Mở đường về Nam

16:41 24/02/2009
HUỲNH KIM PHONG(Chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền , thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2005)

Sau buổi lễ bế giảng khoá học, đồng chí Hiệu trưởng Thượng tá Nguyễn Khang trường sĩ quan công binh mời số anh em học viên miền Nam ở lại để tâm sự và dặn dò: “...Trước giờ các đồng chí lên đường về miền Nam chiến đấu tôi tha thiết nhắc lại: kẻ thù rất thâm độc và xảo quyệt... các đồng chí hãy luôn luôn cảnh giác, đề phòng cạm bẫy, rất thận trọng trong khi tháo, gỡ bom mìn, luôn nhớ là không bao giờ có được sai lầm lần thứ hai. Chúc các đồng chí mạnh khoẻ, lên đường giải phóng miền , chiến đấu thắng lợi!”.

Mùa khô năm 1966 mở đoạn đường B68 là đoạn đường rẽ từ đường mòn Hồ Chí Minh nối đến Tà Lương. Đoạn đường từ Tà Lương với Huế trước kia Ngô Đình Diệm đã làm để tiến đánh ra miền Bắc Việt Nam.
Giữa núi rừng Trường Sơn trùng điệp xuất hiện con đường rộng thênh thang tiếp giáp với Tà Lương. Bọn Mỹ Thiệu dự đoán kế hoạch chi viện của ta. Đêm dùng máy bay B52 rải bom, ngày loại thần Sấm, con ma rải bom và bắn phá rất ác liệt.
Sáng sau, máy bay trinh sát Mỹ thấy vết bánh xe ta hoạt động, Mỹ liền rải chất độc hủy diệt màu xanh lá cây để dễ thấy những đoạn xung yếu đánh phá hiệu quả hơn, song sự chi viện cho chiến trường không hề ngưng trệ.
Năm giờ sáng ngày sau, Mỹ đổ bộ quân xuống đoạn đầu đường B68 gài nhiều loại mìn và các loại vũ khí nguy hiểm giết người dài vài trăm mét. Mười giờ bọn Mỹ cút xéo!
Đơn vị tôi C1 - D4 - Binh trạm 42 - Đoàn 559 nhận nhiệm vụ quét sạch mìn. Trong đại đội hầu hết anh em người Hà Bắc, chỉ riêng tôi là dân Nha Trang và đã học trường Công binh.
Tôi được phân công đi trinh sát cùng ba chiến sĩ tìm Mỹ gài mìn bằng mắt thường, may sao trời không mưa nên những nơi Mỹ gài mìn đều dễ phát hiện.

Tôi đi trước và mỗi người cách nhau mười mét. Mới đi vài chục bước thấy ba sợi chỉ màu xanh lá cây giăng ra ba hướng. Tôi biết đó là mìn râu tôm. Vướng dây chỉ ấy hoặc dẫm lên ba râu là mìn nổ. Quan sát thật kỹ: cắt dây chỉ, rồi đến quả mìn, gài chốt an toàn, tôi định giở mìn lên. Song nhớ lời đồng chí Hiệu trưởng Nguyễn Khang, tôi cột dây quả mìn và lùi lại cùng đồng chí chiến sĩ kề tôi, tìm nơi ẩn nấp. Tôi kéo dây, mìn nổ vang cả núi rừng. Hai chiến sĩ phía sau chạy tới liền hỏi: “Sao mìn nổ vậy thủ trưởng? “Tôi cười khì, và nói: “Bọn Mỹ xảo quyệt thật! Đã gài mìn còn gài bẫy bí hiểm nữa, nếu không cảnh giác thì mình đã kết duyên với tử thần rồi!” Nghe mìn nổ, đơn vị mang cả cáng thương chạy đến, đồng chí chính trị viên ngỡ ngàng hỏi: “Mìn nổ mà các đồng chí vẫn bình thường vậy sao?” Một chiến sĩ nhanh nhảu trả lời: “Thủ trưởng đang nghiên cứu phá bẫy gài mìn của Mỹ đấy!” Đồng chí chính trị viên như người chị hiền trầm ngâm lo lắng cho chúng tôi, nói: “Các đồng chí về nhà nghỉ ngơi và rút kinh nghiệm, sau đó ta tiếp tục!” Tôi hiểu ý và đề nghị cho chúng tôi được tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ sớm nhất. Từ chỗ mìn đã nổ, bước vài bước thấy giữa vệt bánh xe có đất mới. Bới đất thì đây là loại M11 để chống xe cơ giới và xe tăng. Đề phòng Mỹ gài bẫy, đào đất quanh quả mìn chẳng thấy gì, giữ chặt quả mìn, đào đất dưới đáy quả mìn rờ gặp ngòi nổ phụ hình khối trụ đường kính 2cm, dài 3cm gài chốt an toàn ngòi nổ chính và phụ rồi cột dây vào mìn M11, tìm nơi ẩn nấp. Tôi hô: Kéo! Ba chiến sĩ giật mạnh dây, quả mìn bật tung lên an toàn. Nét mặt các chiến sĩ rạng rỡ nụ cười sung sướng. Riêng tôi lại lầm lì đi tìm gỡ một quả mìn râu tôm khác để về huấn luyện cho đơn vị.

