Mọc như một kiêu hãnh lặng câm…

09:54 23/11/2018

PHAN VĂN NAM    

Sau các tập thơ Cùng đi qua mùa hạ (Nxb. Văn nghệ, 2005), Phía bên kia cây cầu (Nxb. Phụ nữ, 2007) và Ngày linh hương nở sáng (Nxb. Hội Nhà văn, 2011) được trao nhiều giải thưởng văn chương uy tín, tác giả Đinh Thị Như Thúy tiếp tục ra mắt tập thơ mới Trong những lời yêu thương (Nxb. Hội Nhà văn, 12/2017).

Ảnh: internet

Đây là cuốn sách nằm trong kế hoạch sách Nhà nước đặt hàng hằng năm nhằm tôn vinh ghi nhận hơn nữa những đóng góp thiết thực, hiệu quả trong lao động sáng tạo nghệ thuật, của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu lý luận phê bình vào sự nghiệp văn hóa, văn nghệ của đất nước.

Với 62 bài trong gần 200 trang in, chủ yếu là thơ tự do và thơ văn xuôi, nhà thơ Đinh Thị Như Thúy đã thổi một mạch ngầm trong trẻo, dịu dàng với những dòng thơ tươi mới, quyết liệt, ngập tràn sự khai phá, táo bạo. Mang sứ mệnh kiến tạo giá trị thi ca xuất phát từ những yêu thương tự trong sâu thẳm, tác giả làm sống dậy linh hồn đất đai, từ thực thể đến tâm thức, với những ám ảnh lạ lùng, sâu sắc và cũng không kém phần thi vị. Những bông hoa trắng ẩn hiện từ xa xôi vang vọng tiếng gọi tự do, từ đại ngàn đến thành thị chỉ như một giấc mộng dài, đánh thức đất đai xứ sở:

Vẻ đẹp đó. Quá chừng tinh khiết và lộng lẫy. Làm con người choáng váng. Thấy mình sao trần tục. Một ước muốn gột rửa bất chợt dâng đầy/ Là vậy. Bạn biết không? Sự cứu rỗi của cà phê không chỉ ở trong trái chín. Trong từng giọt sậm thơm lừng mỗi sáng/ Mà ở đây. Cả trong mùa tưới. Mùa hoa. Trong đất đai nồng nã. Trong ngọn gió hoang. Mang nỗi nhớ bay đi. Vượt trùng trùng xa ngái. Tìm đến một người”. (Hoa trắng tháng hai).

Đọc thơ Đinh Thị Như Thúy, thực khó định vị chính xác chúng ta đang ở đâu, những không gian nối tiếp nhau, mở ra vô tận, trong từng ánh mắt, từng hơi thở, từng cử chỉ, từng cái động chạm. Dường như những biến động trong thơ chị lạ lùng, tràn đầy tinh tế, cứ ẩn hiện chập chùng như sương, như gió, như mây, như nước, chẳng mang hình hài cụ thể nhưng vẫn mang lại cảm giác ấm áp, bao dung và nhân hậu. Nhà thơ Phan Hoàng từng nhận xét: “Từ vùng đất Tây Nguyên, từ khu vườn của mình, Đinh Thị Như Thúy đã cất lên tiếng thơ trong trẻo như suối nguồn, huyền ảo như đại ngàn, nghiêm cẩn như bảng đen phấn trắng, mang đến cho nền thơ Việt đương đại một ánh chớp, một giấc mơ đẹp và quyến rũ”. Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất thi ca Thừa Thiên Huế, chị có khoảng thời gian dạy học ở Tây Nguyên, năm 2012 chị chuyển về công tác tại Liên hiệp các Hội VHNT Đà Nẵng. Đến với thành phố bên bờ sông Hàn không lâu, chị đã phát lộ miền tâm tưởng cao đẹp với nhiều khát vọng thầm kín:

Thường đi dọc sông Hàn mỗi sớm mai/ Thời khắc vắng/ Đón ngọn gió đến từ bờ Đông/ Ngọn gió ăm ắp ánh mặt trời/ Ban mai/ Sông Hàn trắng/ Vẫn thương làm sao những vòm cây xa xôi/ Khu vườn thiếu hơi thở/ Lặng/ Dịch chuyển không làm nên ngăn cách/ Sông Hàn ban mai kéo một vệt sáng/ Cơn rùng mình bén ngọt/ Cắt vào ngày” (Ban mai đi dọc sông Hàn, trang 99).

