Hiếm có món ăn nào chứa đầy mâu thuẫn và cũng đầy... hợp lý như bún bò Huế.
Khi cho hai loại nguyên liệu chủ lực của bún bò Huế là thịt bò bắp và giò heo vào nấu chung một nồi là đã trộn lẫn hai đặc tính đầy mâu thuẫn, bởi “thịt bò thì nổi, heo thì chìm”, cũng như “bò teo, heo nở”.
Chưa hết, sả và ruốc, hai thứ tạo nên hương và vị cho món ăn này cũng đầy mâu thuẫn, vì tinh dầu sả vốn nhẹ và thơm, ruốc lại nặng mùi. Cái khó khi nấu bún bò Huế là sả và ruốc phải đủ lượng, thiếu ruốc thì nước dùng nhạt nhẽo, thiếu sả sẽ không có mùi thơm; cả hai thứ đều nhiều thì mùi nặng nề, hăng hắc, không tỏa ngát; lượng vừa đủ thì hương thơm của sả sẽ đưa mùi ruốc bay xa.
Cho xương heo và xương đuôi bò vào nồi nước, nấu sôi vài phút để xương “nhả” hết chất bẩn, đổ hết nước luộc ban đầu, sau đó đổ nước lạnh đã nêm muối và mắm ruốc (mắm ruốc phải hòa vào nước lạnh, đánh tan ra rồi gạn bỏ bã để tránh nặng mùi), cho luôn thịt bò bắp đã lạng bỏ hết mớ bạc nhạc, cuộn tròn, bó chặt cùng giò heo chặt khúc vào nấu chừng hai giờ với vài trái thơm (dứa), bó sả đập dập để thịt mau mềm, nước dùng có vị ngọt và nổi váng sao bởi tinh dầu sả. Khi nước sôi thì nhỏ lửa, thỉnh thoảng hớt bọt trên mặt nước để nước bún được trong và không nhiều váng mỡ.
Bò bắp, giò heo vừa chín vớt ra, ngâm ngay vào nước lạnh có pha chút muối để thịt không bị đen, không bị nhũn và giữ được độ giòn; chừng mươi phút vớt thịt ra để nguội. Nêm thêm nước mắm, bột ngọt cùng nước màu để nước bún nổi váng đỏ pha lẫn ánh sao, tạo nét thẩm mỹ cho món ăn.
Trong khi chờ thịt chín, bắc chảo nhỏ lên bếp, đun nóng dầu ăn rồi cho hạt điều, chút ớt bằm vào xào cho ra nước màu đỏ cam; chia nước này ra làm hai phần, một phần lọc qua rây nêm vào nồi nước dùng. Phần còn lại, tiếp tục đun nóng, cho thêm ớt bột, sả bằm, mắm ruốc vào xào chín, nhắc xuống, để nguội, cho vào hũ để làm sa tế.
Khi ăn, nhúng bún sợi to vào nước nóng, trút ra tô (bún sẽ “nhả” bớt vị chua, nước đục và giữ cho tô bún nóng lâu), thêm vài lát bò bắp, khoanh giò heo lên trên rồi chan nước vừa ngập bún, điểm thêm nhúm hành ngò cùng vài lát ớt đỏ.
Tô bún bò Huế khi đó trông thật hấp dẫn. Nước bún trong, khoe những sợi bún trắng nằm xếp lớp dưới những lát bò bắp màu nâu đỏ điểm vài đường vân màu vàng nhạt cùng khoanh giò heo có lớp da trắng ngả vàng, ôm ấp lớp thịt nạc và miếng xương trắng, trông như nhụy hoa, ở giữa; nổi bật trên nền xanh của hành ngò, cần tây xắt khúc là vài lát ớt đỏ, được quyện quanh bởi những váng sao của tinh dầu sả. Thả thêm ít sa tế vào tô, ớt bột và sả bằm sẽ từ từ nở bung ra; mùi thơm của sả, vị cay của ớt cứ từ từ, nhẹ nhàng lan tỏa khiến những ai ngồi trước tô bún, dù chưa ăn, cũng phải hít hà...
