Lý Bạch Thế là anh không về nữa Lửa chiến tranh đã thiêu cháy anh rồi! Em đi dọc bãi sông bồi Nơi anh lặn ngụp suốt một thời trai trẻ Hoa muống nở một chùm tím thế Gió hoang vu thổi nát buổi chiều buồn Con châu chấu tuổi thơ vút lên từ chân cỏ Em gặp lại anh đâu đó giữa cánh đồng. Vẫn đàn cò chở gió sang sông Vẫn dòng nước trôi về phía bể Vẫn trời xanh như chưa bao giờ xanh thế Nhưng anh ơi! Anh không còn nữa trên đời. Như con thuyền khát xa khơi Cơn bão nổi cánh buồm thành bọt nước Ôi chiến tranh có thể nào khác được Anh nằm lại với rừng tràm rừng đước Trời Hà Tiên mây trắng ngẩn ngơ bay Em đi dọc bãi sông này Tìm trong cỏ rối những ngày trẻ thơ Anh ơi tóc mẹ bây giờ Như ngàn lau lạnh Trắng bờ sông xưa. Cao Bằng Sương lạnh như tấm voan choàng đỉnh núi Cây đào hoang thắp tia lửa cuối xuân Ta gặp trên đỉnh đèo những gương mặt ám khói Những dáng người mang dáng núi xanh xa Hành phương bắc, cơn rét muộn tháng ba Ta dọc theo trơ trụi những cánh rừng Cô gái gặp cuối chiều trong bản nhỏ Nghiêng núi rót đưa ta chén rượu đầy Không thể nào từ chối được lời mời Chắc như đá, khiến ta không còn khách sáo nữa Nâng chén rượu, mắt tràn ánh lửa Đất Cao Bằng phút chốc bỗng chênh vênh. Cổ tích của riêng ta Dứt áo người đi, sen tĩnh tâm tàn úa Khúc nam ai nhàu nát cõi lòng Ẻo lả dòng Hương giang héo hắt Trôi nghìn năm không chở hết nỗi buồn Ta lại về làm khách cô đơn Quán trọ chiều, cơn mưa cuối hạ Cành long não chất đầy tiếng ve sầu hối hả Đắng lòng ta nỗi nhớ một người đi Chân thành xưa thắp tím đoá lưu ly Những khẩu súng thần công ngây buồn hú gió Những giọt mưa hoang bay đầy thành cổ Huế bỗng thành cổ tích của riêng ta. TRẦN CHẤN UY (nguồn: TCSH số 146 - 04 - 2001) |
Đi chơi
Tên thật: Trần Vương ThuấnSinh năm 1983 tại thị xã Phan Rang, Ninh ThuậnGiải Ba cuộc thi thơ 2001 - 2003 của Tạp chí Sông Hương
Tên thật: Trần Văn MườiSinh ngày 9.9.1982 tại Đông Yên, Phúc Thành, Yên Thành, Nghệ AnTốt nghiệp Đại học sư phạm Huế (Khoa ngữ văn)Đã có thơ, truyện đăng trên nhiều báo chí Trung ương và địa phương với các bút danh: Đinh Hạ, Minh Châu Trần, Trần Đông Yên Phương.Giải khuyến khích cuộc thi thơ lục bát của Báo Tuổi trẻ 2003.
Ditimloigiaicuocdoi là nickname của Bụi Trần đang “bế tắc chưa tìm lối thoát cho bệnh tật và đã sống như một phế phẩm suốt 5 năm tròn”. Thơ, hẳn là niềm ân sủng duy nhất có thể cứu rỗi tâm hồn của người bạn nhỏ đáng thương này dẫu Bụi Trần đang muốn khám phá nhiều thể loại khác nữa. Chúng tôi đọc được ở thơ Bụi Trần lời tri âm trong bản nhạc vút lên từ địa ngục của một nhạc sĩ quá cố. Nhưng ước vọng thoát khỏi niềm đau mang bản chất định nghiệp tại mỗi người là không lẫn lộn... TCSH
Điều bình thường lạ lẫm
Được nhìn lại Huế
Lê Vi Thủy - Thái Hải - Phạm Nguyên Tường - Lê Huy Hạnh - Nhất Lâm - Nguyễn Hoa
Huỳnh Quang Nam - Huy Phương - Trần Dzụ - Trần Hữu Lục - Lê Huy Mậu - Tôn Nữ Ngọc Hoa - Hồ Ngọc Chương
ĐINH THỊ NHƯ THÚYĐã buồn trước cho những ngày chưa đếnnhững chia xa đang sum họpnhững mỏi mệt đang hân hoannhững bóng tối khuất lấp đang rực sángĐã nhìn thấy vết chémròng ròng máu đỏ tươi trên da thịtnhư nhìn thấy bước chân người hành khấtchậm rãi lê trên đường
Ở những đỉnh cột
Như lời tình tự
Sinh năm Nhâm Thìn, Phan Văn Chương từng tham gia quân đội, hiện là hiệu trưởng trường THCS Quảng Phương, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Thơ đến với anh như người tình muộn. Có điều anh biết chọn lọc, học hỏi, vượt qua những cản trở thế tục, tiếp thu cái mới của đời sống văn học hôm nay đang chuyển đổi. Nhờ thế thơ anh sớm tạo được không gian riêng, cách nói riêng. Phan Văn Chương chứng minh rằng, ở bất kỳ lứa tuổi nào, người ta vẫn có thể tìm cách vượt lên, nếu tự mình khai phá, xác lập được con đường mình đang đi. HOÀNG VŨ THUẬT
Hoàng Vũ Thuật - Lê Thái Sơn - Thiết Mộc Lan - Ngô Hà Phương - Lê Tấn Quỳnh - Nguyễn Quốc Hiền - Phan Bùi Bảo Thy
Năm sinh: 1950Quê quán: Đại Lộc, Quảng NamThơ đã in trên nhiều báo, tạp chí, tuyển tập (1971- 2004)Đã xuất bản: Trong hoàng hôn gió (1995), Trăng của ngày (1999), Thơ bốn câu (2001), Bài ca của gió (2002), Phía sau tôi (2003).
Bóng xưa Đập cổ kính ra tìm thấy bóng Xếp tàn y lại để cầm hơi Tự Đức
TRẦN PHƯƠNG TRÀ Kính viếng bác Hoài Chân Nguyễn Đức Phiên. đồng tác giả “Thi nhân Việt Nam”, 1941
Từ Nữ Triệu Vương - Trần Thị Vĩnh Liên - Chử Văn Long - Lê Văn Kính - Nguyễn Quốc Anh - Ma Trường Nguyên - Tôn Phong - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Đức Tiến - Đặng Nguyệt Anh
Lam Hạnh - Tuệ Lam - Chử Văn Long - Nguyễn Man Kim - Hoàng Vũ Thuật - Khaly Chàm
Tên thật: Nguyễn Phạm Tú TrinhSinh 1983Sinh viên Khoa Ngữ Văn - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân vănGiải nhất cuộc thi thơ “Đất nước và lục bát” của báo Tuổi Trẻ. 2003.