Nỗi u hoài thế nhân vận vào đôi mắt nữ sĩ, cứ quấn lấy không rời, không đành tâm dứt bỏ, đành buông xuôi cảm xúc dưới những hơi thở khác, những sự sống khác, khoảnh khắc khác, tưởng như thật gần gụi nhưng lại hóa xa xôi: “tôi thuộc về giọng nói thì thầm trong tôi”. Định hình phong cách theo con đường của một người mê đắm với thi ca, nhưng chị là vô cùng tỉnh táo trong những lời yêu thương gửi trao đến độc giả, đến công chúng, dẫu đôi khi rơi vào cảm tính cá nhân, tuy nhiên điều đó càng minh chứng sự sắc sảo trong thơ chị, những con chữ được viết ra từ gan ruột, từ đáy lòng:

Ta chờ tiếng thì thầm/ Chờ hơi thở gấp/ Chờ một động chạm để tỏ bày cảm xúc/ Sao tất cả luôn quá chừng xa xỉ/ Cô độc níu bàn tay ta lưng chừng/ Không cho phép/ Chẳng điều kỳ diệu nào có thể xảy ra/ Sao chúng ta chạm mặt nhau chỉ để rời xa/ Sao cứ muốn trốn nhanh về nơi trú ẩn/ Vùi mặt vào gối chăn/ Tìm dấu vết chính mình/ Nghe đơn côi chảy rùng rùng trong máu/… / Đau đớn thú nhận đời sống thật quá buồn” (Chưa bao giờ ta đến được giấc mơ của nhau, trang 57).

Tầng tầng lớp các câu thơ đa nghĩa dẫn chúng ta đến một miền thơ nhiều gập ghềnh, khúc khuỷu nhưng cũng tràn đầy hoa thơm trái ngọt, ở đó không gian, xúc cảm tưởng chừng mong manh dễ vỡ, man mác u buồn nhưng cũng lấp lánh sắc màu, sắc màu của cái đẹp, sắc màu của tình yêu. Tác giả sử dụng nhuần nhuyễn nghệ thuật tu từ “phép điệp” tạo nên phong cách thi ca riêng, thú vị và độc đáo. Những bài thơ với trùng trùng điệp điệp thi ảnh, âm thanh gợi lên cõi giới thẩm mỹ đẹp đẽ, trong trẻo lạ lùng đã cho thấy những nỗ lực đáng ghi nhận của tác giả nhằm chuyển tải đến bạn đọc những khao khát tìm kiếm, tỏ bày, những lời trao gửi yêu thương:

Những tiếng gọi như tan vào khoảng rỗng/ Sương dâng mịt mờ/ Suốt một ngày dài một đêm dài/ Một ngày dài một đêm dài/ Rồi ngày dài rồi đêm dài tiếp nối/ Những tiếng gọi cứ tan vào khoảng rỗng/ Sương dâng mịt mờ/ Chỉ cây/ Và cây/ Và cây/ Những cây trổ mầm xanh bên cầu/ Những cây trơ trụi lá/ Những cây nứt ngang thân mềm rễ đỏ/ Những cây ngơ ngác đơm hoa/ Nhẫn nại đứng im lìm trong màn sương bủa vây như sữa/ Chỉ cây/ Và cây/ Và cây/ Đầm đìa chảy/ Từ lá từ thân/ Những dòng nước mắt trong suối lạnh/ Chỉ cây/ Và cây/ Buồn bã chịu đựng/ Chỉ cây/ Và cây/ Vẫn những tiếng gọi như tan vào khoảng rỗng/ Vẫn sương dâng mịt mờ/ Suốt những ngày dài những đêm dài/ Vẫn chỉ cây/ Và cây/ Và cây/ Bất lực/ Cháy những đốm lửa rưng rưng trong ký ức (Cây trong sương, trang 145).

