Lưu Quang Vũ: mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông

08:47 22/05/2015

NGUYỄN ĐỨC TÙNG

Anh Cao Việt Dũng hỏi: anh có biết Lưu Quang Vũ không? Anh nghĩ gì về thơ Lưu Quang Vũ?

Nhà thơ Lưu Quang Vũ - Ảnh: internet

Theo tôi, có lẽ người đọc hải ngoại hiện nay ít biết về anh. Nhưng tôi có một cơ hội cuối những năm bảy mươi, khi còn ở trong nước, được một người bạn mới quen đọc cho nghe một bài thơ lạ, của một tác giả lúc ấy tôi không biết là ai. Vừa đi vừa đọc. Xong, cả hai ngồi xuống bên vệ đường, tôi nhờ anh đọc lại lần nữa. Không có giấy bút để ghi, anh đọc lần thứ ba chậm và kỹ, cho tôi nhớ. Mười năm sau ở hải ngoại tôi vẫn thuộc bài thơ rất dài này; nhiều năm sau nữa thì bắt đầu quên dần từng câu, từng đoạn.

Một bài thơ có thể đi rất xa, vượt ra ngoài trang giấy, cư ngụ một nơi chốn khác. Nó sống ở đâu? Ở trong ngôi nhà của mình, trong tâm hồn người đọc. Điều lạ là sau khi đã quên một đoạn, thì hôm sau hay tháng sau tôi lại nhớ đến đoạn ấy, nhớ chính xác, nhưng lại quên đoạn khác. Tôi và nó, bài thơ ấy, cứ đuổi nhau quanh trục thời gian. Từ đó đến nay, tôi vẫn chưa bao giờ được đọc nó bằng chữ in, nhưng dĩ nhiên lại có dịp biết thêm những bài thơ khác của anh nữa, nơi này hay nơi khác.

Cái gì trong thơ Lưu Quang Vũ ám ảnh tôi nhiều nhớ hơn cả?

Sao em chẳng cùng anh ra cửa bể
Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông
Những con tàu mười phương
Những thủy thủ Cuba da đỏ hồng như lửa
Thủy thủ Hy Lạp vầng trán đẹp u buồn
Người Ý phóng khoáng và có duyên


Sự ra đi. Những chân trời.

Rất sớm từ những năm 1970 thơ anh đã mới: dùng rất nhiều các hình ảnh, các âm thanh, các sờ mó, các cảm giác:

Anh ngồi đây trên đống bao hàng
Giữa những người thợ rì rầm nói chuyện
Tiếng than vãn nỉ non
Tiếng đùa, tiếng khóc
Và khói bay, khói bay


Ngôn ngữ Lưu Quang Vũ tài hoa nhưng vẫn gần cái lõi của thơ là sự giản dị. Đối với tôi, có một điều gì không giải thích được trong sự giản dị của anh, có lẽ là sự tội nghiệp quyến rũ:

Em con tàu về cảng mưa đêm
Ngã tư ngô đồng rụng lá
Con sông mờ thân cầu đổ

              (Trích theo Khánh Phương)

Như thế là vừa đẹp. Chỉ cần tài hoa quá tay lên một chút nữa, anh sẽ trở thành người sử dụng tu từ xuất sắc, nhưng bắt đầu xa rời chỗ cố hữu.

Em là hàng cau xanh
Là quả vườn nhà, là chim tu hú
Em có yêu chốn này không


Lùi lại một chút nữa, thơ anh trở thành thương cảm, là điều tối kỵ.

Em đừng thương anh nữa
Anh đi lủi thủi trên đường


Hai câu đó không nên đặt chung với nhau.

Lưu Quang Vũ không tránh được cách viết “hiện thực” mà vào thời ấy (ở miền Bắc) dĩ nhiên là phương pháp chính thống và phổ biến. Nhưng ngay trên lối mòn, anh vẫn có những suy nghĩ sát với cuộc đời, những quan sát xúc động.

Đám người bán máu xanh gầy
Co ro chờ ngoài cổng viện


Viện là bệnh viện hoặc viện truyền máu. Thành tựu của anh trong khuynh hướng hiện thực này là bài thơ “Tiếng Việt”, được đăng nhiều trên các trang viết về anh, là bài thơ Lưu Quang Vũ duy nhất có mặt trong tuyển tập Thơ Việt Nam Thế Kỷ XX, Thơ trữ tình, Nxb. Giáo Dục, 2005.

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về


Hai câu đầu tiên cảm động, đẹp, đúng là ngôn ngữ của anh. Nhưng ở câu thứ ba:

Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm

Anh đã bắt đầu không chống được sự cám dỗ, như cách mà ta dễ thấy ở hầu hết các nhà thơ hiện nay, và đưa quá nhiều hình ảnh vào. Tôi ngại rằng anh sẽ không có cách nào thoát khỏi chúng, mà dấn sâu một bước nữa. Quả nhiên:

Nghe xạc xào gió thổi giữa cau tre

Một câu thơ quá nhiều hình ảnh, làm hỏng cả đoạn.