Sớm tinh mơ, sương mù dày đặc, khí hậu mát mẻ, chim chóc hát vang vui tai. Đứng trước hàng ngũ chỉnh tề với những gương mặt anh hùng của các chiến sĩ, tôi mạnh dạn nghiêm nghị, nói: “Nhiệm vụ gỡ mìn rất nguy hiểm đến tính mạng, đồng chí nào cảm thấy không nắm chắc các động tác gỡ mìn thì được tự nguyện bước ra khỏi hàng!”. Sau vài phút im lặng, chẳng có chiến sĩ nào bước ra khỏi hàng cả. Tôi liếc nhìn đồng chí chính trị viên nét mặt rạng rỡ, vui mừng, xúc động nghẹn ngào và chứa đầy niềm tự hào với chiến sĩ của đơn vị. Tôi nói tiếp: “Đi gỡ mìn là cảm tử quân âm thầm lặng lẽ! Mất cảnh giác và sơ suất chỉ một lần là hy sinh! Chiến sĩ công binh tháo, gỡ bom, mìn nên ghi lòng tạc dạ!
Đơn vị đã gỡ cả trăm quả mìn.
Mặt trời đã xế bóng, đồng chí Trần Minh Thông trung đội trưởng B1 chạy đến: “Báo cáo thủ trưởng! B1 gặp bãi mìn quái lạ lắm. Tôi đã cho anh em dừng lại và tìm nơi ẩn nấp, xin ý kiến thủ trưởng!”.

Bãi mìn dày đặc kỳ quái trên đoạn đường cong hiểm trở, dây chỉ xanh lá cây, dây nổ màu đỏ giăng chằng chịt đất đỏ mới khắp mặt đường và lên trên sườn đồi. Nhìn bãi mìn mà lòng tôi cảm thấy ngao ngán và rùng mình. Một cảm giác so đo tính toán trong đầu tôi. Anh em miền Bắc vì quê hương miền sẵn sàng xả thân, còn tôi là dân miền , là thủ trưởng đơn vị mà lại chần chừ sự hy sinh này sao!
Tôi lầm lì và hết sức thận trọng từng bước đi, từng động tác, nhìn nhận chính xác và phân tích kỹ mưu mẹo của kẻ thù. Trời nắng, nóng rực, cả đơn vị hầu như nín thở theo dõi tôi hoá giải các bẫy mìn từ mặt đường lên đến đồi dốc cao hơn mười mét, rải dài hơn hai mươi mét: 4 quả mìn M11, 8 quả mìn râu tôm, 4 quả mìn M34 (loại này giống quả lựu đạn to; nặng 5 kg), 4 quả bom cháy Phospho (dài 1m20, đường kính 25cm) 4 bao chất độc hoá học đã bị chọc thủng: mùi rất hôi, bị hít vào phổi,  ngực đau tức như muốn ngừng thở; mắt cay xè, nước mắt chảy ròng ròng nhức nhối rất khó chịu.
Bãi mìn và các loại vũ khí giết người đều có gài bẫy phụ, có dây nổ liên kết nhau, hễ nổ một nơi là toàn bộ đồng loạt nổ hết luôn.
Đơn vị hoàn thành nhiệm vụ mất 2 ngày và có 3 chiến sĩ gỡ mìn anh dũng hy sinh.

