Một lần uống trà ở Quảng Châu

16:19 02/06/2008
Rời Bắc Hải chúng tôi bảo nhau từ giờ trở đi sẽ chỉ ở khách sạn chứ ở nhà người quen có cái vui nhưng cũng gây phiền toái cho bạn bởi chúng tôi đi chơi bất tử chẳng có giờ giấc nhất định nào.

Công viên Liên Hoa Sơn ở Quảng Châu

Thế là khi tới Trạm Giang chúng tôi về luôn Cảng Châu Loan, nơi một khách sạn sang trọng, giá 385 ND tệ (700 ngàn đồng VN) một ngày. Đắt, nhưng tôi ưng ý ngay vì thấy ở tầng trệt có một Trà Hoa viên. Cũng giống như các trà quán ở Bắc Hải vùng ven biển, có cả các món ăn phục vụ vào buổi sáng: bánh bao các loại, mỳ các loại cùng các loại thức ăn khác nấu nướng cầu kỳ và rất ngon. Món ăn ở đây đã góp phần làm nên thành ngữ "Ăn Quảng Châu, ở Tô Châu, mặc Hàng Châu, chết Liễu Châu (Sau này khi tôi đã ở Bắc Kinh và một số vùng phương Bắc Trung Quốc thấy câu nói ấy là có lý). Song đến tối mới là thời gian của trà. Ở nhà tôi không có thời gian, có người đã rủa tôi là không biết sống vì cái sự không có thời gian ấy, tôi bận suốt ngày, ngay cả lúc chẳng thiếu một thứ gì. Mặc dầu, tôi tự biết như thế nghĩa là tôi thiếu tất cả, tôi là kẻ bất hạnh không biết yêu cái cuộc sống đầy đủ mà tôi đã tạo ra. Nhưng lần này thì tôi bảo người bạn cùng đi rằng: Hãy tiêu xả láng cả thời gian nữa đấy.
Và chúng tôi đã tiêu ở trà quán này.
Trong quán là một không gian xanh, thảm xanh màu lá cây đậm, tường xanh nhạt có treo những bức họa gam xanh... Bước vào đây tôi như trốn được cái mầu đỏ tuyệt đối của thành phố, "Ở đấy cái gì cũng đỏ". Đỏ đèn lồng, đỏ cờ hoa, đỏ băng rôn, áp phích, đỏ sivec tơ măng, đỏ các bảng hiệu... Ngồi vào một chiếc bàn nhỏ chân cao trước con mắt ngạc nhiên của các tiếp viên nữ mặc đồ Thượng Hải, chúng tôi tỏ ý rằng cuộc đời cũng đẹp dù chỉ là hai người phụ nữ. Họ ngạc nhiên vì phụ nữ ít đến những quán đắt tiền như thế này, và nhất là không có đàn ông cùng đi. Trên giá kê sát tường có những lọ thủy tinh to để khoảng 20 loại trà, hầu hết là trà búp còn nguyên cả lá (dài hơn búp trà San tuyết VN) đã sấy khô, ép lại thành từng bó. Thiếu nữ mời trà đến bên bàn giới thiệu với chúng tôi: Trà Long Tỉnh, Triều Châu, Tây Tạng, Phúc Kiến, Đài Bắc, Đài Loan, Hàn Quốc... (có loại giá đề 800 ND tệ/1kg) khi thấy chúng tôi vẫn chưa gật đầu món nào thì nói thêm: Đây là trà chữa mất ngủ, đây là trà chữa ung thư, còn đây là trà được trồng trên những đỉnh núi vùng Tây Tạng, núi cao nên người không đến mà sai khỉ hái đem về... Tôi đồng ý uống loại do khỉ hái. Bạn tôi bảo: "Mày điên à?". Tôi bảo "Mình cũng nói dối ti tỷ lần trong đời chứ bộ, cũng để cho người đời nói dối với chư". Bạn tôi cho rằng tôi bị lừa, còn tôi thì không thể không ứng xử như thế khi mà quán cho đến lúc đó vẫn chưa nhiều khách. Tôi biết, kinh doanh kiểu này chủ quán rất dễ phá sản. Sang trọng mà không gặp khách trọng sang. Hơn nữa đúng lúc ấy có một cô gái dáng vẻ gợi lên hai từ kỹ nữ với vẻ mặt buồn từ bên trong bước ra chào thực khách rồi ngồi xuống bên cạnh chiếc đàn thập lục, bên cạnh cô còn có một chiếc tỳ bà nữa.
