Ma Di Gô

09:37 31/08/2012

PHẠM XUÂN PHỤNG

Cuộc sống quả thực đầy bất ngờ đến mức không thể tưởng tượng nổi. Cách đây mười năm, anh có một cái tên. Một ngày sau đó, anh mang một cái tên khác cho đến bây giờ: Ma-Niu-La.

Minh họa: NHÍM

Ma-Niu-La Arát bây giờ hẳn nhiên không còn là một sinh viên của mười năm về trước vừa đầy mặc cảm số phận của một dân tộc đói nghèo vừa sôi sục ý chí của một dân tộc đang vươn dậy ở vùng Trung Phi. Và một niềm tự tin mãnh liệt đến mức biến chàng đôi khi trở nên quá kiêu hãnh như một chú gà chọi đỏ rực giữa bầy thiên nga đen. Ma-Niu-La Arát (từ đây ta gọi tắt tên chàng là Maniula) bây giờ là một nhà chính trị hàng đầu của Vương quốc OHAMA, Thủ tướng Quốc vụ Viện. Nhưng lần này anh được giao một nhiệm vụ đột xuất do đích thân Quốc vương ủy thác, như một Đại sứ đặc mệnh toàn quyền đến đất nước này. Đó là một trọng nhiệm mà ngoài anh ra, khó ai đảm đương nổi. Như thế là quá nhiều đối với người bình thường nhưng quá ít đối với Maniula, một chàng trai chưa đầy bốn chục tuổi, chưa vợ, sừng sững như một cây bao - báp trong sa mạc, khoẻ và háo hức như một chú ngựa vằn lao đến đám cỏ non trên ốc đảo xanh rờn. Nghề chính của anh, cái nghề mà mười năm nay anh rất ít có thì giờ để hành nghề, dù rằng anh đã từng giật giải khôi nguyên tại nước bạn: Kiến trúc sư. Nhưng về tư tưởng, thực ra anh chính là kiến trúc sư thiết kế công trình tái thiết quốc gia, chấn hưng dân tộc. Trong hành động, anh là một Tổng công trình sư của đại công trường xây dựng đất nước. Còn trong tình cảm, cho đến nay... Maniula thở dài!

Tan-Mô-Lô-Tốt cầm tấm giấy ghi danh sách các bạn học cùng khoá kiến trúc mười năm trước tại nước bạn mà anh vừa nhận được theo đường công văn chính thức. Đó là một tờ giấy mời.

Anh bồi hồi đọc tên từng người. Tên anh - Tan Mô - được trịnh trọng đặt lên hàng đầu, dù rằng theo thứ tự a-bê-xê, tên anh phải ở hàng gần cuối. Anh hiểu vì sao chủ nhân đã có nhã ý như vậy với... riêng anh. Đúng, với chỉ riêng anh. Vì, chỉ riêng anh mười năm trước...! Mắt Tan Mô - con mắt còn lại - chợt nhòe đi vì dòng nước mắt chực tuôn trào. Hơn mười năm trước đúng một ngày, trong cuộc giao đấu tay đôi để bảo vệ mối tình của mình, bạn anh - Ma Di Gô - đã sơ hở trong điều luật giao đấu bằng... miệng được đặt ra giữa hai đối thủ với trọng tài duy nhất là Tan Mô. Do đó, đối thủ của Ma Di Gô - kẻ tranh đoạt A Nhi Man Ga Li - đã lợi dụng sơ hở này, thủ sẵn một con dao bấm trong tay áo. Với bộ trang phục truyền thống vừa rộng thùng thình vừa dễ tháo bỏ khi cần thiết, đối thủ của Ma Di Gô - tên hắn không cần nhớ đến - đã chiếm hơn một nửa ưu thế chiến trường. Phần ưu thế còn lại, đối thủ của hắn lại thật thà dâng trọn với những điều kiện thật lý tưởng nhằm tránh dây dưa với luật pháp nước bạn mà cả hai đang du học: Tuyệt đối không cho ai biết, ngoài Tan Mô. Phải ngụy tạo một tai nạn nếu có kẻ bị thương, kẻ chiến bại phải rút lui không tuyên bố, nhường A Nhi Man Ga Li cho người chiến thắng. Luật lệ hiệp sĩ được đặt ra, nhưng hắn - kẻ không xứng được nhắc tên - không có dòng máu hiệp sĩ. Hắn đã diễn một vai diễn hèn mạt của một thằng đồng chủng châu Á với Tan Mô, dù rằng châu Á là cái nôi của những tư tưởng nhân đạo cao cả và vĩ đại, nơi khai sinh các tôn giáo lớn của loài người. Rất tiếc cho hắn, lưỡi dao bay đi chậm một phần trăm giây, vừa đủ cho Tan Mô kịp lao mình tới xô ngã Ma Di Gô và quay mặt lại căm hờn nhìn hắn. Lưỡi dao ghim chính xác vào mắt trái của Tan Mô. Anh ngã xuống, còn nghe Ma Di Gô thét lên tiếng thét xung sát “ki-ai” và tung ra một cú đá cắt kéo như chớp giật vào mặt kẻ hèn mạt. Ma Di Gô đã say sưa luyện môn võ này với các bạn học người Hàn Quốc trong suốt năm năm học kiến trúc tại đây. Cú đá khủng khiếp suýt làm gãy cổ đối thủ nếu hắn không kịp đưa tay đỡ, chấp nhận gãy xương cẳng tay hơn nát mặt, chịu cái nhục thua trận ê chề. Dù vậy, hắn đã làm cho Tan Mô suốt mười năm qua, mỗi khi tức giận điều gì lại nổi cơn đau buốt óc. Lúc này, anh càng buốt óc hơn khi đọc xong tên các bạn học trong giấy mời dự tiệc. Không có tên của hắn, dĩ nhiên. Nhưng còn một cái tên khác cũng không thấy. Một cái tên mà chỉ cần nhắc đến - cách đây mười năm - đã làm cho Tan Mô nén tiếng thở dài và Ma Di Gô vì nó suýt nữa mà mất mạng. Vì sao cái tên ấy lại không có trong danh sách này? Phải chăng Ma Di Gô đã quên? Phải! Rất có thể... mười năm rồi còn gì! Cuộc đời tuy ngắn ngủi so với cuộc sống ở thiên đường nhưng mười năm quả là quá dài cho một bóng hình ấp ủ. Có thể cái tên Man Ga Li đã nhòe đi, thay vào đó một cái tên khác. Phải! Rất có thể... vì sau mười năm xa cách, người ta đã là Thủ tướng của một quốc gia non trẻ chứ đâu còn là một kiến trúc sư đội mũ khôi nguyên trong ngày tốt nghiệp. Mười năm đủ để xoá mờ bao kỷ niệm! Tan Mô bậm môi đấm tay xuống bàn. Hừ! Ma Di Gô - Ma Niu La!