Sao lại quá nhiều hình ảnh, bạn nói gì vậy? Thơ chẳng phải là hình ảnh (figures), hình tượng (images), đó sao? Thưa, không có gì dễ rơi vào sự sáo rỗng bằng việc nhét đầy các chi tiết mô tả hoặc các nhịp điệu vững bền.

Mà đó có lẽ là đoạn hay nhất trong bài thơ dài gồm mười hai đoạn, bốn mươi tám câu.

Bạn an tâm. Đó không phải là bài thơ tiêu biểu của Lưu Quang Vũ, cũng không phải là bài hay nhất của anh: anh đi xa hơn chúng rất nhiều, không những trong suy tưởng sâu của anh về tình yêu, về đất nước, con người, trong sự tiếp cận đầy dũng cảm hiếm có của anh đối với sự thật, mà còn cả trong khuynh hướng cách tân ngôn ngữ càng về sau càng mạnh.

Tôi quý điều gì nhất ở thơ Lưu Quang Vũ? Trong thơ, anh bày tỏ rất sớm lòng khao khát tự do:

Sao em chẳng cùng anh ra cửa bể
Mùa thu cao mây trắng xóa mênh mông


Những câu thơ tình hay bậc nhất. Nhưng không phải chỉ là thơ tình. Tự do của Lưu Quang Vũ không phải là, chưa đủ là, tự do có ý nghĩa chính trị; nó cá nhân hóa hơn và vì vậy mà, có lẽ, tuyệt đối hơn. Đúng vậy, nếu anh còn sống đến ngày nay, tôi chắc rằng thơ Lưu Quang Vũ sẽ là sự thách thức đối với các nhà phê bình chính thống và phi chính thống, đối với các giá trị thẩm mỹ cũ. Khi đọc lại thơ ca miền Bắc cùng thời, tức là cuối những năm sáu mươi, đầu những năm bảy mươi, khoảng 1965 - 1975, tôi có ấn tượng rằng hình như Lưu Quang Vũ là nhà thơ trẻ rất hiếm hoi, nếu không phải là duy nhất, vào thời điểm ấy dám đi ngược lại các quy ước, thể hiện ý chí tự do, rẽ sang một lối hoàn toàn khác từ nền thơ đại chúng, ngoài Bắc hồi ấy. Đi xa đến nỗi cũng còn lâu nhiều nhà thơ thuộc thế hệ của anh có thể theo kịp. Trước hết, sớm muộn gì anh cũng sẽ vượt qua được thói quen sáo rỗng:

Con ngựa gầy phiêu bạt thảo nguyên xa

Vượt qua được không khí tù hãm, nhìn thẳng vào cô đơn, tự làm mới vết thương của mình và do đó làm mới niềm hy vọng đối với ngôn ngữ:

Như ngôi sao trên cột buồm trơ trọi
Anh nhìn vào bóng tối
Đêm nay con tàu đi về đâu
Nhớ đôi môi xót đau


Sau bao nhiêu người thương tiếc anh, tôi có cần phải than thở thêm rằng anh mất đi khi tuổi đời còn quá trẻ?

Chúng ta ra đi chiến tranh mùa đông
Ta kịp biết gì đâu


Cánh cửa của anh chỉ mới mở hé.

Và cuộc đời này cũng chỉ mới kịp biết đến anh một nửa, một góc, hay một phần mười. Nhưng cái một phần mười ấy chúng ta đã biết đầy đủ chưa? Những người như tôi, có lẽ chưa.

N.Đ.T  
(SH315/05-15)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • 1. Kawabata Yasunari (1899 -1972) là một trong những nhà văn làm nên diện mạo của văn học hiện đại Nhật Bản. Ông được trao tặng giải Nobel năm 1968 (ba tác phẩm của Kawabata được giới thiệu với Viện Hoàng gia Thụy Điển để xét tặng giải thưởng là Xứ Tuyết, Ngàn cách hạc và Cố đô).

  • (Thơ Đỗ Quý Bông - Nxb Văn học, 2000)Đỗ Quý Bông chinh phục bạn hữu bằng hai câu lục bát này:Đêm ngâu lành lạnh sang canhTrở mình nghe bưởi động cành gạt mưa.

  • Thạch Quỳ là nhà thơ rất nhạy bén trong việc nắm bắt thông tin và chóng vánh tìm ra ngay bản chất đối tượng. Anh làm thơ hoàn toàn bằng mẫn cảm thiên phú. Thơ Thạch Quỳ là thứ thơ có phần nhỉnh hơn mọi lý thuyết về thơ.

  • Kỷ niệm 50 năm ngày mất nhà văn Nam Cao (30.11.1951-30.11.2001)

  • Có một con người đang ở vào cái tuổi dường như muốn giũ sạch nợ nần vay trả, trả vay, dường như chẳng bận lòng chút nào bởi những lợi danh ồn ào phiền muộn. Đó là nói theo cái nghĩa nhận dạng thông thường, tưởng như thế, nơi một con người đã qua "bát thập". Nhưng với nhà thơ Trinh Đường, nhìn như thế e tiêu cực, e sẽ làm ông giận dỗi: "Ta có sá gì đi với ở".

  • Nhà thơ Trinh Đường đã từ trần hồi 15g10’ ngày 28.9.2001 tại Hà Nội, thọ 85 tuổi. Lễ an táng nhà thơ đã được tổ chức trọng thể tại quê nhà xã Đại Lộc huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng , theo nguyện vọng của nhà thơ trước khi nhắm mắt.

  • Phan Ngọc, như tôi biết, là người xuất thân trong gia đình Nho giáo, đã từng làm nghề dạy học, từ năm 1958 chuyển sang dịch sách, là người giỏi nhiều ngoại ngữ. Hiện nay, ông đang là chuyên viên cao cấp của Viện Đông Nam Á (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia).

  • Có những con người mà ta chỉ gặp một đôi lần trong đời để rồi mãi nhớ, mãi ám ảnh về họ. Với tôi, nhà văn Trần Dần là người như vậy.

  • Trước tình hình số tập thơ được xuất bản với tốc độ chóng mặt, người ta bỗng nhiên cảm thấy e ngại mỗi khi cầm một tập thơ trên tay. E ngại, không phải vì người ta sợ nhọc sức; mà e ngại vì người ta nghĩ rằng sẽ phải đọc một tập thơ dở! Cảm giác ấy xem ra thật là bất công, nhưng thật tình nó quả là như vậy.

  • Những năm từ 1950 khi học ở trường trung học Khải Định (Quốc học Huế), tôi đã đọc một số bài thơ của Dao Ca đăng trên một số tờ báo như Đời mới, Nhân loại, Mới, Thẩm mỹ...

  • Tôi đến tìm ông vào một buổi sáng đầu đông, trong căn nhà ngập tràn bóng tre và bóng lá. Nếu không quen ắt hẳn tôi đã khá ngỡ ngàng bởi giữa phồn hoa đô hội lại có một khu vườn xanh tươi đến vậy!.

  • LTS: Rạng sáng ngày 11-7-2001, Toà soạn nhận được tin anh Đoàn Thương Hải - hội viên Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế, sau một cơn đột quỵ, mặc dù đã được gia đình, bạn bè và các thầy thuốc Bệnh viên Trung ương Huế tận tình cứu chữa nhưng không qua khỏi, đã rời bỏ chúng ta an nhiên về bên kia thế giới!Tạp chí Sông Hương - Hội Nhà văn Thừa Thiên Huế xin có lời chia buồn sâu sắc tới gia quyến nhà văn.Sông Hương số này xin giới thiệu hai bài thơ cuối cùng của anh được rút ra từ tập thơ chép tay lưu giữ tại gia đình.TCSH

  • Thơ Đặng Huy Giang xuất hiện trên thi đàn đã nhiều năm nay; song thật sự gây ấn tượng với bạn đọc phải kể đến một vài chùm thơ mà báo Văn nghệ đăng tải trên trang thơ dự thi 1998 - 2000; đặc biệt sau đó anh cho ra mắt bạn đọc hai tập thơ một lúc: Trên mặt đất và Qua cửa.

  • Có lẽ với phần lớn không gian thơ Phan Trung Thành, làm thơ là trò chuyện ân tình với những bóng dáng cũ, thuộc về quê nhà.

  • Trong bài viết điểm lại văn học năm 2000, sự kiện và bình luận, tôi có nêu hai tác giả trẻ, cùng là nữ, cùng có tác phẩm đáng chú ý trong năm, một người tập truyện, một người tập thơ. Người thơ là Vi Thùy Linh.

  • (Đọc “Gặp lại tuổi hai mươi”(*) của Kiều Anh Hương)Ngay bài thơ in đầu tập “Vùng trời thánh thiện” có hai câu đã làm tôi giật mình, làm tôi choáng ngợp:            “Những lo toan năm tháng đời thường            Như tấm áo chật choàng lên khát vọng”

  • đầu tháng 4 năm ngoái, sau khi tuần báo “Văn nghệ” của Hội Nhà văn Việt Nam đăng truyện ngắn dự thi “Quả đồng chùy tóc bện” của Trần Hạ Tháp - một bút danh “mới toanh” trên văn đàn, tôi ghé tòa soạn “Sông Hương” hỏi nhà văn Hà Khánh Linh:- Chị biết Trần Hạ Tháp là ai không? Tác giả chắc là người Huế...

  • Trương Văn Hiến có sở học phi thường và mang trong người một hoài bão lớn lao: an bang tế thế bình thiên hạ.

  • (Qua “Sau tách cà phê” của Nguyễn Trác, Nhà Xuất bản Hội Nhà văn, Hà Nội, 2000.)1- Sau năm năm từ “Chiếc thuyền đêm” (năm 1995), hình như  “đến hẹn lại lên”, nhà thơ Nguyễn Trác lại ra mắt bạn đọc tập “Sau tách cà phê”.

  • Thơ là một bức xúc của tình cảm và tư tưởng con người, buộc con người phải diễn ra bằng ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc, đường nét, hình khối. Thơ là đòi hỏi, là nhu cầu của con người, nếu không biểu lộ được ra thì còn bức rứt khổ sở.