Mâu thuẫn như bún bò Huế

15:09 04/04/2014

Hiếm có món ăn nào chứa đầy mâu thuẫn và cũng đầy... hợp lý như bún bò Huế.

Khi cho hai loại nguyên liệu chủ lực của bún bò Huế là thịt bò bắp và giò heo vào nấu chung một nồi là đã trộn lẫn hai đặc tính đầy mâu thuẫn, bởi “thịt bò thì nổi, heo thì chìm”, cũng như “bò teo, heo nở”.

Chưa hết, sả và ruốc, hai thứ tạo nên hương và vị cho món ăn này cũng đầy mâu thuẫn, vì tinh dầu sả vốn nhẹ và thơm, ruốc lại nặng mùi. Cái khó khi nấu bún bò Huế là sả và ruốc phải đủ lượng, thiếu ruốc thì nước dùng nhạt nhẽo, thiếu sả sẽ không có mùi thơm; cả hai thứ đều nhiều thì mùi nặng nề, hăng hắc, không tỏa ngát; lượng vừa đủ thì hương thơm của sả sẽ đưa mùi ruốc bay xa.

Cho xương heo và xương đuôi bò vào nồi nước, nấu sôi vài phút để xương “nhả” hết chất bẩn, đổ hết nước luộc ban đầu, sau đó đổ nước lạnh đã nêm muối và mắm ruốc (mắm ruốc phải hòa vào nước lạnh, đánh tan ra rồi gạn bỏ bã để tránh nặng mùi), cho luôn thịt bò bắp đã lạng bỏ hết mớ bạc nhạc, cuộn tròn, bó chặt cùng giò heo chặt khúc vào nấu chừng hai giờ với vài trái thơm (dứa), bó sả đập dập để thịt mau mềm, nước dùng có vị ngọt và nổi váng sao bởi tinh dầu sả. Khi nước sôi thì nhỏ lửa, thỉnh thoảng hớt bọt trên mặt nước để nước bún được trong và không nhiều váng mỡ.

Bò bắp, giò heo vừa chín vớt ra, ngâm ngay vào nước lạnh có pha chút muối để thịt không bị đen, không bị nhũn và giữ được độ giòn; chừng mươi phút vớt thịt ra để nguội. Nêm thêm nước mắm, bột ngọt cùng nước màu để nước bún nổi váng đỏ pha lẫn ánh sao, tạo nét thẩm mỹ cho món ăn.
Trong khi chờ thịt chín, bắc chảo nhỏ lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho hạt điều, chút ớt bằm vào xào cho ra nước màu đỏ cam; chia nước này ra làm hai phần, một phần lọc qua rây nêm vào nồi nước dùng. Phần còn lại, tiếp tục đun nóng, cho thêm ớt bột, sả bằm, mắm ruốc vào xào chín, nhắc xuống, để nguội, cho vào hũ để làm sa tế.

Khi ăn, nhúng bún sợi to vào nước nóng, trút ra tô (bún sẽ “nhả” bớt vị chua, nước đục và giữ cho tô bún nóng lâu), thêm vài lát bò bắp, khoanh giò heo lên trên rồi chan nước vừa ngập bún, điểm thêm nhúm hành ngò cùng vài lát ớt đỏ.

Tô bún bò Huế khi đó trông thật hấp dẫn. Nước bún trong, khoe những sợi bún trắng nằm xếp lớp dưới những lát bò bắp màu nâu đỏ điểm vài đường vân màu vàng nhạt cùng khoanh giò heo có lớp da trắng ngả vàng, ôm ấp lớp thịt nạc và miếng xương trắng, trông như nhụy hoa, ở giữa; nổi bật trên nền xanh của hành ngò, cần tây xắt khúc là vài lát ớt đỏ, được quyện quanh bởi những váng sao của tinh dầu sả. Thả thêm ít sa tế vào tô, ớt bột và sả bằm sẽ từ từ nở bung ra; mùi thơm của sả, vị cay của ớt cứ từ từ, nhẹ nhàng lan tỏa khiến những ai ngồi trước tô bún, dù chưa ăn, cũng phải hít hà...

Nguồn Depplus

 

 

 

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Di tích lịch sử Đình Dương Xuân Hạ nằm ở khu vực thuộc làng cổ Dương Hóa, với bề dày lịch sử trên dưới 500 năm.

  • HOÀNG NGỌC CƯƠNG

    LGT: Trong quá trình tìm hiểu về sự nghiệp trước tác của Thái sư - Tuy Thịnh Quận công Trương Đăng Quế (1793 - 1865)(1), chúng tôi đã phát hiện ra bài tựa Ninh Tĩnh thi tập tự [寧靜詩集序: Bài tựa Tập thơ Ninh Tĩnh]; được in trong sách Trương Quảng Khê công văn tập [張廣溪公文集: Tap văn của ông Trương Quảng Khê], từ tờ 29a - 30a, tập sách hiện đang được lưu trữ tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, dưới ký hiệu R.315.

  • TÔN THẤT BÌNH

    Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.

  • CAO THỊ THƠM QUANG

    Kinh thành Huế là tòa thành ở Cố đô Huế, nơi đóng đô của vương triều Nguyễn trong suốt 140 năm từ 1805 đến 1945. Hiện nay Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 29 tháng 3 năm 1993.

  • TRẦN VĂN DŨNG   

    Vừa qua, sau khi tấm hình chụp về Ngọ Môn không có 8 bộ mái lợp ngói thanh lưu ly ở lầu Ngũ Phụng xuất hiện trên các trạng mạng xã hội đã lôi cuốn một lượng lớn độc giả quan tâm tìm hiểu, đã có nhiều ý kiến bình luận đưa ra khác nhau.

