QUỐC MINH
Tĩnh vật ly cà phê - sơn dầu của Đinh Cường - Ảnh: internet
Ly cà phê
vớt lên từ bùn
nước phèn của đồng chua đói lả
vớt lên từ biển
mạn ván đen sẫm những con thuyền
đã tan
vào sóng gió
Ly cà phê
như sự vẹn nguyên
còn lại sau chiến tranh
Ly cà phê
làm bằng mắt em
đôi mắt nâu trầm
lúng liếng đi qua tai ương xứ sở!
Ly cà phê
tan vào ngực
những cuộc đời
những cuộc đời tan vào cuộc sống
như tan vào bình rượu trắng
Mỗi con người làm một chất men say
Cuộc sống làm nên vị mật - Hòa bình
Hòa bình !
Cầm run run trên tay...
Những ly cà phê thủy tinh dễ vỡ
đặt trên trái đất này
Hòa bình đang thở
Trong cốc đầy.
Một cuộc chiến tranh vừa đi qua đây
Những cơn bão cũng vừa đi qua đây
trên chiếc bàn này
bên cửa sổ
những con mắt của ngôi nhà nhỏ
lặng lẽ nhìn đời thường đi qua
Trong lọ hoa
những bông đồng tiền xòe đỏ
ngoài hiên nắng mơ vàng
sáng mai muôn thuở
bỡ ngỡ
bước sang
Ở trên bàn
những giọt cà phê đang nhỏ
Tong! Tong!...
chiếc đồng hồ nước
đếm bước
thời gian
Thời gian đang đọng lại trên bàn
đọng lại hòa bình !
Ngồi trước ly cà phê
thủy tinh
những áo lính phai bạc
giặt giũ qua chiến tranh
những bộ quần áo thường
không cài huân chương
những bàn tay màu bùn
những bàn tay màu gỉ sắt…
nâng lên
những ly cà phê
hòa bình
quánh đặc
Sáng nay
Hòa bình chảy trên bàn gỗ
ly cà phê
khắp trên trái đất này
uống những ban mai xứ sở
Bạn và tôi
ở mỗi góc của hành tinh
mỗi số phận, mỗi cuộc đời rất khác
nhưng màu nâu hòa bình
trong ly cà phê
đều dịu ngọt.
Bạn và tôi
những bàn tay da vàng
những bàn tay da trắng
những bàn tay da đen…
Hãy nâng lên
ly ngọt ngào trong ngực...
Chúng ta uống
ly cà phê buổi sáng
những chiếc thìa khoắng vào cốc lanh canh
đánh thức khúc nhạc nhộn
Hòa bình
những nụ cười đời thường bình thản
đã tôi qua chiến tranh...
những ly nhỏ Hòa bình sóng sánh
trên khắp hành tinh...
Huế tháng 3-1984
(SH20/8-86)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH