Nhà thơ Lê Văn Ngăn - Ảnh: voque.org
Lời tạm biệt của những người lái tàu Thưa quý vị hành khách lát nữa, đoàn tàu sẽ đến ga phải đến và bởi vì đã đi chung một chặng đường, chúng ta không thể không nói với nhau vài lời trước lúc tạm biệt Trên chặng đường vừa qua người sống không thể không nhìn đến sự sống sự sống, với những bóng dáng và khuôn mặt, đã lần lượt hiện ra ngoài khung cửa sự sống còn mang trên vai dấu vết những năm chiến tranh những ngày tai họa sự sống cắm cúi đóng những cột mốc cho tuyến đường mới sự sống bắt nhịp cầu nối từ vực bất công qua bờ bến của công bằng sự sống lau khuôn mặt đẫm ướt mưa đẫm ướt mồ hôi sự sống cột lại chiếc khẩu trang để bước vào màng bụi xi măng, lửa và khói sự sống đứng giữa bùn lầy, gieo hạt giống của mùa thịnh vượng sự sống phơi ánh sáng và màu áo mới trên những mái nhà sự sống cười nụ cười của đôi tình nhân ngồi cách xa tiếng ồn ào sự sống cựa mình trong các em bé vừa lọt lòng mẹ sự sống nẩy mầm trong những nạn nhân mới thoát khỏi bàn tay của nỗi bất hạnh sự sống đưa mắt nhìn những người áo rách và nhủ thầm: còn nhiều việc phải làm tất nhiên, sự sống không có mặt trong những gì đã chết. Chúng tôi tiếc đoàn tàu đã không dừng lâu ở các cửa hàng cà phê và rượu để biết ly đắng cay nào cũng chứa trong mình một chút niềm vui mong quý vị hiểu chúng tôi cần thì giờ để vượt nhanh hơn đêm tối chúng tôi còn tiếc thêm một điều nữa: kẻ móc túi và kẻ bịp bợm vẫn chưa chịu rời khỏi toa tàu mong quí vị hiểu chúng tôi đã không ngừng lưu ý đến những kẻ sẵn sàng đặt bàn tay bất an vào nỗi bình an những kẻ đã đến từ phía ngược lại của đoàn tàu những kẻ đã chạy tắt từ biên giới của một thời xa lắc những kẻ đã từ lâu, ngồi xen giữa những người lương thiện, ẩn mình dưới lớp áo sạch. Cuối cùng, xin quý vị quên chúng tôi với khuôn mặt thường cau có khuôn mặt những người đang lúc bận rộn khuôn mặt những người đang siết lại các cơ phận sắp rời khuôn mặt những người không ngừng nhìn vào chiếc kim phương hướng những dấu hiệu của cơn bão những ngọn đèn và những tiếng còi khuôn mặt chỉ trở lại bình yên vào lúc trời đã đầy sao nhưng lúc ấy, quý vị đã êm đềm trong giấc ngủ. Xin chào tạm biệt hy vọng những hành trình mới… Quy Nhơn 1984 (12/4-85) |
BẠCH DIỆP
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH