NGUYỄN ĐỨC TÙNG
Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?
Nhà thơ Lưu Quang Vũ - Ảnh: internet
Theo tôi, có lẽ người đọc hải ngoại hiện nay ít biết về anh. Nhưng tôi có một cơ hội cuối những năm bảy mươi, khi còn ở trong nước, được một người bạn mới quen đọc cho nghe một bài thơ lạ, của một tác giả lúc ấy tôi không biết là ai. Vừa đi vừa đọc. Xong, cả hai ngồi xuống bên vệ đường, tôi nhờ anh đọc lại lần nữa. Không có giấy bút để ghi, anh đọc lần thứ ba chậm và kỹ, cho tôi nhớ. Mười năm sau ở hải ngoại tôi vẫn thuộc bài thơ rất dài này; nhiều năm sau nữa thì bắt đầu quên dần từng câu, từng đoạn.
Một bài thơ có thể đi rất xa, vượt ra ngoài trang giấy, cư ngụ một nơi chốn khác. Nó sống ở đâu? Ở trong ngôi nhà của mình, trong tâm hồn người đọc. Điều lạ là sau khi đã quên một đoạn, thì hôm sau hay tháng sau tôi lại nhớ đến đoạn ấy, nhớ chính xác, nhưng lại quên đoạn khác. Tôi và nó, bài thơ ấy, cứ đuổi nhau quanh trục thời gian. Từ đó đến nay, tôi vẫn chưa bao giờ được đọc nó bằng chữ in, nhưng dĩ nhiên lại có dịp biết thêm những bài thơ khác của anh nữa, nơi này hay nơi khác.
Cái gì trong thơ Lưu Quang Vũ ám ảnh tôi nhiều nhớ hơn cả?
Sao em chẳng cùng anh ra cửa bể
Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông
Những con tàu mười phương
Những thủy thủ Cuba da đỏ hồng như lửa
Thủy thủ Hy Lạp vầng trán đẹp u buồn
Người Ý phóng khoáng và có duyên
Sự ra đi. Những chân trời.
Rất sớm từ những năm 1970 thơ anh đã mới: dùng rất nhiều các hình ảnh, các âm thanh, các sờ mó, các cảm giác:
Anh ngồi đây trên đống bao hàng
Giữa những người thợ rì rầm nói chuyện
Tiếng than vãn nỉ non
Tiếng đùa, tiếng khóc
Và khói bay, khói bay
Ngôn ngữ Lưu Quang Vũ tài hoa nhưng vẫn gần cái lõi của thơ là sự giản dị. Đối với tôi, có một điều gì không giải thích được trong sự giản dị của anh, có lẽ là sự tội nghiệp quyến rũ:
Em con tàu về cảng mưa đêm
Ngã tư ngô đồng rụng lá
Con sông mờ thân cầu đổ
(Trích theo Khánh Phương)
Như thế là vừa đẹp. Chỉ cần tài hoa quá tay lên một chút nữa, anh sẽ trở thành người sử dụng tu từ xuất sắc, nhưng bắt đầu xa rời chỗ cố hữu.
Em là hàng cau xanh
Là quả vườn nhà, là chim tu hú
Em có yêu chốn này không
Lùi lại một chút nữa, thơ anh trở thành thương cảm, là điều tối kỵ.
Em đừng thương anh nữa
Anh đi lủi thủi trên đường
Hai câu đó không nên đặt chung với nhau.
Lưu Quang Vũ không tránh được cách viết “hiện thực” mà vào thời ấy (ở miền Bắc) dĩ nhiên là phương pháp chính thống và phổ biến. Nhưng ngay trên lối mòn, anh vẫn có những suy nghĩ sát với cuộc đời, những quan sát xúc động.
Đám người bán máu xanh gầy
Co ro chờ ngoài cổng viện
Viện là bệnh viện hoặc viện truyền máu. Thành tựu của anh trong khuynh hướng hiện thực này là bài thơ “Tiếng Việt”, được đăng nhiều trên các trang viết về anh, là bài thơ Lưu Quang Vũ duy nhất có mặt trong tuyển tập Thơ Việt Nam Thế Kỷ XX, Thơ trữ tình, Nxb. Giáo Dục, 2005.
Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Hai câu đầu tiên cảm động, đẹp, đúng là ngôn ngữ của anh. Nhưng ở câu thứ ba:
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Anh đã bắt đầu không chống được sự cám dỗ, như cách mà ta dễ thấy ở hầu hết các nhà thơ hiện nay, và đưa quá nhiều hình ảnh vào. Tôi ngại rằng anh sẽ không có cách nào thoát khỏi chúng, mà dấn sâu một bước nữa. Quả nhiên:
Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre
Một câu thơ quá nhiều hình ảnh, làm hỏng cả đoạn.
Sao lại quá nhiều hình ảnh, bạn nói gì vậy? Thơ chẳng phải là hình ảnh (figures), hình tượng (images), đó sao? Thưa, không có gì dễ rơi vào sự sáo rỗng bằng việc nhét đầy các chi tiết mô tả hoặc các nhịp điệu vững bền.
Mà đó có lẽ là đoạn hay nhất trong bài thơ dài gồm mười hai đoạn, bốn mươi tám câu.
Bạn an tâm. Đó không phải là bài thơ tiêu biểu của Lưu Quang Vũ, cũng không phải là bài hay nhất của anh: anh đi xa hơn chúng rất nhiều, không những trong suy tưởng sâu của anh về tình yêu, về đất nước, con người, trong sự tiếp cận đầy dũng cảm hiếm có của anh đối với sự thật, mà còn cả trong khuynh hướng cách tân ngôn ngữ càng về sau càng mạnh.
Tôi quý điều gì nhất ở thơ Lưu Quang Vũ? Trong thơ, anh bày tỏ rất sớm lòng khao khát tự do:
Sao em chẳng cùng anh ra cửa bể
Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông
Những câu thơ tình hay bậc nhất. Nhưng không phải chỉ là thơ tình. Tự do của Lưu Quang Vũ không phải là, chưa đủ là, tự do có ý nghĩa chính trị; nó cá nhân hóa hơn và vì vậy mà, có lẽ, tuyệt đối hơn. Đúng vậy, nếu anh còn sống đến ngày nay, tôi chắc rằng thơ Lưu Quang Vũ sẽ là sự thách thức đối với các nhà phê bình chính thống và phi chính thống, đối với các giá trị thẩm mỹ cũ. Khi đọc lại thơ ca miền Bắc cùng thời, tức là cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi, khoảng 1965 - 1975, tôi có ấn tượng rằng hình như Lưu Quang Vũ là nhà thơ trẻ rất hiếm hoi, nếu không phải là duy nhất, vào thời điểm ấy dám đi ngược lại các quy ước, thể hiện ý chí tự do, rẽ sang một lối hoàn toàn khác từ nền thơ đại chúng, ngoài Bắc hồi ấy. Đi xa đến nỗi cũng còn lâu nhiều nhà thơ thuộc thế hệ của anh có thể theo kịp. Trước hết, sớm muộn gì anh cũng sẽ vượt qua được thói quen sáo rỗng:
Con ngựa gầy phiêu bạt thảo nguyên xa
Vượt qua được không khí tù hãm, nhìn thẳng vào cô đơn, tự làm mới vết thương của mình và do đó làm mới niềm hy vọng đối với ngôn ngữ:
Như ngôi sao trên cột buồm trơ trọi
Anh nhìn vào bóng tối
Đêm nay con tàu đi về đâu
Nhớ đôi môi xót đau
Sau bao nhiêu người thương tiếc anh, tôi có cần phải than thở thêm rằng anh mất đi khi tuổi đời còn quá trẻ?
Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
Ta kịp biết gì đâu
Cánh cửa của anh chỉ mới mở hé.
Và cuộc đời này cũng chỉ mới kịp biết đến anh một nửa, một góc, hay một phần mười. Nhưng cái một phần mười ấy chúng ta đã biết đầy đủ chưa? Những người như tôi, có lẽ chưa.
N.Đ.T
(SH315/05-15)
ĐỖ TẤN ĐẠT
(Nhân đọc tập thơ “Nhật ký gió cuốn” - Nxb. Văn học 2018 của tác giả Phạm Tấn Dũng)
VƯƠNG TRỌNG
Với người làm thơ và bạn đọc Việt Nam, hầu như ai cũng biết thơ Đường luật phát sinh từ đời Đường Trung Quốc cách nay trên một thiên niên kỷ, nhưng không nhiều người biết thơ Tứ tuyệt cũng khởi sinh từ đời nhà Đường.
