HẢI BẰNG
Hội Thạt-luông - Ảnh: internet
Cánh rừng
Núi bọc Bản Đông nhà chụm lại
Ánh trời ngả xuống, bóng tìm nhau
Noọng đi nắng dạo quanh màu váy
Để gió miền tây lạc hướng nào
Ngày bun
Sông trắng dòng trôi báo hiệu mùa
Thuyền về đọ sức cuối kỳ mưa
Lửa đèn thả hội Mê-Kông-Sáng
Noọng đã thành hoa trước cổng chùa
Viêng Chăn
Đúng hẹn lên đèn hội Thạt-luông
Tay em buộc chỉ đón trăng tròn
Đường Viêng-Chăn tỏa trong chờ đợi
Mới nhận ra mà đã cảm thương
Quyến luyến
Trực thăng hạ xuống xoay màu nắng
Mở típ xôi thơm ánh mặt trời
Thà-Khẹt trưa nhòa trong bóng nước
Bay rồi mà ngợ mắt mình rơi
Trong dòng suối
Gió biếc sông chiều thương xứ bạn
Sóng trào chân núi chảy nôn nao
Tóc khoanh trời lại, bồng trong nước
Lửa gợn hoàng hôn suối bản Lào
Viết từ 20-10 đến 24-11-1988
(SH35/01&02-89)
THANH THẢO
DUYÊN AN
NGUYỄN THÁNH NGÃ
VŨ TUYẾT NHUNG
HUỲNH MINH TÂM
ĐÔNG HÀ
THY NGUYÊN
TRẦN VĂN LIÊM
ĐINH TIẾN HẢI
Nguyễn Hữu Quý - Bùi Sỹ Hoa - Nguyễn Đức Hưng - Trần Huy Minh Phương - Hoàng Vũ Thuật - Lâm Bằng - Tô Ngây
NGÔ QUANG HUỆ
NGUYỄN QUÂN
Những câu thơ của Trần Việt Hoàng như áng mây không ở lại mà điểm xuyết bóng mình trên dòng thời gian. Hình ảnh thơ là thế mạnh trong thơ Hoàng, soi thấy giấc mơ hao gầy, chái bếp của mẹ, lũy tre sân nhà, mái rạ tẩm đầy nhớ thương, soi thấu “tiếng chuông vọng mòn đỉnh núi”.
KIM LOAN
LÊ HẢI KỲ
VÂN PHI
PHAN LỆ DUNG
LÊ VIẾT HÒA
Võ Kim Phượng - Nguyễn Hồng Vân - Huỳnh Thị Quỳnh Nga - Ngô Mậu Tình - Vĩnh Thông
TỪ HOÀI TẤN