Maniula quên tất cả nghi thức ngoại giao cần có. Anh bật dậy khỏi ghế ngồi trong phòng riêng, lao thẳng ra phòng khách, chẳng kịp chỉnh đốn trang phục và quên cả đi dép. Từ phía cửa, Tan Mô - bạn thân thiết nhất đời anh - đang tiến vào. Anh dang hai tay, cất tiếng cười dội rung các khung cửa. Nhưng tiếng cười đột ngột bị tắt lịm và đôi cánh tay đang dang ra bỗng cứng đờ như bị đóng băng. Maniula hoá thành tượng đá không khoác lễ phục, dù rằng anh là nhà ngoại giao bẩm sinh. Trước mặt anh, người đàn ông chột mắt trái với khuôn mặt lạnh lẽo hơi cúi nghiêng, vừa thể hiện lễ tiết của một công dân nước chủ nhà đối với khách là nguyên thủ quốc gia của nước bạn, vừa như một thái độ kín đáo muốn khách hiểu rõ tình cảm thực trong lòng mình lúc này. Một tình cảm lạnh. Giọng nói còn lạnh hơn:

- Thưa Ngài Maniula kính mến, Thủ tướng của Vương quốc OHAMA nhỏ bé mà kiêu hãnh! Tôi là Tan Mô, công dân nước chủ nhà mà Ngài đang có chuyến thăm chính thức với một trọng nhiệm mà ắt hẳn Quốc vương tôn quý của Ngài đã giao phó. Tôi hân hạnh thông báo với Ngài rằng tôi vừa nhận được giấy mời dự tiệc chiều nay của một người bạn cũ của chúng tôi - kiến trúc sư Ma Di Gô - người cùng quốc tịch với ngài. Rất tiếc...

Maniula bình tĩnh chờ đợi. Người đàn ông chột mắt trái chợt ngẩng phắt đầu lên nhìn thẳng vào Maniula bằng con mắt còn lại duy nhất long lanh rực sáng trên bộ mặt lạnh lùng:

- Thưa Ngài! Rất tiếc, tôi đến đây đúng địa chỉ ghi trong giấy mời để mong gặp Ma Di Gô bạn tôi nhưng đã không gặp. Dù rằng trước mặt tôi - Tan Mo ngước mắt lên trần nhà, tia mắt lướt trên đỉnh đầu Maniula và anh cố gắng chịu đựng tia mắt trịch thượng nóng bỏng ấy, đứng yên lắng nghe Tan Mô nói tiếp - trước mặt tôi và dưới mắt tôi là một nhà ngoại giao lừng lẫy tiếng tăm đang rất đãng trí đến mức quên cả nghi thức lịch sự tối thiểu của một công dân bình thường khi tiếp một người khách. Và - Tan Mô cười nhạt - dù rằng cái áo ngoài mà Ngài đang mặc có quá nhiều lỗ hổng đủ phơi trần bộ ngực vạm vỡ của Ngài, tôi vẫn - anh nói gằn từng tiếng - vẫn không nhìn thấy trái tim của bạn tôi - Ma Di Gô kiêu hãnh và hào hiệp - nằm ở chỗ nào, thưa Ngài!

Tan Mô chấm dứt tràng nói chuyện bằng một nhát chém của tia mắt rực lửa và bộ ngực của Maniula nóng rực lên bởi cái nhìn sắc lẹm ấy.

Maniula rủa thầm: “Của khỉ! Hơn mười năm trước, mày là một thằng diễn viên kịch nói siêu hạng, dù chỉ là siêu hạng nghiệp dư trong trường. Nhưng bây giờ trước mắt tao, mày chỉ là một diễn viên xoàng. Mày không thể đóng nổi cái vai kịch trái bản chất của mày và ngược lại với tình cảm thực của mày dành cho tao đâu, Tan Mô trung thực và quả cảm ạ!”.

