nước thì cứ việc... chết khô. Rồi anh sẽ bị quả báo vì cái tính ác đó! Anh chỉ chết khô khi nào không còn một cô nàng đanh đá mắng mỏ mình nữa.
(Từng thớ đất khô nẻ reo lên đón ly nước mát. Vòng tròn đồng tâm ẩm ướt loang rộng trên ô cửa kính, một mảng trời trong veo hiện ra. Những con chữ rúc rích một hồi rồi cũng xếp được thành hàng ngay ngắn cạnh nhau. Chỉ Romance vẫn dìu dặt vang lên...).
Em có mệt vì một gã độc thân lộn xộn không? Thú vui của em là làm sạch và thu xếp mọi thứ trở về trật tự. Chỉ là thú vui?
Thứ Sáu.
Sao em không nghe máy?
Em làm gì mà không trả lời tin nhắn?
Em đi đâu cả ngày không online?
Bây giờ là nửa đêm...
Này nhóc, anh không chịu nổi kiểu im lặng của em nữa đâu!
Thứ Bảy.
(Hoa hồng vàng rực cắm trong lọ gốm nâu. Chân dung âm bản của Che Guevara lồng vào khung gỗ có đế đặt trên bàn viết. Đống thiếp mời lưu cữu trong hộc tủ được cắt tỉa thành từng cái book-mark thắt nơ xinh xắn. Và... túi nilon đựng rác cẩn thận đặt sẵn trong sọt).
Em muốn ăn tối ở nhà. Nhưng chỉ còn bánh ngọt và nước suối. Anh cứ việc ra phố ăn một mình. Một mình làm sao anh nuốt trôi? Vậy phải nghĩ ra cách nào đó chứ!
(Đã lâu lắm những chiếc đũa mới được sóng đôi trong vũ điệu hân hoan. Bát đĩa ngoác những cái miệng tròn xoe rộn lên bản đồng ca náo nức. Rượu ấm rực thành ly. Nến lấp lánh sau ánh mắt cười.)
Anh luôn sợ phải trở về trước mỗi chuyến đi. Mà những chuyến đi thì cứ nối nhau thành một vòng vô hạn tuần hoàn. Tại anh chưa tìm ra người mong đợi mình sớm trở về. Chờ đợi là một điều khủng khiếp! Nhưng còn khủng khiếp hơn là chẳng có gì để mà đợi...
Chủ Nhật.
Sao em lại khóc?
Nhìn anh này, anh vẫn đang ôm em đây thôi.
Đừng làm tim anh vỡ nát ra!
(Anh không hiểu gì thật sao! Vừa có một trận lốc xoáy quét đi tất cả lòng kiêu ngạo. Một cánh cửa bí mật vừa mở toang dưới ánh sáng mặt trời. Một thành trì lạnh lùng vừa sụp đổ giữa thảo nguyên bạt ngàn hoa cỏ... Chỉ còn lại mình em, nguyên sơ và nhỏ bé. Cần chở che. Cần yêu thương. Cần anh).
P.T.P.L
(TCSH349/03-2018)
PHAN VĂN LỢI (Tiếp theo Sông Hương số 254 tháng 4-2010)
NGUYỄN CẨM HƯƠNGCâu chuyện tôi sắp kể đây, có thể nhiều người không tin. Nhưng không tin thì thôi tôi cũng chẳng ép. Bởi vì nó cũng khó tin như chuyện cổ tích.
TRẦN CHINH VŨTầu về đến ga vào lúc ba giờ sáng. Anh như người chợt tỉnh sau một giấc ngủ chập chờn. Suốt ba mươi tiếng đồng hồ ngồi ròng rã trên tàu, trong một khoảng không gian dài hẹp, cùng với mọi tiếng động ầm ĩ.
NGUYỄN NGỌC PHÚKhông ai biết tung tích lão Ngư. Nghe đồn rằng: một sớm nọ, ông bõ già của nhà thờ xứ làng vạn chài ra mở cửa thì nghe tiếng trẻ con khóc oa oa từ chiếc thúng đặt ở bậc tam cấp lên xuống của nhà thờ.
NGUYỄN SANSinh cố kiềm chế tối đa để khỏi phải văng tục trước thái độ đầy xấc láo, ngạo mạn của ông Đi.
NGUYỄN THANH HIỆNNgày nay, mỗi lần nhắc đến hát bội, dân làng Lâm Thượng lại nhớ chuyện ông hương cống Duật, người soạn tuồng Cuộc hội quân ở bến Mạnh Tân, nổi tiếng một thời.
