Đọc sách Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý (ảnh, NXB Khoa học xã hội, Sách Khai tâm, quý 1/2015) của Hoàng Xuân Hãn là cách để “gặp lại” danh tướng Lý Thường Kiệt.
Người Việt đầu tiên tuyên bố với bốn phương bản tuyên ngôn độc lập, công trạng chất ngất, nhưng sử sách nước nhà còn lại rất ít. Sách này vốn do NXB Sông Nhị (Hà Nội) in năm 1949, là một đặc khảo công phu về Lý Thường Kiệt.
“Đối với một anh hùng dân tộc bậc nhất trong lịch sử nước ta, sử sách ta tuy có ghi công, nhưng chép sự nghiệp một cách sơ sài và sai lạc. Lại thêm các nhà văn phụ họa, làm cho ngày nay chúng ta rất mơ hồ về đoạn sử oanh liệt nhất của tiền nhân”, nhà văn hóa Hoàng Xuân Hãn viết trong lời tựa năm 1949.
Sách này gồm 15 chương, chia làm 3 phần, đi theo các công trạng lừng lẫy của Lý Thường Kiệt, từ “bại Chiêm - phá Tống”, “kháng Tống - đòi đất”, đến “vì dân - vì đạo”. Đọc những chương như Cầm quyền bính, Chính sách Bắc cương triều Lý, Hòa và hòa bình, Khôi phục đất mất, Đạo Phật đời Lý, Lý Thường Kiệt với đạo Phật… không chỉ để hiểu hơn về tầm cỡ và sự tiên tri xuyên thời đại của Lý Thường Kiệt, mà vẫn còn nóng hổi tính thời sự của hôm nay. Sách không chỉ nói đến những trận đánh và sự kiện, mà còn phác họa sinh động tính cách, con người, phong thổ, phong hóa, nếp nghĩ, bối cảnh sống… của thời Lý Thường Kiệt.
Người viết sách này lại là Hoàng Xuân Hãn (1908 - 1996), một chuyên gia về sử học, ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam. Ông còn là giáo sư toán học, kỹ sư, nhà giáo dục; người đầu tiên soạn thảo và ban hành chương trình giáo dục bằng chữ quốc ngữ tại Việt Nam. Tháng 4/1945, ông tham gia chính phủ Trần Trọng Kim, giữ chức Bộ trưởng Giáo dục - Mỹ thuật, ra quyết định việc học và thi tú tài bằng tiếng Việt, dùng tiếng Việt trong những công văn chính thức.
Năm 2000, Hoàng Xuân Hãn được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh với cụm công trình lịch sử và lịch Việt Nam, trong đó có cuốn Lý Thường Kiệt - Lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý. Tháng 8/2011, Đại học Ponts et Chaussées (Trường Cầu đường Paris) lấy tên giáo sư Hoàng Xuân Hãn đặt tên cho một giảng đường. Trước đó, nhân kỷ niệm 100 năm truyền thống của trường này, Hoàng Xuân Hãn được vinh danh vào top 100 sinh viên tiêu biểu nhất trong suốt lịch sử.
Theo Văn Bảy - TT&VH
YẾN THANH
Rất nhiều nhà văn thành danh hiện nay, sau những thành công trên trường văn trận bút, đột nhiên họ làm bạn đọc bất ngờ bằng cách chuyển hướng sang viết cho thiếu nhi, như trường hợp của Nguyễn Lãm Thắng, Nguyễn Đình Tú, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Đỗ Bích Thúy…
ĐỖ THU THỦY
1.
Trường ca Ngang qua bình minh là ấn phẩm thứ ba của nhà thơ Lữ Mai, sau hai tập tản văn và ký sự: Nơi đầu sóng, Mắt trùng khơi viết về đề tài biển đảo.
NGƯỜI THỰC HIỆN:
Lê Thị Mây là một cô gái cực kỳ ít nói. Nhà thơ chi thích lặng lẽ nhìn, lặng lẽ nghe, lặng lẽ suy ngẫm... Và nếu như phải nói gì trước đám đông thì đó là một "cực hình" - Kể cả đọc thơ mình - Mây vẫn như vậy.
NGUYỄN THỊ LIÊN TÂM
NGUYỄN PHƯỚC HẢI TRUNG
Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu nhất của nhà thơ Quang Dũng (1921 - 1988).
LÊ NGUYỄN LƯU
Trong nền văn học đời Đường, thơ ca có một vị trí đặc biệt, trội hơn cả phú đời Hán, từ đời Tống, khúc đời Minh...
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Miền quê thơ ấu” - Hồi ký của Thanh Tùng, Nxb. Thuận Hóa, 2020)
VÕ QUÊ
Cố đô Huế - Dấu ấn thời gian” là công trình nghiên cứu thứ ba của nhà nghiên cứu văn hóa Hồ Vĩnh do Nhà xuất bản Đại học Huế cấp giấy phép, tiếp theo 2 ấn bản “Dấu tích văn hóa thời Nguyễn” (in năm 1996 và 2 lần tái bản có bổ sung năm 1998, 2000); “Giữ hồn cho Huế” (2006).
PHONG LÊ
Anh "nhà quê" "chơi trèo" thành phố, với những thất bại và bi kịch khó tránh của nó. Mối quan hệ so le, bất bình đẳng giữa nông thôn và thành thị...
KỶ NIỆM 35 HỘI NHÀ VĂN VIỆT NAM (1957-1992) - 60 NĂM PHONG TRÀO THƠ MỚI (1932-1992)
NGÔ MINH
+ Cái đêm thẳm khuya Cửa Tùng gió ấy, tôi ngồi với Nguyễn Khắc Thạch bên này bờ sông, bên này chai rượu Huế, bên này mũi Si và bên này những nén nhang lập lòe như hồn ma nơi xóm Cửa!
VƯƠNG HỒNG HOAN
Vài năm gần đây truyện ngắn của Triều Nguyên xuất hiện trên Sông Hương. "Tháng bảy không mưa" là tập truyện ngắn đầu tay tập hợp một số những sáng tác chưa được công bố của anh. Đề tài chủ yếu trong tập truyện là viết về nông thôn.
PHONG LÊ
Một sự nghiệp viết chẵn năm mươi năm, tính từ Yêu sách của nhân dân An Nam (1919) đến Di chúc (1969).
NGUYỄN THÙY TRANG
THÍCH CHẤN ĐẠO
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử là một Thiền phái nhất tông mang tinh thần nhập thế tích cực đã góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc.
MAI VĂN HOAN
Nhà thơ Trần Vàng Sao, tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1941 ở thôn Vỹ Dạ, thành phố Huế.
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc “Gánh gánh… gồng gồng…”, Hồi ký của Xuân Phượng, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, 2020; Giải thưởng Văn học Hội Nhà văn Việt Nam năm 2020)
VŨ NGỌC GIAO
Có một lần tôi đã chia sẻ với nhà văn Vĩnh Quyền rằng, tôi rất thích Rừng Na uy.
VƯƠNG HỒNG
Ưng Bình Thúc Giạ Thị quê phường Vỹ Dạ, thành phố Huế, sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877, mất ngày 4 tháng 4 năm 1961. Ông là cháu nội Tuy Lý vương Miên Trinh, một nhà thơ nổi tiếng với "Vỹ Dạ Hợp tập".