Mở thêm những cách đọc hay

14:23 29/01/2021

Nỗ lực không ngừng nghỉ của các nhà nghiên cứu lý luận văn học Việt Nam trong nhiều thập niên qua là giới thiệu, nghiên cứu, tổng thuật các hệ thống lý thuyết để vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn văn học.

Công việc đó âm thầm, mẫn cán, trách nhiệm, đòi hỏi một sự sẻ chia và  “hy sinh” từ những nhà lý luận nghiên cứu chuyên sâu.

Kế thừa và phát triển những thành tựu nghiên cứu về tự sự học, Ma thuật của truyện kể (NXB Khoa học xã hội) của TS Cao Kim Lan là chuyên luận hấp dẫn người đọc. Cuốn sách từng nhận tặng thưởng loại A cho tác phẩm lý luận, phê bình của Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT T.Ư.

Tác giả đã dẫn người đọc tìm hiểu chiều sâu lý thuyết tự sự học qua diễn ngôn của W. Booth. Theo đó, nói một cách hình tượng “ma thuật của truyện kể” là năng lực của người cầm bút tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm thông qua cách thức, thủ pháp kỹ thuật  trong truyện kể. Chuyên luận gồm hai phần. Phần 1, tác giả tập trung vào “những lát cắt của tự sự học” khái quát nội dung nghiên cứu lý thuyết về tự sự học. Tác giả tìm tòi, tiếp thu nhuần nhuyễn lý thuyết tự sự học để vận dụng và nghiên cứu, diễn giải các hiện tượng văn học một cách thuyết phục, mang đến cho công chúng một cách thức đọc, phương thức đọc, “kỹ thuật kể chuyện các thủ pháp” nhằm dẫn người đọc hướng đến nhiều cách đọc, cách khám phá khác nhau về tác giả, tác phẩm văn học. Trong phần 2, Cao Kim Lan đã thực hiện trọn vẹn và khéo léo các phương thức đọc, thủ pháp kỹ thuật khi diễn giải một số tác phẩm, tác giả văn học Việt Nam, soi chiếu trên nhiều phương diện nghệ thuật, qua phương thức đọc, cách đọc khác nhau xuất phát từ góc độ người kể chuyện.

Với Ma thuật của truyện kể của Cao Kim Lan, người đọc “tình nguyện” đọc trong một tâm thế đi giải mã, tìm kiếm những vẻ đẹp khác lạ của văn chương nghệ thuật từ những điều tưởng như bình dị, xưa cũ. Tác giả buộc người đọc phải trầm tĩnh xem xét, suy ngẫm, đưa ra lựa chọn hình thức đọc; buộc người đọc phải đối sánh, tìm hiểu ngọn nguồn của một tác phẩm văn chương. Bởi lẽ, năng lực của người cầm bút làm nên nội lực cho tác phẩm văn học. Một tác giả nổi tiếng, một tác phẩm hay được soi chiếu dưới góc độ của người kể chuyện theo lý thuyết tự sự học, tự thân nó đã sản sinh ra một thứ ma lực hấp dẫn người đọc.

Trước những vấn đề lý luận vẫn được coi là khó, là khô khan - chuyên luận này vừa đủ sự sắc bén để diễn ngôn thành công các vấn đề lý thuyết, vừa đủ độ mềm mại thuyết phục, hấp dẫn người đọc/công chúng trước vấn đề thực tiễn của đời sống văn chương. Cuốn hút và say mê, độc đáo và khác lạ chính là sự tiếp nhận của những độc giả lý tưởng (giới nghiên cứu lý luận phê bình, học sinh - sinh viên), giới sáng tác, các nhà hoạt động báo chí nghệ thuật khi tiếp nhận tác phẩm văn chương. Đó là điều mà tác giả hướng tới qua cuốn sách. Cũng là điểm độc đáo của chuyên luận, ẩn chứa trong trái tim nhiệt huyết của một nhà nghiên cứu.


Theo Song Mua - Thời Nay

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Phan nhân 1972 ( Hồi ức K15 trường Chuyên Phan Bội Châu Nghệ Tĩnh - NXB Hội Nhà văn, tháng 7/2019 ) có lẽ là một trong những cuốn sách thú vị nhất về tuổi học trò mà tôi từng đọc.

  • Ngày 6-7, tại Hà Nội, buổi giao lưu ra mắt bút ký chính luận “Một thời Đông Bắc” của tác giả Vũ Mão và ký sự tiểu thuyết “Mãi mãi một thời Thiếu sinh quân” của nhà văn Ma Văn Kháng do NXB Kim Đồng tổ chức đã thu hút sự tham gia của đông đảo các nhà văn, nhà phê bình văn học, các cựu học viên trường Thiếu sinh quân Việt Nam.

  • Ra mắt tập thơ đầu tay năm 2003, đến nay, nhà văn Nguyễn Văn Học đã xuất bản 15 tác phẩm bao gồm tiểu thuyết, truyện ngắn và thơ.

  • Văn học Nhật Bản đang để lại dấu ấn sâu đậm và mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh dòng văn học kinh điển gắn liền với những tác giả có ảnh hưởng trên thế giới, thị trường xuất bản trong nước còn chứng kiến cuộc “đổ bộ” của những tác giả đương đại với số lượng tác phẩm không hề nhỏ.

