Lý Bạch Thế là anh không về nữa Lửa chiến tranh đã thiêu cháy anh rồi! Em đi dọc bãi sông bồi Nơi anh lặn ngụp suốt một thời trai trẻ Hoa muống nở một chùm tím thế Gió hoang vu thổi nát buổi chiều buồn Con châu chấu tuổi thơ vút lên từ chân cỏ Em gặp lại anh đâu đó giữa cánh đồng. Vẫn đàn cò chở gió sang sông Vẫn dòng nước trôi về phía bể Vẫn trời xanh như chưa bao giờ xanh thế Nhưng anh ơi! Anh không còn nữa trên đời. Như con thuyền khát xa khơi Cơn bão nổi cánh buồm thành bọt nước Ôi chiến tranh có thể nào khác được Anh nằm lại với rừng tràm rừng đước Trời Hà Tiên mây trắng ngẩn ngơ bay Em đi dọc bãi sông này Tìm trong cỏ rối những ngày trẻ thơ Anh ơi tóc mẹ bây giờ Như ngàn lau lạnh Trắng bờ sông xưa. Cao Bằng Sương lạnh như tấm voan choàng đỉnh núi Cây đào hoang thắp tia lửa cuối xuân Ta gặp trên đỉnh đèo những gương mặt ám khói Những dáng người mang dáng núi xanh xa Hành phương bắc, cơn rét muộn tháng ba Ta dọc theo trơ trụi những cánh rừng Cô gái gặp cuối chiều trong bản nhỏ Nghiêng núi rót đưa ta chén rượu đầy Không thể nào từ chối được lời mời Chắc như đá, khiến ta không còn khách sáo nữa Nâng chén rượu, mắt tràn ánh lửa Đất Cao Bằng phút chốc bỗng chênh vênh. Cổ tích của riêng ta Dứt áo người đi, sen tĩnh tâm tàn úa Khúc nam ai nhàu nát cõi lòng Ẻo lả dòng Hương giang héo hắt Trôi nghìn năm không chở hết nỗi buồn Ta lại về làm khách cô đơn Quán trọ chiều, cơn mưa cuối hạ Cành long não chất đầy tiếng ve sầu hối hả Đắng lòng ta nỗi nhớ một người đi Chân thành xưa thắp tím đoá lưu ly Những khẩu súng thần công ngây buồn hú gió Những giọt mưa hoang bay đầy thành cổ Huế bỗng thành cổ tích của riêng ta. TRẦN CHẤN UY (nguồn: TCSH số 146 - 04 - 2001) |
HẢI BẰNG
NGUYỄN VĂN DINH
VĂN LỢI
Đông Triều - Nguyễn Đông Nhật - Nhất Lâm - Nguyễn Tấn Tuấn - Triệu Nguyên Phong
LGT: Khác với những cây bút trẻ cùng thời, Hoàng Thúy đi thẳng vào mạch cảm xúc không qua bước khởi động. Thơ như trạng thái tâm hồn dồn nén, đến thời thì xuất hiện. Điều này hiếm thấy ở một tác giả trẻ. Thơ Hoàng Thúy biểu hiện của vẻ đẹp tự nhiên sâu kín, không phải trau chuốt. Trong trường hợp này thơ chính là hiện tượng linh ứng của con người trước thế giới thiên nhiên và xã hội.
Hoàng Vũ Thuật (gt)
PHAN HOÀNG PHƯƠNG
Nhớ Phùng Quán
NGUYỄN THANH MỪNG
Ngô Minh - Hải Kỳ - Phan Bá Linh - Thế Hùng - Mùi Tịnh Tâm - Nguyễn Văn Phương
HOÀNG VŨ THUẬT
Nguyễn Lãm Thắng - Khaly Chàm - Nguyễn Loan - Huỳnh Minh Tâm - Kai Hoàng
Phạm Quyên Chi là một tác giả trẻ đang sống tại thành phố Quy Nhơn, mới đến lần đầu với Tạp chí Sông Hương. Trong những sáng tác đầu tay, Phạm Quyên Chi từng bộc bạch: “Tôi là một đứa con gái thích tưởng tượng. Dường như những tứ thơ của tôi đã hình thành nên trong những “khoảnh khắc của tưởng tượng” như thế. Tôi cũng không hiểu được chính mình, chỉ có thơ là hiểu tôi…”.
ĐẶNG BÁ TIẾN
NGUYỄN MINH KHIÊM
Nguyễn Thanh Lâm - Từ Quốc Hoài - Hoàng Ngọc Giang
LTS: Lữ Quỳnh là bút hiệu của Phan Ngô, sinh năm 1942 tại Thừa Thiên-Huế. Học sinh Quốc Học - Huế năm 1959 - 1962. Là nhóm bạn với Trịnh Công Sơn, Bửu Ý, Shiphani, Lê Văn Ngăn, Võ Chân Cửu...
ĐINH CƯỜNG
Như tiếng thì thầm vĩnh biệt
Khi hay tin Lê Văn Ngăn mất
(SHO) BẠN VỀ BÊN PHỐ XƯA MƯỜI BỐN NĂM RỒI SAO SƠN.
CHIỀU NAY TÔI ĐI TRÊN PHỐ XƯA GEORGETOWN MÀ NHỚ BẠN
Nguyễn Thị Anh Đào - Lê Vi Thủy - Trần Tịnh Yên - Ngô Hà Phương - Trần Quốc Toàn - Bạch Diệp - Đinh Thị Như Thúy - Hạnh Ngộ - Hạc Thành Hoa
LÊ MINH CHÁNH
VŨ THIÊN KIỀU