NHƯ BÌNHCây gạo cụt đầu làng chết câm bao năm. Thân cổ thụ xù xì hóa đá đứng lù lù trước cổng làng, lặng lẽ không đếm xỉa đến thời gian. Mùa xuân năm đó bỗng dưng bật trồi lên ba cái nhánh. Ba nhánh gạo đâm tõe lên trời rùng mình thản nhiên xòe ra những chấm lá xanh.
HOÀNG THÁI SƠNTổng Giám đốc Liên hiệp Xí nghiệp cao su Nam Mê Công xiết chặt tay Long:- Hẳn anh không ngờ có cuộc hội ngộ này?
KIM NHẤTĐám ma bà Gái thật là buồn! Ngoài một số bà con trong xóm nghèo cùng mấy đứa nhóc lượm nhôm nhựa với bà thì chẳng có ai là họ hàng thân thích.
NGUYỄN QUỐC ANHNgày ngày cuốc đất, gánh phân, cào cỏ. Ngày ngày đã diễn ra như thế, đơn điệu và buồn tẻ. Buổi tối, những đồi chè từ màu xanh chuyển sang màu xanh thẩm, những đêm đông thì đen đặc mông lung, vô tận.
HỒNG NHU1.Ngài thủy tổ khai canh dòng họ Âu ở Tường Niêm xuất thân là một người lính trong đạo quân Trung Nghĩa của Chúa Nguyễn Hoàng khi Chúa vào trấn thủ Thuận Quảng.
NGUYỄN VIỆT HÀCô đến và vẫn như mọi khi, anh đang vẽ. Trời xam xám mầu của gió mùa Đông Bắc những đợt vớt vát cuối.
PHAN VĂN LỢINhững ngày cuối năm 1970. Hướng chiến dịch của mùa khô mới đã được xác định. Địch sẽ huy động một lực lượng lớn các đơn vị quân chủ lực tinh nhuệ phối hợp với quân ngụy Lào, có sự chi viện tối đa hỏa lực pháo binh và không quân Mỹ để tiến hành một cuộc hành quân quy mô dọc đường Chín nhằm cắt đứt hành lang vận chuyển chiến lược của ta, sau đó sẽ nống ra đánh phá đường giao thông và các kho tàng hậu cần của tuyến đường Trường Sơn vùng Trung - Nam Lào.
THẠCH QUỲ1.Ở góc đường phố Lê Ngọa Triều có một quán rượu nép dưới bóng cây ngô đồng xum xuê như chiếc lọng xanh. Bên cạnh quán rượu là dãy hàng hoa. Hoa hồng, hoa cúc, hoa mi-mô-da cắm đầy trong các xô nhựa.
NGUYỄN NGỌC LỢIBóng chiều phủ xuống núi rừng một màu xám ảo mờ. Đã hết một ngày quần quật của đám phu đãi vàng. Lúc này trên xà lan đang diễn ra bữa cơm chiều. Đám phu ngồi bệt trên mảnh sàn nhớp nhúa, bưởng trưởng cách đó một đoạn có mâm có chiếu.
LÝ BIÊN CƯƠNGNgười đàn bà ấy sợ bóng tối, sợ đêm về.
NGUYỄN THIÊN VIỆTSau khi tốt ngiệp khoa Văn trường Đại học Tổng hợp Hà nội, tôi được phân làm biên tập viên của một tờ báo địa phương. Thế rồi khát vọng bay nhẩy và mong muốn kiếm ít vốn đã đưa tôi sang Liên Xô hợp tác lao động.
NGUYÊN QUÂNTheo chân những con người một thời bỏ chạy mất dép, giờ lũ lượt quay trở về với nhãn mác sang trọng Việt Kiều yêu nước và cùng lúc với sự khai mở cánh cửa hướng ra bên ngoài của nền kinh tế vốn rất cạn kiệt, trì trệ sau cuộc chiến tranh dai dẳng.
TÔN NỮ THANH TỊNHAnh nhìn đầu tiên của cô gái làm tôi xao xuyến. Đôi mắt long lanh, trên khuôn mặt trái xoan điểm nụ cười duyên, mái tóc đen mượt phủ ngang vai. Dáng nhẹ nhàng, thanh thoát trông như một nhành lan.
NGUYỄN HOÀNG ĐỨCA, không biết có phải cậu ta không, trông oách quá. Chợt cái thân hình mập ú xúng xính trong chiếc Veston ngoại lượn xoáy một vòng rất kiểu cách trên đôi giày bóng như quang dầu nơi khúc quặt góc hồ.