PHẠM PHÚ PHONG
Trong bài thơ mở đầu cho tập thơ đầu tiên Cái lùng tung (2007) của Trần Văn Hội, anh có viết rằng: “có những điều anh chưa nói với em/ đó là sự lặng im trong thơ anh” (Đó là sự lặng im), không chỉ là dự cảm, là sự ướm thử mà là định mệnh, là thi mệnh thể hiện quan niệm nghệ thuật của tác giả, trở thành tuyên ngôn cho cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật, xuyên suốt cuộc đời và thơ ca Trần Văn Hội.
(Một đôi chỗ cần lưu ý)
CHU TRỌNG HUYẾN
NGUYỄN KHẮC PHÊ
(Đọc Phấn hoa, tiểu thuyết của Phạm Ngọc Túy, Nxb. Thuận Hóa, 2019)
Trước khi Thơ Mới ra đời, Huế là một trung tâm có nhiều tác giả Thơ Đường nổi tiếng. Sau khi Thơ Mới ra đời và phát triển mạnh mẽ Thơ Đường vẫn thịnh hành cho đến ngày nay.
ĐỖ LAI THÚY
Khi mọi thần thoại gãy đổ, thơ chính là nơi thần linh trú ngụ. (Saint John Perse) |
Tôi không tiến đi đâu cả, Tôi là hiện tại. (Pablo Picasso) |
TRẦN THÙY MAI
(Nghĩ về tập nhạc mới của Trần Ngọc Tuấn)
HỒ THẾ HÀ
Gần nửa thế kỷ liên tục sáng tạo, Nguyễn Quang Hà đã tự tạo cho mình chứng chỉ nghệ thuật vững chắc ở thể loại văn xuôi và đạt được những giải thưởng danh giá do các Tổ chức văn học uy tín trao tặng:
UÔNG TRIỀU
Trước kia tôi mê F.Dostoevsky và đánh giá ông là một nhân vật vĩ đại. Tất nhiên bây giờ ông vẫn là một nhà văn vĩ đại bất chấp cảm giác của tôi thế nào.
Việc đọc sách đang bị văn hóa nghe nhìn thu hẹp trước sự phát triển không ngừng của công nghệ, nhất là đối với thế hệ trẻ trước cơn bão của mạng xã hội.
PHẠM PHÚ PHONG
Rừng sâu có trước các dân tộc,
sa mạc đến sau con người
(F.R.de Chateaubriand)
HUỲNH NHƯ PHƯƠNG
Trong năm học đầu tiên sau ngày hòa bình (30/4/1975), tất cả các thầy, cô giáo ở Trường Đại học Văn khoa Sài Gòn đều chưa được dạy học trở lại. Những giáo sư tên tuổi và những giảng viên trẻ cùng ngồi chung trong giảng đường tập trung học chính trị. Một số khác đã đi ra nước ngoài trong những ngày biến động trước đó.
VŨ THÀNH SƠN
Thơ Vũ Lập Nhật cho chúng ta một cảm giác mất thăng bằng, một thế đứng chông chênh nguy hiểm, như thể khi bước vào thế giới thơ của Vũ Lập Nhật là chúng ta đang bước vào một thế giới khác, một thế giới song song không biên giới; ở đó, trật tự, định luật vạn vật hấp dẫn, sự sáng suốt của lý tính như bị thách thức.
THÚY HẰNG
Xoài xanh ở xứ sương mù” là tập tản văn dày 340 trang do nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ thành phố Hồ Chí Minh ấn hành cuối năm 2018.
PHAN TRỌNG HOÀNG LINH
Chân trời là giới hạn của tầm mắt, dẫn đến ảo tượng về sự giao nối giữa trời và đất. Do vậy, chân trời vừa hữu hạn, vừa vô hạn.
ĐÔNG HÀ
Tôi yêu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ những năm còn là sinh viên. Tuổi trẻ nhiều háo hức, về tình yêu, về non xanh và tơ nõn. Nhưng khi bắt gặp những câu thơ chảy ngược trong tập Đồng dao cho người lớn, tôi lại choáng váng.
NGÔ MINH
Có một ngày nhạt miệng, thèm đi. Đi mãi mới hay phố cũng thiếu người. Có một ngày nằm dài nghe hát. Rồi ngủ quên trong nỗi buồn nhớ mông lung.
NGỌC THẢO NGUYÊN
Buổi sinh hoạt được đặt tên là Tọa đàm bàn tròn về thơ. Đây là buổi sinh hoạt mang tính chất thử nghiệm của Phân hội văn học (lại một cách nói rào đón nữa chăng?)