Đến nay, tròn hai chục năm sau - ngày 27/12/2004, nhà thơ Lương An mới "gặp lại" người bạn thơ Vĩnh Mai của mình, tuy ông an nghỉ tại nghĩa trang Thành phố Hồ Chí Minh. Thời buổi "tốc độ" này, khoảng cách Huế-Sài Gòn có đáng chi; mà các "cụ" đã "chia tay" với thân xác nặng nề, hồn thơ nhẹ tựa lông hồng, chỉ cưỡi gió "đằng vân" chớp mắt là gặp nhau. Hơn nữa, tuy ông quê ở Quảng Trị, nhưng bao năm gắn bó với Huế, tình cũ nghĩa xưa tạo nên sức hấp dẫn chẳng núi sông nào ngăn được. Thời trẻ, ông là học sinh Trường Quốc học, Huế; khi kinh tế khó khăn phải xin một chân thư ký trong Bộ Lại - nhờ công việc này mà ông đã cung cấp cho đồng chí Hồng Chương những tin tức có lợi cho cách mạng và ngay sau ngày Huế khởi nghĩa, ông được chuyển sang công tác tại Ủy ban Nhân dân Trung Bộ. Trong kháng chiến chống Pháp, ông hoạt động văn hóa-văn nghệ trong các cơ quan Tỉnh ủy Quảng Trị, Liên Khu ủy 4 sát cánh cùng với các anh Thanh Hải, Trần Hoàn, Dương Tường...xây dựng phong trào văn nghệ Bình Trị Thiên trong những năm tháng gian khổ nhất. Sau Hiệp nghị Giơ- ne-vơ, ông chuyển ra làm báo "Thống Nhất", năm 1973 trở về quê hương làm Phó Trưởng Ty Văn hóa Quảng Trị. Cho đến ngày đất nước thống nhất, ông mới có dịp trở lại Huế trong cương vị phụ trách phong trào văn nghệ (thuộc Ban Tuyên huấn Tỉnh ủy Bình Trị Thiên), rồi Ủy viên Thường trực Hội Văn nghệ Bình Trị Thiên. Ngoài tập thơ "Nắng Hiền Lương" (NXB Văn học 1962), nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu có giá trị của ông đều viết về Huế như "Vè chống Pháp", "Thơ Tùng Thiện Vương Miên Thẩm", "Thơ Mai Am - Huệ Phố"... (nguồn: TCSH số 192 - 02 - 2005)
|
Vậy là tròn 9 tháng sau Đại hội Văn nghệ toàn Tỉnh lần thứ 9, một trong những kiến nghị quan trọng của Đại hội đã được cơ quan quản lý cấp trên chính thức chấp thuận: cùng với việc đổi tên Hội Văn nghệ Thừa Thiên-Huế thành “Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên-Huế”.
LTS: Nhân Đại hội Chi hội Nhà báo tạp chí Sông Hương, toà soạn trân trọng giới thiệu bài viết của tiến sĩ Hồ Thế Hà, thành viên hội đồng biên tập Sông Hương - tổng lược khái quát những giai đoạn qua “chân dung” các nhà văn đã từng làm Tổng biên tập. Có thể nhiều nhận xét chưa thật mỹ mãn, đôi chỗ còn né tránh, dè dặt nhưng cũng là có cái nhìn “ngoái lại” để ước mơ dự cảm tới tương lai... TCSH
...người sáng tác phải dày công và phải có trình độ uyên thâm để xử lý những chất liệu đó và biến nó thành của mình nhưng lại phải mang được hơi thở của cuộc sống hiện đại...
Trong “làng văn nghệ”, lo Tết sớm nhất là những người gánh thêm vai “cộng tác viên” các tờ báo.
Nhân ngày Quốc tế phụ nữ, Tòa ... chúng tôi xin "khởi tố" một vụ tỏ tình bằng "thơ tán trai" nhằm "minh oan" cho thế giới đàn ông và cũng là để trả lại sự bình đẳng vốn có từ hai phía của sợi tơ hồng mà có khi lại là sợi dây oan!
VĂN GIÁNhững ngày vừa qua, và hiện giờ vẫn chưa hẳn đã chấm dứt, báo giới rộ lên câu chuyện về vấn đề sex trong văn chương. Mỗi người luận giải một cách. Người khắt khe theo lập trường đạo đức truyền thống thì phê phán. Người cởi mở theo tinh thần tân tiến thì tung hô. Lại có người theo phái trung dung, không ra giọng cấm đoán hay ủng hộ, chỉ kêu gọi không lạm dụng sex, không phản lại đạo đức, thuần phong mỹ tục dân tộc... Đây là một vấn đề không dễ bàn. Là kẻ vào cuộc muộn, tôi xin góp thêm một vài suy nghĩ riêng.
Cũng như cuộc đời, văn nghệ có biết bao buồn vui. Nhà văn cũng là người, cho nên có lúc cũng dở khóc dở cười bởi những chuyện ngoài văn chương. “Vạch túi cho người xem... bia” là câu chuyện hậu kì để bạn đọc chia sẻ với chuyện bếp núc làng văn.