Một hộp đào

08:23 25/06/2010
EDWARD D. HOCHGần như ngay từ ngày cưới của họ cách đây 17 năm, William Willis đã căm ghét vợ mình, nhưng chưa một lần nào anh ta nghĩ đến chuyện giết người. Anh ta sẵn lòng ở ngoài suốt cả ngày, lái xe tới cơ quan mỗi sáng, quay trở về nhà mỗi tối, và đơn giản là bỏ ngoài tai cái giọng lải nhải đều đều của vợ.

Nhà văn Edward D. Hoch - Ảnh: internet

Ở cuối độ tuổi 30, Constance Willis gần như đánh mất tất cả vẻ đẹp thời thanh xuân đã thu hút Willis ngay lần đầu gặp cô tại trường trung học. Cả thân hình lẫn trí óc của cô đều mềm nhão ra. Cô chẳng hề bận tâm đến việc đọc một quyển tạp chí hay nhấc một cuốn sách lên, mà dành cả ngày cho những việc vô bổ như dạo chơi, sắm sửa với các bạn gái, chơi bài Brit ở Câu lạc bộ cuối tuần và chuyện phiếm hàng giờ trên điện thoại. Nhưng dù với tất cả sự căm ghét của mình, William Willis chưa từng nghĩ đến chuyện giết người. Thực tế, anh ta thậm chí không hề nghĩ đến việc li dị cho tới khi gặp Rita Morgan, sống ở căn hộ tầng dưới.

Willis và vợ không có con, vì vậy họ vui vẻ ở lại căn hộ thoải mái gần đường cao tốc, thuận tiện cho Willis đi làm, và môi trường xung quanh cũng tạo cảm giác tiện nghi cho ngôi nhà. Căn hộ là một trong số ít những điểm trong cuộc hôn nhân của họ mà cả William và Constance cùng đồng ý.

Khi Rita Morgan chuyển đến căn hộ tầng dưới, buổi tối và những kì nghỉ cuối tuần của Willis ngay lập tức trở nên vui vẻ. Rita là một giáo viên trung học, 25 tuổi với mái tóc hung dài và một vẻ đẹp lặng lẽ nổi bật giữa những học sinh của cô. Willis giúp cô chuyển đồ, mang vài hộp các tông sách, và ngay lập tức họ thành bạn bè. Cô có tất cả những thứ mà anh đã thấy ở Constance 17 năm trước, nhưng, quan trọng hơn, cô thông minh và dí dỏm:

 - Anh lại ở chỗ Rita đấy à? Constance hỏi vào tối thứ sáu.

- Một vòi nước của cô ấy bị rò - anh ta giải thích - nó chỉ cần một cái vòng đệm mới thôi.

- Những vấn đề đó đã có người quản lí giải quyết mà.

Anh ta thở dài và mở cho mình một chai bia: - Em biết là cô ấy phải đợi cả tháng trước khi ông ta quay lại kiểm tra mà.

Constance càu nhàu, nhưng anh ta biết cô không vui về sự quan tâm của anh ta với Morgan. Cô ấy không cần lo lắng quá thế, vì Rita là một phụ nữ trẻ đứng đắn - ít ra cũng tới mức Willis đã quan tâm - người đã tiếp đón anh ta chỉ với sự thân thiện như một người láng giềng tốt tính.

Tuy nhiên, lần đầu tiên ý nghĩ về sự hiện diện của Rita đã xuất hiện trong đầu Willis khi anh ta đọc được trên báo buổi chiều về vụ ngộ độc thức ăn. Một cậu bé 12 tuổi đã chết vì ngộ độc khi ăn đào đóng hộp chưa được khử trùng sạch. Theo nguyên tắc, những quả đào bị độc có vẻ rất khác thường, nhưng những quả này lại được xử lí một cách đặc biệt, làm cho chúng nhạy cảm hơn với những bào tử bị tổn hại nghiêm trọng.

Khi suy nghĩ về sự huỷ diệt bị che đậy đó đã giết chết cậu bé, anh ta không thể không suy đoán về một cái chết tương tự xảy đến với Constance . Tối đó, khi lái xe về nhà, những mơ mộng gần đây về việc li dị và cưới Rita đã chuyển hướng. Giờ đây, anh ta hình dung ra Constance chết, kiểu như bị tai nạn ô tô hay ngộ độc thức ăn.

Constance không để ý đến tin tức về việc ngộ độc thức ăn, và điều đó đã lướt qua đầu Willis. Cô chỉ quan tâm rất ít đến những sự kiện mà anh ta vẫn thường bình luận, hay vài bộ mặt mới trên vũ đài chính trị. Từ ngày rời trường để cưới Willis, hầu như cô đã không còn hứng thú với những sự kiện và những con người ngoài đám bạn của cô.

Sự quan tâm của một thư kí đã làm Willis nhớ đến những quả đào đóng hộp. Báo buổi chiều đã có thông tin chi tiết hơn, một lô hàng đã được nhà máy đóng hộp thu hồi. Lô 721/XY258, loại “Can O’gold Fancy Prepared Peaches”.

Những mơ mộng lại quay trở lại. Anh ta biết Constance ăn đào đóng hộp suốt mùa hè, thường để tráng miệng và anh ta biết thỉnh thoảng cô có mua loại Can O’gold.

Anh ta đọc báo chiều hôm đó, biết thêm chi tiết về cái chết của cậu bé, về hậu quả chết người của việc bị ngộ độc, rồi tiếp tục mơ mộng. Theo báo buổi tối, tất cả các hộp Can O’gold đều được thu hồi, và người tiêu dùng được khuyên tránh sử dụng lô 721/XY258.

Trở về nhà tối hôm đó, khi Constance chuyện phiếm qua điện thoại, William Willis đưa mắt lên giá đựng chén bát. Có hai hộp đào và một hộp là Can O’gold. Tim anh ta đập loạn lên khi xem số lô trên nhãn. Lô 721/XY258. Xem kĩ hơn, anh ta để ý thấy cái hộp phồng ra một chút. Gần như đã có dấu hiệu của việc sản sinh hơi độc do hoạt động của các vi khuẩn bên trong.

Ở đây, trên giá đựng chén bát, là một trong những hộp đào chết người.

Willis không nói gì với Constance , nhưng tối đó nằm trên giường, những khả năng lướt qua óc anh ta. Tất cả những gì anh ta phải làm là không nói gì cả, và sớm hay muộn thì Constance cũng sẽ ăn những quả đào bị độc và chết vì ngộ độc. Mọi người sẽ cảm thông sâu sắc. Sẽ chẳng ai nghi ngờ điều gì.

William Willis sẽ là một người đàn ông tự do.

Anh ta xoay người nhìn chằm chằm vào bóng tối, nghĩ tới Rita Morgan đang ở tầng dưới.

Buổi sáng đi làm, anh thấy Rita đang lau xe. “Xin chào - anh ta gọi - Tôi không nghĩ là các giáo viên lại dạy sớm thế này”.

- Tôi sắp đi pic-nic - cô trả lời, mỉm cười - Việc đầu tiên phải làm là cố gắng tống những thứ bẩn đi.

- Nếu không phải đi làm tôi sẽ giúp cô. - Anh ta trò truyện một lúc nữa, cho tới khi để ý thấy Constance đang nhìn họ ở cửa sổ tầng trên. - Đến giờ đi rồi. - anh ta kết thúc - Hẹn gặp lại cô.

Ngày hôm đó tại cơ quan, anh ta cố không nghĩ về nó. Nhưng sau bữa trưa, khi đọc bài báo mới nhất thông tin chi tiết về việc thu hồi những hộp đào, ý nghĩ về việc giết người thoáng qua óc anh.

Nếu Constance chết vì ăn những quả đào đó, không phải anh ta là kẻ giết người sao?

Không, không đúng. Anh ta phủ nhận. Anh ta chưa hề động đến cái hộp. Constance đã chọn nó. Constance sẽ ăn nó vào bất kì lúc nào trong ngày khi anh ta vắng mặt. Làm sao lại có thể là lỗi của anh ta.

Một tai nạn. Hoặc chết do bất cẩn, như cách nói ưa thích của người Anh. Nhưng chắc chắn không phải một vụ sát hại. William Willis trở lại làm việc và cố không nghĩ đến hộp đào đang nằm đợi Constance trên giá.

Khi trở về nhà tối hôm đó, điều anh ta nhận thấy đầu tiên là Constance đang ngồi ở bàn ăn đào và kem.

- Nó không làm hỏng buổi tối của em đấy chứ, em yêu? - Anh ta hỏi với chút kiểu cách.

- Trời nóng quá nên em không nấu bữa tối. Em nghĩ chúng ta phải ra ngoài kiếm vài cái sandwich thôi. Được chứ anh?

Vào một tối khác, Willis đã càu nhàu, nhưng tối nay, anh ta chỉ nói đơn giản, “Chắc chắn rồi”, và theo cô tới tủ bát đĩa. Cô đã ăn một loại khác.

Tối đó họ nói chuyện rất ít và lần đầu tiên sau nhiều năm, Willis nhận thấy mình đã ở cùng Constance trong nhiều giờ mà không hề cảm thấy sự hận thù cũ. Khi họ ăn tối về, Rita lên vay ít sữa và Constance đã tiếp cô với thái độ thân thiện, thậm chí còn mời cô uống cà phê. Tối đó, Willis đi ngủ với cảm giác thoải mái. Cho tới hôm sau ở cơ quan, cảm giác đó vẫn còn và anh ta tự hỏi phải chăng anh ta đã bị cuốn theo sự vui vẻ của Constance . Anh ta mua báo NewYork và Chicago , câu chuyện về vụ ngộ độc vẫn còn được đăng tải. Một tờ đưa ra chi tiết về cái chết đau đớn của cậu bé, não bộ bị huỷ hoại một cách từ từ cho đến khi cậu tắt thở. Willis đọc, run môi kinh sợ, hình dung ra Constance phải chịu đựng những giờ hấp hối dài dằng dặc.

Anh giật lấy điện thoại và gọi về nhà nhưng đường dây đang bận. Cô ta lại đang tán gẫu với một cô bạn gái.

Khi đặt điện thoại xuống, tay anh đẫm mồ hôi và anh biết mình cần phải tự chủ. Anh chỉ có rất ít thời gian để báo cho cô, nói với cô về hộp đào bị độc và bằng cách đó sẽ để lộ ra những âm mưu đen tối trong đầu. Anh ta phải kiểm soát được mình. Anh không phải là một tên giết người. Anh không phải là công cụ của số mệnh. Và nếu Constance chết, liệu anh còn có thể nhìn mình trong gương không? Anh ta có thể yêu Rita Morgan mà không bị kí ức về cái chết của Constance ám ảnh?

Anh nhấc điện thoại và quay số. Máy vẫn bận.

- Tôi phải về nhà. - Anh ta nói với thư kí - Tình trạng khẩn cấp.

Anh lái xe ra khỏi hàng và chen lên đầu đường cao tốc. Đang giữa trưa và anh biết thỉnh thoảng cô ăn đào vào lúc này. Trong lúc vội vã, đoạn đường dường như dài hơn. Lái xe nhanh, gần như liều lĩnh, Willis hình dung ra việc tìm thấy xác chết của vợ trên nền bếp, dù anh biết chất độc phải vài giờ sau mới bắt đầu phát tán.

Anh lái xe vào gần nhà để ở chỗ quen thuộc. Cửa sổ căn hộ ở tầng 2 của anh dường như vẫn thế, mọi thứ dường như không thay đổi. Có lẽ anh đã lái xe về chẳng vì cái gì cả, và anh lại phải giải thích điều đó cho Constance , rồi tống hộp đào ra khỏi nhà bằng cách nào đó.

- Em yêu. Anh về sớm!

Không có câu trả lời và Willis vào trong bếp tìm cô. Điều đầu tiên anh thấy là hộp Can O’gold Fancy Prepared Peaches đã mở, rỗng không, bị lấy ra khỏi giá. Và một cái đĩa không, có những vụn bẩn và dấu nước trái cây.

- Constance!

Cô xuất hiện, bước ra từ phòng tắm, khuôn mặt nhợt nhạt và có một vẻ gì rất lạ.

- Anh đang làm gì ở nhà vậy? - cô hỏi.

- Anh cảm thấy không khoẻ.

- Ồ!

- Constance, em đã không ăn những quả đào kia chứ?

Cô liếc về chiếc đĩa không và cái hộp đã bị lấy khỏi giá. Rồi mắt họ gặp nhau và có một cái gì đó giữa họ mà anh chưa bao giờ thấy trước đó.

- Ồ, không, anh yêu. Cô Morgan xinh đẹp đó lên đây mượn vài thứ. Cô ấy ở lại nói chuyện và em đã mời cô ấy một bữa ăn nhẹ.

LINH VŨ dịch
(255/5-10)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • Nhự Chí Quyên là nhà văn ngoại sáu mươi, từng có tác phẩm những năm 1950. Truyện ngắn Thỏa nguyện (Như nguyện) của ông ca ngợi tấm lòng thương con của một bà mẹ công nhân, được coi là đặc sắc thời ấy.

  • Stephen King (1947, Maine, Mỹ), nhà văn được xem là có công phục hồi thể loại truyện kinh dị trong thế kỷ 20.

  • Đônchô Sônchép - nhà văn Bungari (sinh năm 1933). Tốt nghiệp khoa địa chất trường ĐHTH Xôphia. Làm nghề địa chất hơn 10 năm.

  • A. J. MCKENNA (Anh)

    Đó là sinh nhật của Jim Brennan. Ông thức giấc vào buổi sáng tháng Tám ẩm ướt này, giật mình bởi tiếng chim hót vang khắp khu vườn. Đầu óc rối bời, ông cứ nằm mãi, gắn ánh mắt vô hồn vào mảng giấy hoa dán tường đã bạc phếch, đối diện chiếc giường bừa bộn của ông, nơi mặt trời sưng sỉa hắt ánh hồng lên.

  • LGT: Tiểu thuyết Đừng khóc (Sans pleurer) của nữ văn sĩ Pháp Lydie Salvayre vừa vinh dự được nhận giải thưởng Goncourt năm 2014, giải thưởng văn chương cao quí nhất nước Pháp nói về cuộc nội chiến đẫm máu Tây Ban Nha (1936 - 1939) thế kỷ trước với những hệ lụy nặng nề của nó.

  • LTS: Ivan Ptôrôvich Samiakin, tác giả những tiểu thuyết nổi tiếng "Giây phút tốt lành", "Dòng chảy xiết", "Những trái tim trên lòng bàn tay", "Mùa đông đầy tuyết", "Tôi mang theo nỗi đau của em", "Pêtirôgôrút - Bêrextơ" cùng nhiều truyện ngắn, kịch, kịch bản phim.

  • Edwidge Danticat ra đời tại thành phố Port-au-Prince, Haiti năm 1969. Đậu Cử nhân Văn Học Pháp tại Barnard College, và Thạc sĩ Nghệ Thuật tại Brown University, cô hiện đang giảng dạy tại New York University (NYU).

  • LTS: John Steinbeck ra đời vào ngày 27 tháng 2 năm 1902 tại Salinas thuộc tiểu bang California. Các tác phẩm của văn hào John Steinbeck miêu tả cuộc sống của tầng lớp dân nghèo, phản ánh bất công trong xã hội, với nhiều dấu hỏi trước cảnh sống, với lối viết hấp dẫn.

  • VLADIMIR NABOKOV

    Vài năm trước, bác sĩ Fricke có đưa Lloyd và tôi một câu hỏi mà giờ đây tôi sẽ thử trả lời.