Anh bật cười sảng khoái hơi có chút chế giễu bạn bè rồi buông nhẹ hai tay xuống. Đoạn, anh từ từ đưa hai tay ra trước lật đi lật lại ba lần rồi phẩy mạnh tay xuống hai bên hông. Xong, không một lời, anh nhún chân quay lưng lại phía người đàn ông chột mắt vừa tự xưng tên là Tan Mô. Những người lính phòng vệ của nước chủ nhà nín thở dõi mắt nhìn theo, không hiểu vị thủ tướng nước bạn đang làm trò gì. Họ biết rõ đó là hai người bạn học cũ cực kỳ thân thiết, hơn nữa theo nguồn tin an ninh, người đàn ông chột mắt còn là ân nhân của vị thủ tướng nước bạn. Dù vậy khi nghe Tan Mô nói và nhìn Maniula hành động, họ ngơ ngác chẳng hiểu gì. Họ dõi mắt chăm chú không bỏ sót một cử chỉ nào của vị khách quý của quốc gia. Có thể nào người chột mắt này, kẻ đang rực lửa trong ánh mắt, đồng thời lại cực kỳ lạnh lẽo trong lời nói (người mà theo yêu cầu đặc biệt của vị khách quý của quốc gia, được phép đến thẳng phòng nghỉ của ông ta mà không cần có sự kiểm tra nào) lại vì cái giấy mời vớ vẩn nào đó mà chọc giận vị thủ tướng nước bạn khiến ông ta bực mình quay lưng lại? Dấu hiệu bất ổn ấy biết đâu sẽ làm hỏng đại sự quốc gia, mối bang giao giữa hai nước đang được khởi đầu bằng chuyến đi thăm lịch sử này. Tan Mô cũng chăm chú nhìn, khuôn mặt vẫn bất động.

Maniula đã quay gần trọn tấm lưng về phía Tan Mô. Anh đưa hai tay về phía sau, lòng bàn tay ngửa lên trên như hứng đón một cái gì. Nhìn thấy cử chỉ trọn vẹn ấy, trái tim Tan Mô rung nhè nhẹ. Nó ngân lên một điệu đàn đã ngừng vang lên trong anh mười năm nay vì không còn bạn bên mình. Anh bậm môi cố giữ nét mặt bình thản.

Maniula quay mặt lại. Tan Mô vẫn đứng yên. Không thể như thế! Tan Mô không thể quên. Cái cử chỉ kỳ lạ mà anh vừa biểu hiện có một ý nghĩa cao thượng của dân tộc anh. Nó có nghĩa là: trước mặt hay sau lưng anh cũng vậy, tôi đến với anh chỉ có hai bàn tay trần. Không tiền bạc, không vũ khí, không có găng tay. Trần trụi như một sự thật, một tấm lòng. Không cạm bẫy! Tôi quay lưng về phía anh với đầy lòng tin tưởng anh không ám hại tôi. Chúng ta là bạn tốt của nhau - ana-khơnu-alêkhim - bây giờ và mãi mãi! Cái cử chỉ ấy, ai đã thực hiện hoặc được tiếp nhận một lần đều phải nhớ ý nghĩa của nó vì cùng với nó, người ta có thêm trong đời một mối tình bằng hữu cao đẹp mà tiền bạc không thể mua, gươm súng không thể tiêu diệt và thời gian không thể xoá nhoà. Có cử chỉ ấy, người ta - tôi và bạn - không phải lo sợ đề phòng cạm bẫy của nhân tâm. Tại sao Tan Mô vẫn đứng yên? Maniula chợt bối rối. Nếu Tan Mô không đáp ứng thì sao? Giây phút nguy nan sắp đến với một nhà ngoại giao lỗi lạc và cho cả mối bang giao của hai nước. Bởi vì, sau cử chỉ ấy sẽ là... Trời ơi! Tan Mô! Lẽ nào mày lại quên tao? Cử chỉ này đã đưa ra thì không thể xoá bỏ! Làm cách nào?

Chợt, một tia chớp lóe trong đầu anh. Maniula reo lên khe khẽ: “Của khỉ!”. Anh nắm hai nắm tay đấm vào ngực bình bịch mấy cái liền rồi quay phắt lại đối diện với Tan Mô. Anh bật cười vang dội cả gian phòng rộng lớn:

- Của khỉ! Mày lầm rồi, Tan Mô! - Maniula cúi khom người, lột chiếc áo qua đầu một cách nhanh chóng rồi đứng thẳng dậy, nói chậm rãi - Trái tim của tao, của Ma Di Gô, kẻ đã từng được Tan Mô trung thực và quả cảm cứu thoát vẫn nằm ở đây - Bàn tay anh xoè ra đặt lên ngực trái.

Anh cảm nghe rất rõ từng luồng điện chạy lan từ gót chân lên gối khiến anh bủn rủn. Cảm giác rùng rùng lan nhanh lên trên. Da mặt anh giật giật. Rồi một luồng hơi nóng bừng lên giữa ngực, trào ứ lên cổ. Miệng anh méo xệch. Mí mắt anh cay xè. Mắt anh rưng rưng. Nước mắt anh tuôn chảy. Anh đứng lặng, tha thiết nhìn Tan Mô!

Không thể chịu đựng được nữa, Tan Mô lao đến. Tốp lính cận vệ giật mình toan động thân. Tan Mô giật phắt chiếc áo trên tay Maniula tròng luôn vào đầu mình rồi đưa nắm tay đấm nhẹ ba cái vào ngực bạn. Đó cũng là một cử chỉ truyền thống của dân tộc anh. Nó chứng nhận rằng: Tao đã lấy trái tim của mày rồi! Nhìn thấy cử chỉ ấy, tốp lính cận vệ cười ha hả vì sung sướng, quên hết lễ tiết, tác phong cần phải giữ gìn. Những tràng cười nổ vang, còn vang hơn tiếng đại bác chào mừng.

Lồng ngực Ma Di Gô bồng bồng thổn thức. Anh quàng tay ôm chặt bạn. Tan Mô khóc ồ ồ. Giữa khách sảnh thênh thang, họ quên hết tất cả. Họ đang thả mình vào kỷ niệm mười năm trước, trong cánh rừng già của nước bạn xa xôi, nơi họ đã từng chung sống, chung vui buồn như mọi người bạn chân chính trên đời. Những người lính cận vệ thôi cười, xốc lại súng đứng yên. Họ đang chứng kiến một cảnh tượng đẹp hơn tất cả những nghi thức trang trọng nhất từng diễn ra ở đây. Đẹp đến mức ngỡ như từ những trang cổ tích thần tiên lấp lánh hiện về!

- Của khỉ! Maniula - Ma Di Gô nói sau khi đã vơi bớt xúc động - mày hiểu lầm ý tao. Tao phải đích thân tìm đến nàng, bởi vì đó là cách đúng đắn duy nhất của một chàng trai đi hỏi vợ, theo phong tục quê mày, đúng không?

- Nhưng... nhưng... - Tan Mô vụng về chống chế cho sự bức xúc ngu ngốc của mình - ít ra mày cũng phải...

- Qua mày, tao sẽ nắm được địa chỉ của nàng không sai lệch. Và sau buổi tiệc gặp các bạn, tao sẽ mặc lại bộ trang phục sinh viên năm xưa có cái quần bị rách sau một cuộc leo núi mà tự tay nàng khâu lại cho tao. Mày nhớ không? Nàng run run thế nào lại để kim đâm vào tay đến chảy máu, làm tao phải cuống cuồng ngậm ngón tay nàng hút máu cho khỏi bị độc. Mày nhớ không, thằng khỉ? Tao sẽ mặc chính bộ quần áo ấy đến đón nàng về nhà tao. Được không, Tan Mô?

Tan Mô khẽ đẩy than hình Maniula ra xa một chút. Anh sững sờ ngắm thằng bạn chí cốt mười năm xa cách mà vì lý do chính trị, họ đã bặt tin nhau. Không! Không có Maniula - Ngài Thủ tướng. Chỉ có Ma Di Gô kiêu hãnh như một chú ngựa vằn, hào hiệp như sư tử và ngông nghênh như một chàng gà chọi vô cùng đáng yêu của ta!

- Tao dự định - Tan Mô lúng túng giải thích hành động cố ý lạnh nhạt của mình lúc nãy - tao sẽ gặp mày và nói cho mày rõ. Nếu cần, theo nghi thức ngoại giao, tao sẽ viết thư báo cho mày biết A Nhi Man Ga Li vẫn ngày đêm ngóng đợi mày. Nhưng mày sẽ mất tất cả - nàng và chúng tao - nếu mày thực đã quên cái tên một thời đã đi vào giấc ngủ của mày. Bởi vì, nếu mày không đến cầu hôn, theo phong tục và tín điều giáo hội, Man Ga Li đã ở vậy sẽ vẫn ở vậy một mình. Mày biết vì sao rồi chứ?

- Biết - Ma Di Gô bùi ngùi - con trai chúng tao đã chín tuổi rồi còn gì. Cháu nó có đôi mắt rất giống A Nhi.

- Cháu khoẻ chứ? Có mong gặp mẹ Man Ga Li không?

- Trước đây thì không. Con trai mà. Bây giờ, trước lúc sang đây tao đã nói cho cháu biết. Cu cậu đòi đi theo. Không đi được thì đòi ôm ảnh mẹ. Tao phải sang lại một tấm ảnh để thoả mãn cu cậu. Man Ga Li có bao giờ trách tao không?

- Tao chưa nghe. Nhưng nàng ngày càng buồn hơn. Thực đấy, mày sẽ gây nên một tội ác lớn nếu bỏ rơi nàng. Thực đấy, thưa ngài Thủ tướng kính mến, mày sẽ là một tên đốn mạt nếu làm vậy! À thôi! Dù sao “ngài” cũng nên tề chỉnh trang phục kẻo lỡ các nhà báo trông thấy lại rầy rà.

Họ khoác tay nhau vào phòng làm việc của vị khách quý. Trên cái bàn làm việc nho nhỏ, Man Ga Li tươi xinh như đoá hoa hồng đang cười với hai người. Tan Mô thấy sống mũi cay cay. Anh cúi xuống vờ sửa lại dây giày để che giấu niềm xúc động chực trào dâng lần nữa.

