Lời tạm biệt của những người lái tàu

14:12 14/03/2011
LÊ VĂN NGĂN

Nhà thơ Lê Văn Ngăn - Ảnh: voque.org


Lời tạm biệt


của những người lái tàu


Thưa quý vị hành khách
lát nữa, đoàn tàu sẽ đến ga phải đến
và bởi vì đã đi chung một chặng đường, chúng ta
không thể không nói với nhau
vài lời trước lúc tạm biệt

Trên chặng đường vừa qua
người sống không thể không nhìn đến sự sống
sự sống, với những bóng dáng và khuôn mặt,
đã lần lượt hiện ra ngoài khung cửa
sự sống còn mang trên vai dấu vết những năm chiến tranh những ngày tai họa
sự sống cắm cúi đóng những cột mốc cho tuyến đường mới
sự sống bắt nhịp cầu nối từ vực bất công qua bờ bến của công bằng
sự sống lau khuôn mặt đẫm ướt mưa đẫm ướt mồ hôi
sự sống cột lại chiếc khẩu trang để bước vào màng bụi xi măng, lửa và khói
sự sống đứng giữa bùn lầy, gieo hạt giống của mùa thịnh vượng
sự sống phơi ánh sáng và màu áo mới trên những mái nhà
sự sống cười nụ cười của đôi tình nhân ngồi cách xa tiếng ồn ào
sự sống cựa mình trong các em bé vừa lọt lòng mẹ
sự sống nẩy mầm trong những nạn nhân mới thoát khỏi bàn tay của nỗi bất hạnh
sự sống đưa mắt nhìn những người áo rách và nhủ thầm:
còn nhiều việc phải làm
tất nhiên, sự sống không có mặt
trong những gì đã chết.

Chúng tôi tiếc đoàn tàu đã không dừng lâu ở các cửa hàng cà phê và rượu
để biết ly đắng cay nào cũng chứa trong mình một chút niềm vui
mong quý vị hiểu chúng tôi cần thì giờ
để vượt nhanh hơn đêm tối
chúng tôi còn tiếc thêm một điều nữa: kẻ móc túi và kẻ bịp bợm
vẫn chưa chịu rời khỏi toa tàu
mong quí vị hiểu chúng tôi đã không ngừng lưu ý đến
những kẻ sẵn sàng đặt bàn tay bất an vào nỗi bình an
những kẻ đã đến từ phía ngược lại của đoàn tàu
những kẻ đã chạy tắt từ biên giới của một thời xa lắc
những kẻ đã từ lâu, ngồi xen giữa những người lương thiện, ẩn mình dưới lớp áo sạch.

Cuối cùng, xin quý vị quên chúng tôi với khuôn mặt thường cau có
khuôn mặt những người đang lúc bận rộn
khuôn mặt những người đang siết lại các cơ phận sắp rời
khuôn mặt những người không ngừng nhìn vào chiếc kim phương hướng
            những dấu hiệu của cơn bão
            những ngọn đèn và những tiếng còi
khuôn mặt chỉ trở lại bình yên vào lúc trời đã đầy sao
nhưng lúc ấy, quý vị đã êm đềm trong giấc ngủ.

Xin chào tạm biệt
hy vọng những hành trình mới…


Quy Nhơn 1984
(12/4-85)




Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HẢI BẰNG

  • PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi

  • Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.

  • TRẦN HOÀNG PHỐ         Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh

  • VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn

  • FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56

  • LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG       Kính tặng Hà Nội - Trái tim

  • THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi

  • HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1

  • PHẠM TẤN HẦU            Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc”                                                J.BRODSKY

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1

  • LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.

  • LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.

  • LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau

  • LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…