Với chỉ hai hình ảnh chỉ “cây” và “sương”, tác giả đưa ta lạc vào chốn mê hoặc trong cõi giới thi ca đầy ngọt ngào và quyến rũ, tác giả luôn tạo ra khoảng trống bất tận để độc giả được hòa mình vào tâm hồn của tác giả, cùng hòa nhịp và cùng đồng điệu. “Đốm lửa” trong thơ Đinh Thị Như Thúy chính là đốm lửa của niềm tin và hy vọng, của sự dâng hiến cháy bỏng, của yêu thương vẫy gọi từ xa xăm diệu vợi. Còn rất nhiều điều đặc biệt trong tập thơ khá dày dặn “trong những lời yêu thương” được xuất bản lần này, đưa chúng ta khám phá mọi ngóc ngách của con chữ từ khi được gieo trồng đến khi “mọc như một kiêu hãnh lặng câm”.

P.V.N  
(TCSH357/11-2018)



 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRƯỜNG KÝ(“Nụ cười Áp-xara”: Truyện ký của Hà Khánh Linh, Nxb Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh, 1983)

  • PHẠM PHÚ PHONGChính cái bìa tập truyện ngắn là Sứ giả Việt Hùng do hoạ sĩ Đinh Khắc Thịnh trình bày đã gợi ý tưởng cho tôi viết bài này, sau khi đọc đi đọc lại vài lần tập truyện ngắn gồm có chín truyện của Việt Hùng - chín truyện ngắn anh viết trong vòng hơn mười hai năm, kể từ khi tập truyện ngắn đầu tay Cô gái hoàng hôn (1997, cũng gồm có chín truyện ngắn), ra đời cho đến nay.

  • Ý THIỆNVào ngày 27, 28 tháng 7 năm 2001, tại chùa Từ Đàm - Huế đã diễn ra Lễ kỷ niệm 50 năm ngày Gia đình Phật Hoá Phổ - tổ chức tiền thân của Gia Đình Phật tử Việt Nam, với hơn 3000 đoàn sinh về tham dự. Sự kiện này đã thu hút sự chú ý của nhiều tầng lớp nhân dân thành phố Huế cũng như phật tử khắp nơi trên đất nước.

  • NGUYỄN ĐỨC TÙNGNguyễn Đức Tùng: Chào nhà thơ và cô giáo dạy văn Đinh Thị Như Thúy. Được biết chị đang sống và làm việc ở một huyện thuộc tỉnh Đắc Lắc. Chị có tìm thấy cho mình một quê hương ở đó không?

  • ĐINH XUÂN LÂM - VÕ VĂN SẠCHTrong khi khai thác tư liệu về phong trào đấu tranh yêu nước chống xâm lược Pháp hồi cuối thế kỷ XIX của nhân dân ta tại Cục lưu trữ Trung ương, chúng tôi có tìm được hai bài thơ nôm của vua Hàm Nghi ban cho các quân thứ Bắc kỳ.

  • HỒ THẾ HÀKỷ niệm 8 năm ngày mất nhà thơ Tố Hữu (9-12-2002 - 9-12-2010)

  • NGUYỄN NHÃ TIÊNTừ buổi trình làng tập thơ “Bông hồng ngủ quên”, tiếp theo là tập “Nhặt mùi hương trầm đâu đây”, cho đến bây giờ thi phẩm thứ ba của Võ Kim Ngân “Viết lúc sang mùa” vừa mới được Nxb Văn học cấp phép ấn hành tháng 7-2010.