Tôi chuẩn bị lại bài giảng. Thực ra chỉ là mấy bức đồ hình. Với một người đã từng là Thủ tướng, Chủ tịch một đảng cầm quyền, chưa đầy bốn chục tuổi, đã có hai bằng tiến sĩ khoa học, một bằng cao học, thông thạo bốn ngoại ngữ thì việc giảng dạy thực chất chỉ là một việc vô cùng giản đơn, nhất là khi có một người bạn cùng học biết khá tốt về tiếng Việt, kiêm luôn vai trò phiên dịch nếu “thầy” bí tiếng Anh. Chỉ cần giải nghĩa vài thuật ngữ khó, phân tích một số đồ hình và phác đồ điều trị một số nhóm bệnh, còn tài liệu cứ tự tham khảo. Ma Di Gô cần học xong chương trình châm cứu đông y trong tháng này. Tôi cũng chỉ còn mỗi tháng này là hoàn tất chương trình học tập tại nước bạn. Chúng tôi đều rất vội. Tuy vậy, câu chuyện của Ma Di Gô - Man Ga Li khiến tôi nao nao bồi hồi. Tôi đành xếp mấy bản đồ hình huyệt vị, kinh lạc qua một bên rồi hỏi anh:

- Sau đó thì sao?

- Rất đơn giản. Sau khi tôi một mình đến tìm nàng thì nàng cũng một mình đến tìm tôi. Đó cũng là phong tục của dân tộc nàng. Một khi người con gái đã khẳng định tình yêu của mình, cô ta có thể tự ý tìm đến chàng trai. Nàng đến quá bất ngờ, đúng vào lúc... Của khỉ! Bọn lính gác tinh nghịch chẳng thèm báo tin - nàng đến đúng vào lúc tôi đang cởi trần mặc quần cộc, tay ôm ảnh nàng và miệng nghêu ngao một bản tình ca, chân điểm nhịp...

- Đẹp đấy! Lãng mạn quá rồi còn gì! Tuy về hình thức…

- Dẹp chuyện hình thức sang một bên. Các nhà báo nhiễu sự đã làm ầm lên về chuyện này. Những nhà báo thuộc nhóm chống đối chính phủ nhân cơ hội đó lu loa lên rằng “Ngài
Maniula” quá kiêu ngạo, coi thường đất nước họ. Chuyện bang giao giữa hai nước suýt nữa đi tong vì một chuyện vớ vẩn. May thay, cậu ruột của Man Ga Li là đương kim Thủ tướng, người chủ trì cuộc đón tiếp tôi và đã biết trước mối tình trắc trở của hai đứa nên đã cùng Quốc vương nước tôi âm thầm bàn mưu cho hai đứa nên vợ nên chồng. Còn anh ruột nàng lại là thủ lĩnh nhóm đối lập trong Quốc hội, nhưng không phải là nhóm quá khích. Vì vậy, câu chuyện nghiêm trọng trở thành câu chuyện tiếu lâm về một ông thủ tướng mặc quần đùi đi hỏi vợ. Bọn lính trẻ bịa đặt thêm vài chi tiết để cười cho vui.

Có thật có một câu chuyện tình ly kỳ và lãng mạn như vậy không nhỉ? Nếu có, chắc báo chí phương Tây đã khai thác hết cỡ rồi. Và báo chí Việt Nam cũng chẳng dại bỏ qua. Vậy mà sao tôi chưa từng nghe, chưa từng đọc đến? Nhưng, với Ma Di Gô thì tôi hiểu quá rõ. Nghịch như quỷ. Tếu số một. Rất thông minh. Chỉ riêng cái khoản thông thạo bốn ngoại ngữ đủ làm cho tôi phục anh ta lấm mũi rồi, chưa cần đến hai cái bằng tiến sĩ. Chắc hẳn với bộ óc thông minh hài hước ấy, khó mà bị mắc bệnh tâm thần thể hoang tưởng vĩ nhân để tự phong cho mình chức vụ Thủ tướng - Chủ tịch một đảng cầm quyền khi đang rành rành làm một thực tập sinh như tôi. Nhưng một anh chàng nói trạng thì có thể “làm vua”. Có thể Ma Di Gô bịa ra thêm vài chi tiết - chẳng hạn, chuyện đang mặc quần đùi thì Man Ga Li đến - để câu chuyện tình có thật của anh thêm đậm đà. Thời sinh viên cùng học với Tan Mô, bạn bè đã đặt cho anh biệt danh “Charlot Magigo” để sánh anh với Vua hề Sạc-Lô (Charlie Chapline). Nhưng sao câu chuyện của anh nghe cứ như huyền thoại, biết là không có thật mà vẫn ao ước có trong đời. Mà có chắc trong đời không thể có câu chuyện tình đẹp như thế chăng? Mối tình của một hoàng tử từ vương quốc xa xôi dong cánh buồm đỏ thắm vượt biển tìm người yêu trên đảo vắng. Tập album ảnh mẹ con Man Ga Li ngày gặp gỡ và con mắt bị hỏng của Tan Mô đang ngồi cạnh tôi là những bằng chứng có hồn.