  • TRẦN VĂN DŨNG

    Nhà vườn truyền thống là di sản đặc trưng tạo nên bản sắc văn hóa Huế, ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách, tâm hồn của con người xứ Huế.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Triều Sơn, một tên làng đã vào dạ người Huế bao đời nay, qua câu hò ru em vời vợi. Nhiều người Huế nghĩ rằng làng Triều Sơn chuyên buôn bán, với cụm từ “Triều Sơn bán nón” có trong bài hò ru em phổ biến.

  • THANH HOA - LÊ HUỆ

    Chợ Đông Ba có vị trí đắc địa khi nằm ở trung tâm thành phố Huế, dọc bờ sông Hương, bên đường Trần Hưng Đạo, cách cầu Trường Tiền khoảng 100m về phía Bắc. Đây không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Huế mà còn là nơi để du khách tìm hiểu văn hóa vùng đất Cố đô.

  • VÕ QUANG YẾN

    Tạp chí Sông Hương đã có nhiều lần đề cập đến vấn đề sông Hương và cầu Trường Tiền, nhất là về năm xây cầu: Phan Thuận An, Phụ trương đặc biệt số 2; Quách Tấn, số 23; Hồ Tấn Phan, Nguyễn Thị Như Trang, số 29.

  • “Màu vàng lồng lộng chảy tràn lá xanh” là bộ sưu tập 11 chiếc áo dài xưa, bảo vật của gia đình Tiến sĩ Thái Kim Lan, gồm long bào Vua Khải Định, áo dài gấm the, áo mệnh phụ, áo lụa vàng, áo dài Hoàng thái hậu, áo mệnh phụ công nương, áo gấm xanh rêu, áo xiêm, áo dài lụa vân xanh... Được sự hỗ trợ của Viện Goethe tại Hà Nội lần này bộ sưu tập được đưa từ CHLB Đức về trưng bày tại Bảo tàng Văn hóa Huế,  từ 18/5 đến 12/6/2016. Nghệ sĩ sắp đặt Veronika Witte, cũng từ CHLB Đức, trực tiếp thực hiện trong một không gian vô cùng lý tưởng. Tại phòng trưng bày chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn nhanh chủ nhân bộ sưu tập.

  • PHẠM HỮU THU

    Những ai đã từng qua lại con đường Ngô Quyền, hẳn sẽ mừng vui khi thấy nơi này vừa xuất hiện một công trình mà nhiều người quen gọi là Bệnh viện quốc tế Trung ương Huế. Đây là mô hình xã hội hóa được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Y tế và Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị đầu tiên của cả nước (trong số 18 bệnh viện) được Chính phủ cấp tín dụng ưu đãi nhằm hiện thực hóa chủ trương này.

  • LÊ QUANG THÁI

    Một thời trong quá khứ xa gần, người phương Tây đã từng gọi và như đặt tên cho Đô thành Phú Xuân Huế là “thành phố quan lại”.

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015. Trong đó có cho biết:

  • Một số thông tin chung

    Một trong những bài viết nêu vấn đề Hội Quảng Tri - Huế có thể bị xóa bỏ đã được báo Tuổi Trẻ nêu lên trong bài “Huế xóa bỏ dấu tích nơi cụ Phan Bội Châu từng diễn thuyết?” ngày 26/11/2015.

  • DƯƠNG PHƯỚC THU

    Hội quán Quảng Tri hiểu một cách nôm na ý nghĩa về cái tên của hội quán này là nơi giao lưu, sinh hoạt văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật... nhằm mở rộng sự hiểu biết. 

  • LTS: Trong thời gian qua, báo chí trong nước đã phản ảnh về việc Hội Quảng Tri - nơi diễn ra các hoạt động khai trí ở Huế đầu thế kỷ 20 - được đề xuất phá dỡ, xây mới để làm …trụ sở UBND phường.
    Đề xuất này khiến người dân Huế và những người yêu Huế nói chung, nhân sĩ trí thức, văn nghệ sĩ Huế nói riêng lo lắng, nhiều ý kiến đề nghị cần cẩn trọng.

  • ĐỖ XUÂN CẨM

    TƯỞNG HAI LÀ MỘT, NHƯNG MỘT MÀ HAI

    Nhắc tới cây Bồ đề, hầu như đa phần người dân xứ Huế có cảm giác rất thân thuộc.

  • TRẦN VIẾT ĐIỀN

    Từ năm 1917, tạp chí B.A.V.H đăng bài “Cầu ngói Thanh Thủy” của R.Orban. Trong bài nghiên cứu này ngoài phần khảo tả cầu ngói, tác giả đã công bố bản dịch đạo sắc do vua Lê Hiển Tông ban khen bà Trần Thị Đạo, người có công đóng góp tiền của xây dựng cầu ngói Thanh Thủy.

  • NGUYỄN XUÂN HOA

    Năm 1776, trong sáu tháng làm quan ở Huế, có điều kiện ghi chép những điều mắt thấy tai nghe, đọc kỹ văn thơ ở vùng đất Thuận Hóa để viết tập bút ký Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn đã đưa ra một nhận định mang tính tổng kết: Đây là vùng đất “văn mạch một phương, dằng dặc không dứt, thực đáng khen lắm!”.

  • Ở thời điểm năm 1987, GS Trần Quốc Vượng là người đầu tiên nêu quan điểm cần đổi mới tư duy lịch sử, nhận thức đúng sự thật lịch sử và thảo luận tự do, dân chủ, rộng rãi, trong đó có vấn đề xem xét lại nhà Nguyễn và thời Nguyễn.