  • Tôi vẫn luôn nghĩ rằng, đối với người nghệ sĩ, cô đơn tự xác lập hay cô đơn do ngoại cảnh, đó đều là những đặc ân. Bởi nhờ có cô đơn làm chất xúc tác, cảm thức sáng tạo mới bùng vỡ nơi người nghệ sĩ...” - Nhà văn Đỗ Chu cũng từng bảo: “Nghệ sĩ cô đơn được càng tốt!”.

  • Từ ba nguồn tư liệu chính sử, dã sử và dân gian, các nhà văn đã có cơ hội bung trổ trí tưởng tượng và khả năng hư cấu để cho ra đời những áng văn chương sinh động, hấp dẫn viết về lịch sử. Hai tiểu thuyết lịch sử mới ra mắt công chúng là “Từ Dụ Thái hậu” của Trần Thùy Mai và “Thiên địa phong trần” của Hà Thủy Nguyên.

  • Nhân kỉ niệm 62 năm thành lập (17/6/1957 – 17/6/2019), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt ấn bản mới tập truyện Dưới chân Cầu Mây của nhà văn Nguyên Hồng. Tập truyện gồm ba truyện đặc sắc dành cho thiếu nhi: Đôi chim tan lạcDưới chân Cầu Mây vàCháu gái người mãi võ họ Hoa.

  • NXB Hà Nội và Thư viện Hà Nội tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Thời cuộc và Văn hóa” của nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội nhà báo Việt Nam

  • Nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá Huy Cận là người đem tâm nguyện “làm bục nhảy đưa sự sống lên cao”. Nhiều nhà thơ, nhà nghiên cứu có dịp quần tụ nhớ về hồn thơ Huy Cận dịp 100 năm ngày sinh của ông.

  • “Ba năm tồn tại. Thời gian không dài. Nhưng kỷ niệm một thời niên thiếu tươi đẹp hào hùng trong gian khổ làm sao có thể quên!”. Sau hơn 70 năm, khi những mảnh ký ức bắt đầu mờ nhòa, nhà văn Ma Văn Kháng đã “gạn lấy chút sức lực còn lại”, “rờ rẫm nhớ lại những gì đã trải qua”, để tái hiện chân dung thế hệ “măng non cách mạng” giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp.

  • Nhà văn Trần Thùy Mai vừa ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử “Từ Dụ thái hậu” sau một thời gian dài im tiếng. Điều thú vị, cuốn sách đề cập đến lịch sử nhưng được tác giả viết bằng văn phong thuần Việt, với ngôn ngữ nhuần nhị để thu hút độc giả trẻ.

  • Có thể nói, tiểu thuyết gia hiện đại đầu tiên của văn học Việt Nam chính là nhà văn Hồ Biểu Chánh. Với kho tàng đồ sộ 64 cuốn tiểu thuyết, ông được mệnh danh là “người kể chuyện đời” đầy lôi cuốn và có cá tính.

  • Giữ một vị trí khiêm tốn trong đời sống văn chương, nhưng thể loại phi hư cấu thời gian qua vẫn đều đặn đến với độc giả. Thậm chí, nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang lớn, được in hàng chục ngàn bản. Chỉ có điều, trong những bảng vàng văn chương trong nước, hiếm khi những tác phẩm thuộc thể loại phi hư cấu được xướng tên.

  • Nhân dịp kỷ niệm 65 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2019), NXB Kim Đồng vừa cho ra mắt tập thơ “Điện Biên chiến thắng, Điện Biên thơ” của Đại tá, nhà thơ Ngô Vĩnh Bình tuyển chọn và giới thiệu.

  • Sau 65 năm, những kinh nghiệm lịch sử, bài học quý giá từ chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn được học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Không chỉ là góc nhìn riêng của mỗi bên, việc hợp tác để khai thác khối tư liệu, tài liệu lưu trữ - di sản chung của hai dân tộc Pháp - Việt nhằm có thêm sự đối chứng, từ đó làm rõ hơn lịch sử.

  • “ĐIỆN BIÊN PHỦ: 13/3-07/5/1954” là cuốn sách chuyên khảo của Tiến sĩ, Đại úy người Pháp Ivan Cadeau. Cuốn sách cung cấp các tài liệu lưu trữ của Pháp về sự kiện Điện Biên Phủ và chiến tranh tại Đông Dương, trong đó có nhiều tài liệu chưa từng công bố tại Việt Nam.

  • Ngày 30/4/1975 mãi là một ký ức tồn tại sâu thẳm trong tâm trí của những người đã trực tiếp chứng kiến. Đặc biệt là nhà báo, nhà văn Trần Mai Hạnh, người đã dành gần như cả cuộc đời cầm bút của mình để văn bản hóa lại những ký ức lịch sử về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước một thời của dân tộc Việt Nam.

  • Với sự nhân từ, đức độ, Từ Dụ thái hậu được dân gian lưu truyền là người phụ nữ quyền lực có sức ảnh hưởng to lớn dưới triều nhà Nguyễn. Từ cảm hứng ấy, nhà văn xứ Huế Trần Thùy Mai đã viết Từ Dụ thái hậu - một trường thiên tiểu thuyết gồm 69 chương, có thể xem là tiểu thuyết lịch sử dạng “cung đấu” hiếm hoi của văn học đương đại.

  • Sáng ngày 22/4/2019, tại thành phố Hồ Chí Minh, Khoa Văn học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tiến hành buổi toạ đàm khoa học, giới thiệu công trình Nghiên cứu, lí luận, phê bình văn học ở Nam Bộ thời kì 1865-1954.

  • Sách của nhà phê bình khơi gợi tình yêu cuộc sống qua những vẻ đẹp giản dị, nhân văn.