- Vì sao sau đó anh lại từ chức Chủ tịch đảng cầm quyền và Thủ tướng để quay lại nghề kiến trúc sư rồi bây giờ lại mon men làm thầy lang châm cứu?- Tôi hỏi với ý tò mò về một con người mà tôi bắt đầu phát hiện ra những tính cách kỳ lạ, chứ không phải để tra vấn thực hư của một mối tình, một con người.

- Tôi không từ chức - Ma Di Gô nói chắc nịch - Sau khi cưới Man Ga Li và chính thức làm lễ đặt tên thánh cho thằng con trai mười tuổi lần đầu gặp mẹ mà trước đó tôi cứ phải mạo nhận là con nuôi, xong xuôi mọi chuyện cũng là lúc kết thúc nhiệm kỳ Thủ tướng. Tôi không ra ứng cử và đề xuất Phó Thủ tướng lên thay. Ông ấy vốn là thầy dạy cũ của tôi. Ông luôn luôn là một con người đáng kính trọng và tuyệt đối đáng tin cậy. Sau đó, tôi chuyển qua học nghề thủy lợi vì đất nước tôi rất khan hiếm nước. Ở đất nước này (ý Ma Di Gô chỉ đất nước mà chúng tôi đang theo học) họ cũng khan hiếm nước như chúng tôi nhưng khoa học thủy lợi của họ rất phát triển. Họ đã đưa được cây lên trồng trên cao nguyên, kể cả mấy ngọn đồi toàn đá và sỏi. Họ chuẩn bị phủ kín cây xanh ba phần tư diện tích đồi trọc của cả nước. Họ quả là những nhà phù thủy có phép mầu tái tạo rừng. Luật kiểm lâm của họ đặc biệt nghiêm khắc. Trẻ em ba, bốn tuổi đã có ý thức bảo vệ môi trường sống, bảo vệ cây xanh. Quanh nhà họ, muôn loài hoa phủ kín. Chưa đầy năm mươi năm lập quốc mà họ đã xây dựng nên một đất nước mạnh giàu.          

Ma Di Gô ngừng nói, đăm chiêu nhìn hồi lâu vào quả địa cầu trên bàn. Đất nước anh trên tờ bản đồ chỉ nhỏ bằng hạt đậu xanh. Rồi anh kiêu hãnh ngẩng đầu: “Đất nước tôi đấy. Nó đang còn nghèo. Nhưng sẽ như hạt đậu xanh này, nó sẽ nảy mầm thành một vụ mùa xanh tốt, phải không hai bạn?”.

Từ nãy giờ, Tan Mô ngồi yên nghe bạn nói. Anh biết Ma Di Gô đang xúc động. Anh cũng không biết nói gì hơn, bởi về cách sống dấn thân vì lý tưởng, Ma Di Gô là thần tượng của bao người. Nghe bạn nói, anh ngẩng đầu lên mỉm cười. Một nụ cười lành như mật vả. Con người có nụ cười lành ấy là tác giả của hơn chục cuốn sách về nghệ thuật kiến trúc thế giới. Sap tới, anh và Ma Di Gô sẽ xuất bản chung một cuốn sách: Cái đẹp cứu rỗi tâm hồn. Và tiếp sau đó sẽ xuất bản cuốn thứ hai, có vẻ như là một tác phẩm văn học: Man Ga Li - Cái đẹp cứu rỗi tâm hồn của đất.

Ma Di Gô hồ hởi khoe với tôi hàm răng đều tăm tắp và nụ cười đẹp lấp lánh như một lực sĩ châu Phi vừa đoạt cúp vàng Olympic. Bỗng dưng, tôi tin rằng với con người ấy, cái tưởng như mơ sẽ có lúc là hiện thực diệu huyền. Và câu chuyện tình của chàng là một trong những cái đẹp lung linh hơn cả huyền thoại bao đời.

Jerusalem,tháng 9/1995 -
Huế, tháng 4 năm 2011

P.X.P
(SH282/08-12)







 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • HOÀNG TRỌNG ĐỊNHPhòng giam chật chội, tối tăm...  Gần trần có một lỗ thông hơi. Bên ngoài lỗ thông hơi là bức tường tôn xám xỉn. Khe hở dài chừng 10 mét, rộng chừng 3 tấc, nằm song song và gần sát với mặt đường bên ngoài. Đứng trong phòng giam, từ lỗ thông hơi nhìn qua khe hở của bức tường, chỉ có thể thấy những bước chân người đi.

  • NGUYỄN TRƯỜNGThấy tôi ngồi chăm chú đọc thư, miệng cứ tủm tỉm cười, vợ tôi mới giả giọng, hỏi đùa:- Có việc chi thích thú mà cười một chắc rứa?- Có chuyện vui bất ngờ đấy em ạ! - Tôi vừa trả lời vừa kéo tay vợ ngồi xuống, rồi đọc lại một mạch toàn văn bốn trang thư của ba tôi từ Huế mới gửi vào.