Nguồn Depplus
PHÚC ĐƯỜNG
Hổ Quyền là đấu trường hoàng cung (les Arènes royales) được xây dựng cách đây 162 năm dưới thời Minh Mạng.
PHẠM XUÂN DŨNG
Nếu ai vào Cố đô Huế mà đến thăm di tích thật đặc biệt, có một không hai là Hổ Quyền sẽ thấy vàng son một thuở của uy quyền phong kiến khi cho xây dựng đấu trường để hổ đấu với voi, phảng phất đấu trường La Mã cổ đại.
MAI VĂN ĐƯỢC
VÕ VINH QUANG
VŨ NHƯ QUỲNH
TÔ NHUẬN VỸ
Chỉ còn ít ngày nữa khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật của 6 tỉnh Khu 4 cũ nhưng Ban tổ chức vẫn chưa "phát hiện” ra một địa điểm nào trong thành phố có thể trưng bày 180 bức ảnh (mỗi tỉnh tuyển chọn gởi đến 30 bức).
TRẦN VIẾT ĐIỀN
Võ dân tộc còn gọi là võ ta, nghĩa là võ cổ truyền dân tộc Việt, vốn đã tồn tại lâu đời, đa dạng, khó tra cứu.
TRẦN VĂN DŨNG
Trong suốt quá trình tồn tại của mình, Đồng tôn tương tế phổ đã cố gắng chăm lo đời sống vật chất lẫn tinh thần cho những người hoàng phái, tôn thất. Tinh thần tương thân tương ái từ những năm 20 của thế kỷ XX này đã góp phần lan tỏa giá trị tốt đẹp trong cuộc sống, và đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
NGUYỄN SƠN THỦY
Kể từ năm 1993, Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới, ngành du lịch Thừa Thiên Huế (TT Huế) đã nổi lên như một điểm đến không thể thiếu trong hành trình du lịch Việt Nam của du khách trong và ngoài nước.
PHƯỚC HẢI
Dịch bệnh thời nào cũng xảy ra, không chỉ ở một vùng, một nước một khu vực mà có lúc là toàn cầu, nhất là trong điều kiện giao thương thuận lợi như hiện nay.
THANH TÙNG
Du lịch là hoạt động giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, các vùng văn hóa, các quốc gia. Người ta đi du lịch là để tìm hiểu những điều kỳ thú mà ở nước mình, vùng đất mình ở không có.
NGUYỄN QUANG HÀ
Kinh Thành Huế được khởi công xây dựng từ thời vua Gia Long (1805) và hoàn thành dưới triều vua Minh Mạng (1832). Ngay từ thời vua Gia Long trở đi, khu vực Kinh Thành Huế là nơi sinh hoạt, làm việc của các quan nha, đồn trú doanh trại quân đội, quan xưởng triều đình, dinh cơ tư thất của tầng lớp quan lại và phủ đệ của các ông hoàng, bà chúa. Tầng lớp dân chúng chỉ được sinh sống ở vùng ngoại vi, lân cận Kinh Thành.
PHAN THUẬN THẢO
Ca Huế là loại hình âm nhạc thính phòng dành cho giới danh gia vọng tộc, tao nhân mặc khách ở kinh đô Huế ngày xưa. Đây là loại hình âm nhạc có tính chất tri âm tri kỷ, cho nên, Ca Huế có hình thức diễn xướng gọi là Ca tri âm1.
ĐỖ MINH ĐIỀN
Lần đầu tiên ở vùng đất Cố đô, có một tổ chức thuần túy về văn chương, mỹ thuật và thể thao ra đời - đó là Hội Mỹ Hòa, chính thức được công nhận tư cách pháp lý vào ngày 17 tháng 6 năm 1935, đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển văn hóa Huế. Ra đời cách nay 85 năm nhưng Hội Mỹ Hòa đã có quan điểm và phương châm hành động tiến bộ, quy tụ được nhiều tri thức tiêu biểu góp phần gìn giữ di sản văn hóa.