  • THANH THẢO(Đọc “Bán đảo” của Thái Bá Lợi)

  • TRẦN HUYỀN TRÂNNgày 10 - 10, Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế và Công ty Văn hóa Phương Nam đã tổ chức buổi tọa đàm về tiểu thuyết Biết đâu địa ngục thiên đường của nhà văn Nguyễn Khắc Phê. Buổi tọa đàm đã thu hút sự quan tâm sâu sắc của các nhà văn, nhà nghiên cứu và đông đảo sinh viên các trường đại học.

  • KIM QUYÊNSau tập thơ Ngày đầu tiên(*), nhà văn Trần Hữu Lục tiếp tục ra mắt bạn đọc tập Góc nhìn văn chương(**) và anh sẽ xuất bản tập truyện ngắn Trần Hữu Lục (tuyển chọn năm 2010). Thật là một mùa bội thu với nhà văn Trần Hữu Lục.

  • HỒNG DIỆU(Nhân đọc Trái tim sinh nở và Bài thơ không năm tháng *)

  • MAI VĂN HOANTôi cố hình dung những tháng ngày nhà văn Hồng Nhu trăn trở, băn khoăn lựa chọn việc trở về quê hay ở lại thành phố Vinh - nơi anh từng gắn bó đã hơn hai mươi năm với bao kỷ niệm vui buồn.

  • KHẢI PHONG“Thơ kỵ nhất viết điều người đã viết! Nhưng biết sao, khi tôi mến sông Cầu…Lòng khẽ nhắc: đừng nói điều đã viết,Sao âm vang cứ mãi gọi: sông Cầu”

  • (Về cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên Huế do Sông Hương tổ chức)BAN TỔ CHỨC CUỘC THINhằm tạo không khí sáng tác, phát hiện các cây bút trẻ Huế, trong khuôn khổ Chương trình Phát triển Tài năng Trẻ, Tạp chí Sông Hương tổ chức Cuộc thi truyện ngắn dành cho sinh viên đang theo học các trường đại học và cao đẳng ở Huế.

  • LÊ HUỆCuộc thi Truyện ngắn cho sinh viên Huế do tạp chí Sông Hương tổ chức đã thu hút được sự tham gia của rất nhiều các bạn trẻ mang trong mình khát vọng văn chương. Những truyện ngắn dự thi đã cho ta thấy được một vóc dáng mới của các cây bút trẻ Huế hiện nay: phản ánh cuộc sống đương đại từ nhiều góc cạnh bằng bút pháp tinh tế, mới mẻ, giàu trí tuệ và đầy chất thơ. Mười lăm truyện ngắn xuất sắc lọt vào chung khảo đã được tập hợp lại thành ấn phẩm mang tên “Yêu xa xa một phút”.

  • PHAN MINH NGỌC“Bài thơ về biển khơi” (*) là tập sáng tác đầu tay của cây bút nữ Trần Thùy Mai.

  • NGÔ HƯƠNG GIANGLàm thế nào để diễn giải hợp lý về Tường Thành?

  • KHẢI PHONGTôi đã có dịp gặp những trang thơ chân chất của Nguyễn Quang Hà trong “Tiếng gà trên đỉnh chốt”(1). Lần này gặp văn Nguyễn Quang Hà trong “Mùa xương rồng nở hoa” (2), cảm tưởng lưu lại trong tôi là văn anh gây được ấn tượng mạnh hơn thơ.

  • NGUYỄN ĐÔNG NHẬT19 lời chứng của những ONS(1) cuối cùng, lần đầu tiên được lên tiếng qua công trình nghiên cứu hoàn hảo của bà Liêm Khê LUGUERN(2) là những nhân chứng cuối cùng trong số khoảng 27.000 người từ Đông Dương bị lùa đến nước Pháp từ tháng 10/1939 đến tháng 6/1940 để phục vụ cho guồng máy chiến tranh của thực dân Pháp trong Thế chiến thứ II.

  • LÝ HẠNHAi trong đời chẳng đã một lần làm thơ. Dù làm thơ để giải trí hay sẻ chia thì những trang thơ ấy cũng là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tâm hồn.