Sau 3 ngày Mỹ vẫn thấy vết xe ta lăn bánh, chúng rải bom trên tuyến đường B68. Thấy bom rơi mà chẳng nghe nổ quả nào. Trinh sát về báo cáo: các nơi thả bom đều thấy cả bom từ trường, bom nổ chậm lẫn lộn. Mỹ chơi xỏ thâm độc, gây rất nhiều sự khắc phục cho ta. Phá bom dù là loại gì thì cũng đơn giản thôi, song phá bom mà ảnh hưởng đến sự tiếp viện chậm trễ cho chiến trường là có tội với dân, đơn vị phải cân nhắc tính toán kỹ lưỡng. Tổ trinh sát cuối cùng về báo cáo có một quả bom nổ chậm nằm ngay sát mố cầu. Phá bom thì hư cầu, ít ra phải mất 2, 3 đêm không trông xe được và mất rất nhiều công sức và vật liệu. Ban chỉ huy quyết định đào lên, lăn bom xuống vực. Đồng chí Lê Tấn Bình trung đội trưởng B2 và ba chiến sĩ tưởng đấy là bom nổ chậm, sẵn có xẻng sắt, đào đất nhanh tay và đều sinh ra cảm ứng từ trường. Bom nổ. Bốn đồng chí hy sinh chỉ nhặt được vài miếng thịt rơi xuống mặt đường cạnh góc thành ta luy.
Đây có thể là loại bom kết hợp vừa mang tính từ trường và nổ chậm. Chúng tôi không lường hết nổi sự thâm độc của bọn Mỹ. Nếu chúng tôi nhạy bén cảnh giác đào đất bằng xẻng đồng thì chưa chắc đã xảy ra sự mất mát đau thương này. Một bài học hết sức đau đớn và cay đắng bằng xương máu của đồng đội, đồng chí!

Hai ngày sau máy bay trinh sát Mỹ vẫn thấy vết xe ô tô lăn bánh. Một giờ đêm máy bay B52 rải bom hai lượt và năm giờ sáng máy bay FA và F105 thay phiên nhau nhiều lượt rải bom và bắn phá liên tục đến mười một giờ trưa.
Ngớt tiếng máy bay, để trinh sát về báo cáo có một quả bom nổ chậm nằm ở góc cùi chỏ có độ dốc cao. Nếu phá bom thì đêm nay xe không qua được. Nếu không phá bom thì lái xe không dám đưa xe qua. Ban chỉ huy đại đội quyết tâm đào bom lên. Đào đất bằng xẻng đồng an toàn. Anh em đã đào lên và báo cáo không phải bom từ trường mà cũng không phải là bom nổ chậm. Tôi ra xem, đây là một bom đặc biệt chống tháo đầu ngòi nổ. Anh em định lăn xuống vực. Tôi ngăn lại và suy nghĩ: nếu tôi không tháo đầu ngòi nổ ra thì hậu quả sau này sẽ có vài người chết. Bộ đội hoặc đồng bào dân tộc thiểu số không biết phương pháp tháo đầu ngòi nổ ra. Tháo ngòi đầu nổ quả bom chống tháo như tháo bình thường thì bom nổ tức thì. Tôi xin tình nguyện tháo đầu ngòi nổ. Hoan chính trị viên đang trầm ngâm suy nghĩ chưa dám trả lời thì đồng chí Ứng Công Minh phó chính trị hỏi: “Anh có bảo đảm an toàn không?. “Tôi thản nhiên: “Tôi biết khả năng của mình, mong hai đồng chí yên tâm!”.

Đồng chí Võ Văn Mạnh trung đội trưởng đẹp trai lực lưỡng luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ khó khăn nhất và trong cuộc sống rất tế nhị, bất giác hỏi tôi: “Tháo ngòi nổ bom có gì mà thủ trưởng cẩn thận đến thế”. Tôi xuề xoà nói: “loại bom này hơi khó tính, mình cảnh giác và chiều chuộng một chút cho an toàn chứ có sao đâu!”. Tôi không dám nói sự thật những gì đem đến sự nguy hiểm đến tính mạng mình và đồng đội.
Đặc điểm khi tháo ngòi đầu nổ bom chống tháo là lăn và lắc mạnh để làm sao hòn bi luôn luôn nằm dưới đáy quả bom xoắn theo vòng xoáy, tay nắm đầu ngòi nổ phải nhạy bén và giữ chính xác từng động tác, đầu ngòi nổ dần dần được tháo ra. Nếu để hòn bi leo lên và kẹt lại là bom nổ. Sau ba mươi phút lao động nguy hiểm, tôi thở phào nhẹ nhõm. Đồng chí chiến sĩ trẻ Hà Sinh da ngăm đen, cơ bắp cuồn cuộn nổi lên khoẻ khoắn nhe răng cười, rồi thắc mắc: “Bom gì mà quái gở thế! “Tôi phân giải: “Loại bom này, Mỹ chế tạo, nếu ai dám tháo đầu ngòi nổ là phải chết ngay tức khắc! Gọi là bom chống tháo đầu ngòi nổ, nhưng ba anh em chúng ta đã tháo ngòi đầu nổ ra rồi mà vẫn ung dung tán phét đấy thôi!” Anh em lè lưỡi ngao ngán và rùng mình.