Bạn tôi bảo "Có khi vì cái vẻ uống trà khỉ của mày mới có tiết mục này đấy". Tôi bảo "Mình cũng thử làm từ thiện một lần xem có được cái cảm giác lừa đảo không". Người kỹ nữ chơi một bài. Ngón đàn điêu luyện. Tôi bảo bạn tôi: "Đến đưa cho cô ấy cái này và nói chúng mình muốn nghe cô chơi bài tỳ bà hành bằng cái đàn tỳ bà kia". Tôi rút tờ 100 ND tệ.
Và thời gian trôi trong điệu Tỳ bà với lời ca bằng tiếng Quảng Đông gì đó – thứ tiếng tôi không hiểu, nhưng cái nức nở thì tôi hiểu như mọi con người ở thế gian và tiếng nức nở ấy làm ký ức sống lại... Hôm ấy – một ngày tháng ba sau mưa xuân những búp bàng nẩy lên như ngọn nến xanh trên những cành nâu khúc khuỷu, tôi nhớ một người nhưng biết người ấy lại nhớ một người khác nên đã buồn đi nghe nhạc Lê Thương: "Trời đầy trăng lạnh lẽo suốt da sương. Em sợ lắm giá băng tràn mọi nẻo...". Tiếng đàn hát của cô gái nếu không phải ở đây, một nơi xa những cây bàng búp lên như ngọn nến xanh hàng vạn dặm thì tôi không đủ can đảm để thực hiện quyền bình đẳng của mình mà nghe, mà nghĩ và thương cảm cuộc đời, thương cảm chính mình. Tôi nhớ đến Cô Diệu Linh trong phim "Vĩnh biệt Ái Cơ" (do Củng Lợi đóng) – người phụ nữ bước từ Tửu Hoa Lâu ra thành vợ nghệ sĩ tài danh song trí thông minh của cô ấy đáng để thiện hạ bái phục – mà thấy đời là những chuỗi bất ngờ...
Chúng tôi nghe hát và uống trà. Trà khỉ hái ở tận Tây Tạng có thực ngon hay không không còn quan trọng nữa, chỉ biết cái hôm ấy "ngon" quá, không thể quên được thế là đủ lắm rồi. Cuộc đời sợ nhất là không có gì được neo vào trong ký ức và nỗi chán chường khiến lòng ta trống không.
Chúng tôi uống cạn ấm này người ta lại rót thêm nước sôi vào để uống ấm khác, bao nhiêu lần rót đều chỉ một lần tiền ấy mà thôi (150 ND tệ). Gương mặt cái người – không – nhớ – tôi cứ hiện ra trong tôi, tôi vừa mong cho người ấy được vui vừa mong cho người ấy bất hạnh. Tôi cho rằng chỉ có bất hạnh thì người ta mới có điều kiện sống lại với ký ức. Nhưng chính tôi lại tự mâu thuẫn vì lúc này đây trà ngon như thế này mà ký ức lại ùa về sống động trong tôi.
Đêm đã về ở ngoài cửa kính, dòng xe và người trên đại lộ màu đỏ đã hết chỉ còn thi thoảng một vài ôtô vút qua. Tiếng kỹ nữ vẫn da diết "Gió theo trăng từ biển thổi qua non, buồn theo gió lan xa từng thoáng rợn...". Người bạn ngồi bên giục "Thôi về đi, nếu mày có ngồi nó còn hát đấy. Ánh mắt của mày tri âm lắm... Mai có còn muốn đi xem thư pháp không. ...".
Thư pháp thì tôi cũng mê lắm, nhưng có về thì bởi là để cô kỹ nữ được nghỉ chứ không phải để tôi đỡ mệt. Chúng tôi đành đứng lên.