  • VIỆT HÙNGGa H. một đêm mưa phùn ảm đạm.Khách chờ tàu nằm la liệt dọc các hành lang.Tôi bước vào phòng đợi, trong tâm trạng không vui mà cũng chẳng buồn. Tìm một chỗ ngồi bất kỳ…

  • TRẦN KIÊM ĐOÀN Ngôi nhà một thời là tổ ấm trên đồi bỗng trở thành rộng gấp đôi, gấp ba và vắng vẻ như một tòa lâu đài cổ từ khi Bé Út dọn ra khỏi nhà để lên miền Bắc học. Đứa con 18 tuổi trên đất Mỹ nầy rời nhà đi học xa thường có nghĩa là đang bước vào đời, ra khỏi vòng tay cha mẹ, thật khó lòng về lại. Những bước tiếp nối là học ra trường, kiếm việc làm, chọn nhiệm sở như cánh buồm đưa tuổi trẻ ra khơi. Bất cứ nơi nào có thể an cư lạc nghiệp trên 50 tiểu bang sẽ là nơi đất lành chim đậu. Tuổi thành niên tiêu biểu của văn hóa Âu Mỹ là tự lập, gắn liền với  vai trò chuyên môn và xã hội chứ không phải quanh quẩn với đời sống gia đình.

  • ĐỖ PHẤNĐêm rất khuya dưới chân núi H. Khó khăn lắm chúng tôi mới tìm được một con đò bằng tôn móp méo xác xơ. Chẳng hiểu ban ngày trông nó thế nào. Có lẽ đây là chiếc đò bị cấm lưu hành? Không thể có mặt ở bến vào ban ngày. Cũng là cấm làm phép. Dòng suối không có chỗ nào đủ sâu để có thể chết đuối.

  • ĐỖ KIM CUÔNGBây giờ bạn bè ít được gặp anh lang lang trên phố. Thảng hoặc dăm bữa nửa tháng, có khi hơn mới tóm được anh. Ấy là khi anh phải ra khỏi nhà đi nạp bài cho những tờ báo mà anh thường cộng tác, hoặc đi nhận nhuận bút một vài bài thơ lẻ in trên báo.

  • VŨ NAM TRỰC           Truyện ngắn

  • TRẦM NGUYÊN Ý ANHÔng Nhâm bước chầm chậm theo con đường tráng xi-măng ngoằn ngoèo trong con hẻm nhỏ. Căn nhà ông ở cuối xóm, một trệt, một lầu... mới tinh. Cánh cửa sắt đóng im ỉm. Ông ngồi bệt xuống nền xi-măng vì chân ông đã mỏi. Lẽ ra, khi mấy đứa con ông chưa bàn nhau cất lại căn nhà, ông đã có thể đẩy cánh cửa rào bằng tre và đàng hoàng bước vào nhà mình.

  • XUÂN CHUẨNĐể rồi tôi kể cho ông nghe về lai lịch cái quạt, để ông ông khỏi coi tôi là Thằng Bờm có cái quạt mo. Cái thời quạt điện quạt đá, máy lạnh mà cứ bo bo cái quạt kè, thỉnh thoảng lại đạp phành phạch như mẹ hàng cá thách lên giữa chợ. Cũng chẳng có gì li kỳ, hay mùi mẫn rơi lệ, chỉ là chuyện đời tầm phào.Hai ông trải chiếu ngồi giữa sân, nhâm nhi chén trà, ông Thân nói với đại tá Tiến về hưu như vậy khi đại tá ngỏ ý thích cái quạt kè của ông.

  • TRẦN THỊ TRƯỜNG  Bim chào đời vào lúc kém 19 phút. Trăng hạ tuần phun nhẹ màu đục của sữa vào bầu trời. Hôm sau trời lất phất mưa. Bố nói với bà ngoại trước khi đi làm: "Nếu không thấy con về thì bà giúp con cùng nhà con nuôi cháu". Câu nói ám ảnh làm trí tưởng tượng của bà ngoại nhiều lần thắt lại. Sau này nhiều khi bà ngoại sợ cả cái bóng của mình.

  • NAM TRUNG Ông Hãnh cứ đi tới đi lui trong phòng khách nhà ông, vừa đi vừa quạu cọ lẩm bẩm: thằng Hùng nó nói vậy là nó có ý coi thường mình, nó dám trứng khôn hơn vịt. Rồi mày sẽ biết tay ông. Ông sẽ cho mày còn lâu mới được vào Đảng, ông sẽ bác tất cả những đề xuất về mày...

  • HOÀNG THÁI SƠNKhi tôi lớn lên thì nội tôi đã mất từ lâu nhưng thỉnh thoảng dân làng vẫn nhắc đến người với niềm cảm mến về những chuyện không ít ly kỳ. Ông tôi rất khoẻ, người tròn vo, đen như sừng, tục danh Cu Trắt - phương ngữ vùng quê tôi nghĩa là nhỏ và rắn chắc. Ông ham mê võ thuật, thạo côn quyền, thuở trai thường đóng vai ông địa trong đám múa lân. Đám múa năm nào hễ thiếu ông là coi như nhạt trò, dân làng chẳng ai buồn xem. Người ta đồn ông tôi tài ba lỗi lạc, như có thể đi trên lửa, nhảy qua nóc nhà, còn những thứ chui vào hậu cung đình làng mà không cần dở ngói là xoàng... Kho chuyện về ông ngày càng dày do mồm miệng dân gian thêu dệt thêm, tuy nhiên trong đó nhiều chuyện là có thật.

  • PHAN XUÂN HẬUTôi trở về quê sau mười năm xa cách. Quê tôi nằm cuối con sông Vẹn, con sông này là nhánh của sông Dinh, bắt nguồn từ dãy núi Gám, chảy qua bến Dền. Nơi đây xưa kia là kinh đô của vua Dền. Vua Dền tụ tập lực lượng chống lại nhà Trần khi đó đang trấn áp nhà Lý. Vua Dền là hậu duệ của Lý Thái Tổ, ông không chịu sự chuyên quyền của vua tôi Trần Thủ Độ bèn lập căn cứ ở miền Tây Yên Thành, tức quê tôi, và Dền là kinh thành của ông, dân quen gọi ông là vua Dền.

  • NGUYỄN VĂN VINHTết Mậu Thân năm ấy tôi tròn mười sáu tuổi. Soi gương, tôi thấy y xì một con bé tóc lơ xơ hoe nắng, xấu tệ.

  • CHÂU DIÊNĐơn vị của tôi đi bộ từ một tỉnh miền Trung, lên qua Mường Phăng thì Điện Biên đã giải phóng. Sau một tháng đi bộ nhưng gần như chạy bộ, chúng tôi được phép nghỉ lại hai ngày ở một bản, hồi đó bản này nằm khá sâu trong rừng, nhưng nay thì nó đã ở bên một nhánh đường mới làm dẫn ra phố huyện Tuần Giáo để nối vào con đường số 6 chạy tuốt lên Điện Biên Phủ.

  • NGUYỄN TRƯỜNGLàng Hạ nằm phía hạ nguồn sông La Ngà. Đất chật. Người đông. Đói nghèo thành nếp. Hồi hai bên đánh nhau, nơi đây là vùng địch hậu. Giải phóng hơn chục năm mà làng Hạ đói nghèo vẫn hoàn nghèo đói. Không ít người bỏ làng đi xa chẳng thèm ngoái cổ nhìn lại. Vậy mà hơn mười năm lại đây, nhờ vực dậy cái nghề tơ tằm truyền thống vốn có từ xưa, làng Hạ đang trở thành một làng nghề giàu có nhất nhì trong vùng. Nhà cũ lỗi thời phá đi xây mới. Đường làng bùn lầy được thay bê-tông. Trường tiểu học tranh tre nứa lá hồi nào nay lên hai tầng. Điện lưới dọc ngang khắp làng đã đẩy năng suất ươm tơ kéo sợi lên cao chưa từng thấy. Chất lượng tơ tằm đạt chuẩn xuất khẩu. Hàng bán chạy hơn cả tôm tươi. Thu nhập người dân ngày một cao.

  • LÊ TRÂMNgồi với tôi và Kh là một đôi nam nữ còn khá trẻ. Chàng thanh niên, theo lời gã, vừa mới về từ Thái Lan sau khi trúng một hợp đồng béo bở. Gã là đại diện của một công ty xuất nhập khẩu nổi tiếng ở bên ấy.

  • NGÔ TỰ LẬPCó lẽ tôi đã ngủ rất lâu trước khi bị lay dậy một cách dữ dội. Tôi cố nằm thêm, mặc dù đó không phải là thói quen của một người lính cũ. Thường thì tôi bật dậy ngay. Trước khi tôi vào lính, cha tôi, một đại tá từng trải ba cuộc chiến tranh, chỉ dặn mỗi một câu: “Hãy chồm dậy ngay tiếng còi báo động đầu tiên!”. Lời dạy của ông tôi làm theo trong suốt thời gian tại ngũ và cả khi giải ngũ. Nhưng có những lúc ta không làm chủ được mình. Tôi thấy mình đau ê ẩm và phải một lúc khá lâu sau tôi mới chậm chạp mở mắt.

  • PHẠM THỊ CÚCTừ những ngày thơ bé còn cắp sách đến trường cho đến khi đã bước vào đời, con cái đã khôn lớn và trưởng thành, trong ký ức của tôi vẫn luôn lưu giữ những hình ảnh sinh động và kỳ diệu của hàng ngàn con cò trắng rợp cả cánh đồng bát ngát, những cánh rừng và vườn cây trĩu nặng vô vàn chim chóc, hình ảnh chim cò thân thiết đậu cả trên vai người, trên đầu người, quẩn dưới chân người... là chuyện của Vùng Đồng tháp Mười qua những trang viết hấp dẫn của các nhà văn Sơn Nam và Đoàn Giỏi.

  • MAI NINHTrong khoảng giữa buổi chiều thăm viếng cơ sở và dạ tiệc, tôi chạy về nhà thay quần áo. Dưới vòi nước ấm, tôi nao nao xúc động nhớ lại từng khuôn mặt bạn bè. Ngoài một hai người thỉnh thoảng gặp nhau nhờ ở lại nơi này sau khi tốt nghiệp, còn hầu hết thì sau một phần tư thế kỷ đã qua đi, bây giờ mới tái ngộ. Làm sao không ngẩn người trước những tên bạn ngày xưa mặt mũi căng hồng tí tửng nhố nhăng, giờ đây làn da gấp nếp, râu ria đạo mạo, ra dáng sếp lớn sếp nhỏ cả rồi. Và dấu chân chim của thời gian càng rõ rệt hơn nữa, nơi những cô đầm bạn gái của tôi.