Với lòng yêu quê hương miền Nam ruột thịt là bộ đội cụ Hồ, là em thân thương của người anh cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi chiến đấu như những cảm tử quân, chỉ có quyết thắng và coi sự hy sinh cá nhân mình cho Tổ quốc nhẹ nhàng, bình thản như những nông dân bình thản cày cuốc ra đồng ruộng lao động vậy thôi!
H.K.P

(nguồn: TCSH số 194 - 04 - 2005)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • NHỤY NGUYÊN
                     Bút ký

    Bao Vinh hôm nay nếu soi vào lịch sử thật chẳng xứng với danh hiệu là khu thương mại lớn của đất kinh kỳ vào thế kỷ XIX.

  • Sông Hương xứ Huế đã bao đời miệt mài làm nên những nét tinh tế và độc đáo của văn hóa Việt Nam. Đó là dòng chảy giao hòa và dung hợp của nét văn hóa truyền thống dân gian với văn hóa cung đình với những con người Huế với những nét đặc trưng không lẫn với bất cứ nơi nào về giọng nói, tiếng cười, điệu hò và những món ăn Huế hấp dẫn.

     

  • ILIA ÊRENBUA
            Trích hồi ký

    Tôi đã viết, tôi đón đợi đại hội các nhà văn Xô-viết hệt như một cô gái đón đợi buổi vũ hội đầu tiên trong cuộc đời. Nhiều trong số những niềm hy vọng ngây thơ của tôi, có thể đã không được thực hiện, nhưng đại hội vẫn còn đọng lại trong ký ức của tôi như một ngày hội lớn, kỳ lạ.

  • HOÀNG LONG 

    Đây là một tiểu thuyết cực tiểu, gồm năm thiên. Và không có tên. Cũng như mọi thứ trên đời này đều như vậy. Tự thân không có tên. Chúng ta đặt tên cho chúng và ban cho vạn vật một ý nghĩa nào đó với chúng ta. Tất cả là do tâm tạo tác. Cái vọng tưởng đó của ta chẳng liên quan gì đến thế giới. Vì thế giới vận hành trong sự không tên.

  • NHÂN KỶ NIỆM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SĨ 27/7/2013

    HỒNG NHU
              Bút ký

  • NGUYỄN QUANG HÀ
                            

    Vừa mới hôm nào nhận thư Phong Sơn báo tin năm nay sẽ được mùa lớn. Lúa phơi màu rất đẹp.

  • VÕ NGỌC LAN

    Đi trong thành phố xanh này, ở đâu cũng thấy một màu xanh dịu mát. Có lẽ nhờ thế mà mưa nắng cứ đến rồi đi, cỏ hoa cứ bốn mùa làm xanh thêm cuộc hành trình mưa nắng.

  • BẢO CƯỜNG 

    Tiếng sáo làm bạn với con người ngay từ tuổi ấu thơ. Tiếng sáo gợi hồn quê hương dân tộc. Chỉ với một ống trúc giản dị, mục đồng đã chế tạo thành một ống sáo để thổi. Những ngày lùa trâu ra đồng các em ngồi vắt vẻo trên lưng trâu thổi sáo nghe réo rắt, vang xa đến tận cuối làng.

  • MAI VĂN HOAN

    Nhà thơ Hồ Chí Minh từng viết: “Cổ thi thiên ái thiên nhiên mỹ” (Thơ xưa yêu cảnh thiên thiên đẹp). Có thể nói thiên nhiên tràn ngập trong thơ xưa - đặc biệt là mây, gió, trăng, hoa, tuyết, núi, sông… Riêng về cỏ, các nhà thơ xưa rất ít nhắc đến.