Về đến phòng tôi nhìn thấy cái túi du lịch đựng 10 kilôgam trà Thái Nguyên của chúng tôi, là số quà đem biếu những người bạn Trung Quốc, đã vơi một nửa. Số còn lại sẽ theo chúng tôi đến Bắc Kinh, ở đó có những người viết thư bảo chúng tôi sang chỉ nên mang theo trà Thái Nguyên làm quà là tốt nhất. Những người đó khi gặp đều nói nhớ trà Thái Nguyên Việt đến nỗi nếu uống hết số chúng tôi biếu thì họ lại sang Việt nam để đem về.
 
                12/2/2001

TRẦN THỊ TRƯỜNG
(nguồn: TCSH số 152 - 10 - 2001)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • JEAN-CLAUDE GUILLEBAUDLà một nhà báo - nhà văn Pháp thuộc “thế hệ Việt Nam”, thế hệ những người Pháp mà dấu ấn của cuộc chiến Đông Dương đã và sẽ in đậm trong suốt cuộc đời. Ông có mặt ở Việt Nam vào nhiều mốc lịch sử trước 1975, và từ đó ý định trở lại đất nước Việt Nam vẫn luôn thôi thúc ông. Cuốn “Cồn Tiên” được viết sau chuyến đi Việt Nam từ Nam chí Bắc của ông năm 1992. Bản Công-xéc-tô vĩnh biệt này, có thể nói, nó là nỗi ám ảnh của người pháp về Điện Biên Phủ ở Việt Nam. Hiện Guillebaud đang công tác tại Nhà Xuất bản Le Seuil (Paris).

  • PHẠM THỊ ANH NGA15-12-2002Hình như trong đám đông tôi vẫn luôn là một bóng mờ. Một bóng dáng nhạt mờ, lẩn trong vô vàn những bóng dáng nhạt mờ khác, mà giữa trăm nghìn người, ai cũng có thể “nhìn” mà không “thấy”, hoặc có vô tình “thấy” cũng chẳng bận lòng, chẳng lưu giữ chút ấn tượng sâu xa nào trong tâm trí.

  • PHẠM THỊ CÚC                       KýTôi sinh ra ở một làng quê, không những không nhỏ bé, hẻo lánh mà còn được nhiều người biết đến qua câu ca dao "Ai về cầu ngói Thanh Toàn/ Cho em về với một đoàn cho vui".

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG                                        Bút kýNhiều lần thức giấc trong mùi hương rạo rực của ban đêm, tôi chợt phát hiện ra rằng Huế là một thành phố được dành cho cỏ. Tôi không hề có ý xúc phạm, chỉ muốn lưu ý thêm về vai trò của cỏ trong quy hoạch đô thị. Thật vậy, không nơi nào trên thế giới mà những công trình kiến trúc của con người lại mọc lên giữa cỏ hoang như ở Huế. Đà Lạt cũng được xây dựng trên những ngọn đồi; nhưng ở đấy, hình tượng của cây anh đào và cây thông đã khiến người ta quên mất sự có mặt của cỏ dại.

  • THÁI VŨ        Ghi chépNhững năm đầu kháng chiến chống Pháp, từ Quảng Nam- Đà Nẵng vào Bình Thuận lên Tây Nguyên được chia ra làm 3 Quân khu thuộc Uỷ ban Kháng chiến miền Nam Việt Nam, cụ Cố vấn Phạm Văn Đồng là đại diện của Trung ương Đảng và Chính phủ. Qua năm 1947, 3 Quân khu (QK 5, 6 và Tây Nguyên) hợp nhất thành Liên khu (LK) 5.

  • PHƯƠNG HÀ                     (truyện ký)Cho anh em trong phân đội trở về các vị trí giấu quân xong thì trời cũng vừa sáng. Đang giăng võng để ngủ lấy sức sau một đêm trinh sát, tôi chợt nhớ phải đến thăm Hoà vì Hoà sắp đến ngày sinh nở. Chúng tôi đang ở ngay làng của mình nhưng làng không còn nhà, dân bị giặc lùa đi hết, muốn tìm nhau thì phải tìm đến những căn hầm.

  • LÊ TRỌNG SÂMTrong cuộc đời của mỗi chúng ta, khi Bác Hồ còn sinh thời, được gặp Bác một lần đã quý. Trong cuộc sống của tôi, do có nhiều hoàn cảnh, nhiều duyên may lại được gặp Bác đến ba lần thì càng quý biết bao nhiêu. Tự đáy lòng, tôi thầm cảm ơn Đảng, cảm ơn Bác đã cho tôi ba lần vinh dự như vậy. Và những kỷ niệm đó vẫn còn tươi nguyên.

  • PHẠM THỊ CÚC                         Ký…Tôi chưa thấy ai hay ở xứ nào làm các tác phẩm mỹ thuật từ cây với dây... Nếu gọi là tranh thì là một loại tranh ngoài trời, lấy tạo hoá, thiên nhiên làm cốt, không giới hạn, dãi nắng, dầm mưa, đu đưa theo chiều gió, màu sắc cũng thay đổi từng giờ, từng phút, tuỳ theo ánh sáng mặt trời hay mặt trăng. Cho nên, tác phẩm rất linh động…

  • LÊ VĨNH THÁI                Ghi chép Sau chặng đường dài gần 20 km vượt qua các con dốc cao ngoằn ngoèo, hiểm trở, tôi đã đến “hành lang” công trình hồ Tả Trạch, nằm giữa vùng rừng núi bạt ngàn thuộc xã Dương Hoà, huyện Hương Thuỷ. Công trình hồ Tả Trạch được khởi công xây dựng ngày 26/11/2005, là công trình trọng điểm của Thừa Thiên Huế và của cả nước, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ, với tổng mức đầu tư khổng lồ 2659 tỷ đồng. Đây là một trong những công trình lớn của vùng Đông Nam Á.

  • TRƯƠNG ĐÌNH MINH                                 Ký Đợt này trở lại Trường Sơn, tìm hiểu thêm các tấm bê tông xi măng vắt qua đỉnh Trường Sơn, lượn quanh các đèo U Bò, Cù Đăng, A Dớt - A Tép mưa mù phủ trắng... Có đỉnh như đỉnh Sa Mù cao trên 1400m mà đợt tháng 3/2003 vừa rồi chúng tôi đã có mặt. Song do mưa liên miên, xe vận chuyển vật liệu, vật tư đi lại co kéo quá nhiều, đường lầy lội. Các đơn vị thi công chưa hoàn thiện phần nền...

  • DƯƠNG PHƯỚC THU                              Bút kýNhiều năm rồi tôi vẫn nghe, đồng chí đồng đội, nhân dân Dương Hoà và những người từng ở hoặc đã qua lại nơi đây trước chiến tranh, khẳng định rằng: Sau khi hy sinh, thi hài liệt sĩ Ngô Hà được đơn vị tổ chức an táng tại sườn tây núi Kệ, nơi có khe suối Ngân Hàng chảy qua thuộc vùng chiến khu Dương Hoà. Trước ngày giải phóng miền Nam, mỗi lần ngang qua chỗ ông nằm mọi người lại tự ý đắp thêm một viên đá nhỏ, để cho ngôi mộ ấy sớm trở thành hòn núi như mới mọc lên từ đất, ghi dấu chỗ ông yên nghỉ ... Chờ ngày chiến thắng.

  • ĐỖ KIM CUÔNGNăm cuối cùng của bậc học phổ thông, tôi được học 2 tiết văn giới thiệu về "Dòng văn học lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945". Cũng không có tác phẩm thơ hoặc văn xuôi được tuyển chọn để phân tích, bình giảng như bây giờ. Ngày ấy - những năm chống Mỹ cứu nước, thơ văn lãng mạn được xem là điều cấm kỵ.

  • TRƯỜNG ANChúng ta đang sống giữa những ngày rực lửa truyền thống hào hùng của Tháng Năm trong lịch sử cách mạng Việt và thế giới. Trước hết, hãy nhắc đến một sự kiện lớn của giai cấp công nhân quốc tế. Ngày 1.5.1886, do yêu cầu không được đáp ứng một cách đầy đủ, công nhân trên toàn nước Mỹ đã tham gia bãi công nhằm gây áp lực buộc giới chủ thực hiện yêu sách của mình. Đầu tiên là cuộc bãi công tại thành phố Chicago với biểu ngữ “Từ hôm nay không người thợ nào làm việc quá 8 giờ một ngày! Phải thực hiện 8 giờ làm việc, 8 giờ nghỉ ngơi, 8 giờ vui chơi!”.