  • ANAR (Azerbaijan)

    Hôm qua số điện thoại của em đã chết. Không phải chỉ con người mới chết. Những con số điện thoại cũng có chết đấy.

  • KENELKES (Anh)

    Khi David bước ra cửa, cậu hơi bị hoa mắt bởi ánh sáng mặt trời trắng lóa, và theo bản năng cậu chới với chụp lấy tay cha.

  • L.T.S. Sylvain Bemba sinh năm 1936 tại Congo, ông từng giữ chức Tổng biên tập của Thông tấn xã Congo Brazaville trong nhiều năm.
    Truyện ngắn Phòng tối dưới đây được chiếm giải nhất trong cuộc thi truyện ngắn Châu Phi năm 1964, do tạp chí Preuves tổ chức và được in lại trong tuyển tập Văn học châu Phi, ấn hành 1968 tại Bỉ.

  • LTS: Tàn Tuyết tên thật là Đặng Tiểu Hoa, sinh năm 1953, tác gia tiêu biểu của phái tiên phong, là một hiện tượng độc đáo trên văn đàn Trung Quốc đương đại. Được phương Tây đánh giá là nhà văn Trung Quốc cách tân nhất hiện nay, tác phẩm được đưa vào giáo trình của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới như đại học Harvard, đại học Tokyo… nhưng bản thân Tàn Tuyết chưa từng học lên trung học.

  • LTS: Yasunari Kawabata (1899-1972), là nhà văn Nhật lỗi lạc nhất của thế kỷ XX, giải Nobel năm 1968. Tác giả của nhiều thiên kiệt tác đậm đà chất phương Đông mà cả thế giới đều ngưỡng mộ: Ngàn cánh hạc, Vũ nữ Izu, Xứ tuyết, Tiếng núi rền, Cố đô

  • Dino Buzzati sinh năm 1906 tại Belluno, mất năm 1972 ở Milano (Italia). Trước khi viết văn, ông là họa sĩ, nhạc sĩ và nhà báo, từng là phóng viên chiến trường và phụ trách mục phê bình nghệ thuật cho Corriere della Sera, một nhật báo quan trọng nhất nước Ý.

  • TÔN THẮNG LỢI (Trung Hoa)

    Nền xi măng phòng làm việc đang còn những vệt ẩm của chiếc giẻ cọ sàn. Như thường lệ mọi buổi sáng, tôi tự dọn dẹp lấy phòng làm việc. Một lối sống giản dị, có phần khắc khổ. Mà không cần phải phô trương, cuộc cách mạng văn hóa đã kết thúc.

  • RAPHAEN XÔLE (Cu Ba)

    Khi con người mở mắt ra (nỗi sợ hãi đã buộc chúng khép lại), thì việc đầu tiên mà anh ta trông thấy là cái hố có đường kính hai mét và một vòng tròn nhỏ màu xanh nằm cao chừng mười mét ở phía trên.

  • ALICE MUNRO

    LGT: Alice Munro sinh ngày 10 tháng bảy năm 1931 ở Wingham, Ontario, Canada, với tên khai sinh là Alice Ann Laidlaw. Cha của bà là chủ nông trại, mẹ là cô giáo.

  • LGT: Romain Gary tên thật là Romain Kacew, sinh năm 1914 tại Moskva và được nuôi dưỡng bởi một người mẹ đã đặt rất nhiều kỳ vọng nơi con trai mình. Năm 14 tuổi, ông theo mẹ đến Pháp và định cư tại Nice.

  • IURI BONDAREP

    Lần đầu tiên, chúng tôi nhìn thấy cô ta ở cạnh bàn bóng bàn ở sân hành lang nhà an dưỡng. Cô mặc chiếc áo len dài tay màu xanh, chiếc váy thật thẳng nếp, mái tóc màu sáng được cắt ngắn, và cứ mỗi lần vụt rơkét cô lại hất mạnh những sợi tóc vương khỏi trán. Những lúc như vậy, đôi mắt nâu đen của cô lại mỉm cười.