  • NGUYỄN KIM CƯƠNG  

    Những ngày đầu Tết Mậu Thân 1968, quân dân ta tấn công và nổi dậy khắp các thành thị miền Nam, buộc lực lượng Mỹ và quân đội Sài Gòn phải phân tán đối phó.

  • CÁI NẾT  

    Trên cánh đồng lúa Mụ Dâu ngút ngàn, lạ thay, người ta không thấy màu xanh non của mạ, chỉ thấy một rừng hoa dài đến tận chân trời…

  • NGUYỄN THỊ THÁI  

    Bao lâu rồi dã quỳ nồng nhiệt, dã quỳ rủ rê, dã quỳ khắc khoải, dã quỳ đớn đau. Tây Nguyên thấp thỏm màu vàng, mỗi người có một lần đợi mong, người thiếu phụ mang trong ngực tháng mười mơ ước, nhập vào sắc hoa hoang dại mênh mang thương và nhớ.

  • NGUYỄN DƯ

    Đi đâu mà vội mà vàng
    Mà vướng phải hố, mà quàng phải xe

    Ngày nay, nhiều người sợ đi ngoài đường. Khác ngày xưa…

  • NGUYỄN TRƯƠNG KHÁNH THI

    Chiều hôm ấy mưa to lắm…
    Được cô cho nghỉ sớm, tôi rời lớp học thêm vật lý và đi dạo cùng đứa bạn thân. Thấy lề đường ướt sũng mà trái tim tôi cũng ướt theo. Nhìn qua thấy đứa bạn đang nói chuyện điện thoại với cha của nó… thì ra, hơn nửa tuổi thơ này… tôi đã không có cha! Trời hôm nay thật lạnh nhưng chỉ lạnh bằng một góc nào thật nhỏ của tháng ngày trước, cái ngày mà cha tôi ra đi… nỡ để lại trước mắt đứa con gái bé nhỏ của ông một cái xác không hồn…

  • HOÀNG HỮU CÁC

    Tiếng chân giày của trung tá Nguyễn Đình Sơn bước bồn chồn trên nền đất ẩm của căn hầm kiên cố dùng làm sở chỉ huy của đoàn B15 bộ binh là âm thanh duy nhất tôi nghe được ở đây trong chiều hôm nay.

  • THÁI KIM LAN

    Con thương yêu,
    Mẹ đang ở Huế, ngồi trong nhà của ngoại viết thư cho con. Con ơi, rời mùa Thu Munich về đây, lại thấy Huế cũng Thu.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ
                  bút ký

    Hồ Tịnh Tâm lại đã đến mùa sen nở. Những cánh sen trắng khiêm tốn lấp ló giữa bạt ngàn lá xanh dịu. Mới đó, năm ngoái, sau cơn bão số 8, ngôi nhà lục bát trên hòn đảo giữa hồ bị đổ nát, cảnh hồ thật tiều tụy. Quy luật xoay vần của thiên nhiên quả là kỳ diệu.

  • TỐNG TRẦN TÙNG

    Xin được giải thích ngay cụm từ “đi mót” ở đây. Theo từ điển tiếng Việt thì nghĩa thứ hai của từ mót là “nhặt nhạnh của để rơi vãi hoặc bỏ sót”.  Tuy vậy, ở quê tôi, khi nói đến đi mót thì người ta nghĩ ngay đến đi mót ngày mùa, mùa gặt lúa, mùa cày khoai, mùa nhổ lạc…

  • THÍCH CHƠN THIỆN
                            Tùy bút

    Kinh Pháp Cú (Dhammapada), một bản kinh phổ biến nhất trong các nước Phật giáo Bắc truyền và Nam truyền (Phật giáo thế giới) ghi: “Những người có đủ 36 dòng ái dục, họ mạnh mẽ rong ruỗi theo dục cảnh, người có tâm tà kiến hằng bị những tư tưởng ái dục làm trôi giạt hoài”. (câu 339)

  • NGUYỄN KHẮC THẠCH  

    Trên bàn tay Phật pháp vô biên hẳn còn nhiều hướng đi khác tích cực hơn và Tạ Thị Ngọc Thảo đã chọn phương pháp Vòng Thời Gian (hay Đạo pháp Calachakra) trong Mật giáo.