  • PHẠM THỊ ANH NGA       Gởi hương hồn bạn cũTôi qua đến Pháp ngày hôm trước thì hôm sau ba tôi mất. Cái tin khủng khiếp đó đối với tôi vẫn không đột ngột chút nào, bởi từ những ngày hè về thăm nhà, tôi đã biết trước ba tôi sẽ sớm ra đi.

  • TÔ VĨNH HÀEm hẹn gặp tôi ở quán cà phê Trung Nguyên. Đó là địa điểm em tự chọn. Cái tên ấy cho tôi biết rõ là giữa hai chúng tôi không có gì nhiều hơn một cuộc trao đổi bình thường. Tuy nhiên, sự mách bảo từ nơi nào đó của linh cảm và cả ước muốn, cứ làm cho tôi tin rằng đó là điểm khởi đầu. Đêm cuối xuân, Huế gần như ít buồn hơn bởi cái se lạnh của đất trời. Huế bao giờ cũng giống như một cô gái đang yêu, đẹp đến bồn chồn. Nếu được phép có một lời khuyên thì chắc hẳn tôi đã nói với tất cả những người sẽ được gần nhau rằng, họ hãy cố chờ đến một đêm như thế này để đến bên nhau. Bầu trời mà Thượng đế đã tạo ra sẽ cho mỗi con người biết cách đến gần hơn với những lứa đôi.

  • CAO SƠNChuyện xưa: Vua Hùng kén tìm phò mã cho công chúa Ngọc Hoa, đồ lễ vật phải có gà chín cựa ngựa chín hồng mao? Thôi thúc Lạc dân xưa kia, đánh thức tiềm năng người dân phải tìm hiểu, lặn lội từ đời này sang đời kia chưa thấy. May sao với thú đi để biết, anh Trần Đăng Lâu, cựu chiến binh, hiện Giám đốc vườn quốc gia Xuân Sơn tỉnh Phú Thọ cho hay: Vườn quốc gia nguyên sinh anh Lâu đang quản lý, mới phát hiện giống gà lạ ấy. Con vật đặc biệt chưa có ai biết tới, chưa được phổ biến rộng rãi, thương trường chưa có cuộc trao bán...

  • NGUYỄN HỮU THÔNG                             Bút ký"Buổi mai ăn một bụng cơm cho noChạy ra bến đòMua chín cái tráchBắc quách lên lò

  • TRẦN NGUYỄN KHÁNH PHONG                                                Bút kýTrong hồi ức của một số cán bộ lão thành cách mạng ở A Lưới kể lại rằng: “Hồi đó có một số người ở đồng bằng tản cư lên sống cùng đồng bào; qua họ, đồng bào nghe đến tên Cụ Hồ, nhưng đồng bào chỉ biết đầy đủ về Bác cũng như thấu hiểu được những điều Bác dạy qua các cán bộ người Kinh lên hoạt động ở đây vào khoảng những năm 1945-1946. Cán bộ bảo: Cụ Hồ muốn nhân dân mình học lấy cái chữ để biết bình đẳng. Muốn bình đẳng còn phải đánh Pháp. Nếu đoàn kết đánh Pháp thì ai ai cũng đánh Pháp và khi đó đồng bào ta nhất định thắng lợi” (1)

  • PHAN TÂM        (Kỷ niệm 240 năm sinh thi hào Nguyễn Du 1765-2005)Tháng Hai 1994:Từ Vinh qua cầu Bến Thủy, rẽ trái độ mười cây nữa, đến xã Xuân Tiên (Tiên Điền), huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.Khu đất cao ráo ở ngay đầu xã, bên bờ sông Lam, cạnh bến Giang Đình, là khu nhà cũ, khu lưu niệm Nguyễn Du.

  • LTS: Phát hành tới hàng trăm ngàn bản, Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm là cuốn sách duy nhất (có thể nói như vậy) gây được xúc động cho các thế hệ độc giả trong và sau chiến tranh, cho cả hai phía xâm lược và chống xâm lược nhờ tính chân thực của nó.Sông Hương trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc một số trang trong cuốn Nhật ký Đặng Thuỳ Trâm và hai bài viết liên quan đến cuốn sách