Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế diễn ra từ ngày 4 đến 13-10 tại Hà Nội được kỳ vọng sẽ có nhiều đột phá trong thể hiện ngôn ngữ hình thể, cấu trúc, làm giàu thêm ngôn ngữ của nghệ thuật sân khấu.
Vở diễn Mơ Rồng, Nhà hát Múa rối Thăng Long
Sau 3 năm, Liên hoan Sân khấu thử nghiệm quốc tế đã trở lại với nhiều mới mẻ và sáng tạo, phong phú thể loại từ bi kịch, hài kịch đến chính kịch, các loại hình sân khấu dân gian như: tuồng, chèo, cải lương… cho đến những loại hình rất khó thử nghiệm như múa rối, xiếc.
“Tiêu chí lựa chọn các tác phẩm tham dự liên hoan là ưu tiên sự sáng tạo, tính đột phá trong ngôn ngữ thể hiện nhằm làm giàu thêm ngôn ngữ nghệ thuật, góp phần đáp ứng sự mong đợi của khán giả trong xu thế hội nhập và phát triển”, NSND Lê Tiến Thọ, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu, nhấn mạnh. Cũng vì tôn vinh, đề cao sức sáng tạo, ban tổ chức đã rất nỗ lực để bảo đảm tốt nhất tất cả điều kiện về kỹ thuật, sân khấu, ánh sáng, âm thanh… Có những đoàn đặt ra yêu cầu khá cao và cầu kỳ về mặt sân khấu. Chẳng hạn như có một đoàn yêu cầu phải lắp đặt trên sân khấu 6 cột trụ bằng thép có khả năng chịu được lực đu quay lên tới 120kg.
Nhiều đoàn cũng yêu cầu phải có một số loại đèn nghệ thuật mà hiện nay chưa có ở Việt Nam… “Như vậy để thấy, về yếu tố kỹ thuật, chúng ta cũng bị hụt hẫng nhiều so với sân khấu thế giới hiện nay”, NSƯT Lê Chức nói. So với các vở diễn của Việt Nam, tiết mục của các đoàn quốc tế có lượng diễn viên tham gia ít hơn hẳn, không có các vở hoành tráng, quy mô. Dù vậy, khả năng làm chủ sân khấu của các nghệ sĩ quốc tế là rất đáng học hỏi. Dù chỉ có một hoặc vài diễn viên, họ vẫn làm nên tác phẩm với nhịp điệu, tiết tấu hấp dẫn.
Ưu thế là nước chủ nhà, Việt Nam sẽ có 14 vở diễn của 14 đơn vị nghệ thuật tham gia. Các vở diễn trong nước không chỉ gây ấn tượng bởi sự đa dạng trong màu sắc thể hiện mà còn được đầu tư lớn về sân khấu cũng như nhân lực.
Tác giả kiêm đạo diễn Lê Quý Dương cho biết, khi dàn dựng Mơ Rồng, anh và các nghệ sĩ Nhà hát Múa rối Thăng Long chấp nhận đương đầu với dư luận khi phá vỡ không gian quen thuộc của nghệ thuật múa rối nước truyền thống, để tạo nên một tác phẩm rối nước mang màu sắc đương đại.
Xem Mơ Rồng, không gian múa rối nước không chỉ là bể nước, mà kiến trúc quen thuộc của nhà thủy đình cũng được thay đổi. Đồng nghĩa với việc các con rối thiết kế và tạo hình đáp ứng cho cả điều khiển dưới nước lẫn trên sân khấu rối cạn. Đây là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi nghệ sĩ phải tập luyện, đầu tư kỹ lưỡng để hóa thân. Những người vốn chỉ thầm lặng đứng sau tấm mành tre điều khiển các nhân vật rối truyền thống, nay trở thành những diễn viên tràn đầy năng lượng, cảm xúc, với kỹ thuật biểu diễn hình thể hiện đại. Vở diễn sử dụng hiệu ứng âm thanh hiện đại của nhạc sĩ nổi tiếng người Australia Darin Verhagen đã tạo dựng không gian và khơi dậy nguồn cảm hứng cho diễn viên biểu diễn nhiều loại hình rối kết hợp như: rối nước, rối dây, rối lốt và rối que. 60 phút không có thoại, chỉ có âm nhạc và hình thể, điều này đã xóa đi những rào cản về ngôn ngữ và rào cản của truyền thống với hiện đại.
Vở Ngàn năm mây trắng do Nhà hát Đài tiếng nói Việt Nam phối hợp với Nhà hát Cải lương Việt Nam và Nhà hát Chèo Việt Nam dàn dựng, cũng được nhận xét là được đầu tư công phu. Vở diễn phát huy thế mạnh của các loại hình nghệ thuật truyền thống, hòa trộn nhuần nguyễn 4 loại hình nghệ thuật dân gian như: chèo, cải lương, hát xẩm, hát văn Huế.
Các vở Huyền thoại Gò Rồng Ấp (Sân khấu Lệ Ngọc), Hà Nội của những giấc mơ (Liên đoàn Xiếc Việt Nam), Thân phận nàng Kiều (Nhà hát Múa rối Việt Nam), Hai mươi (Trung tâm Sân khấu và phát triển), Niềm khát (Nhà hát Nghệ thuật Đồng Nai), Dưới nước là cát (Nhà hát Thế giới trẻ - Trường Đại học Sân khấu điện ảnh TPHCM)... cũng được kỳ vọng đem đến nhiều sáng tạo nghệ thuật mang tính đột phá.
Theo Mai An - SGGP
Thư Sông Hương Vậy là năm đầu của thế kỷ XXI, của thiên niên kỷ III Công lịch đã qua. Mới ngày nào đó, khắp hành tinh này còn rộ lên niềm hoang mang và hoang tưởng về một ngày tận thế ở năm 2000 bởi sự “cứu rỗi” của Thiên Chúa hoặc bởi sự “mù loà” của máy tính. Mới một năm thôi mà thế giới loài người đã qua biết bao bất trắc, xung đột, khủng bố... và máu và nước mắt! May mà đất nước chúng ta vẫn được bình yên, ổn định, phát triển theo Đường lối Đại hội IX của Đảng. May mà dân ta vẫn còn nhu cầu Văn hoá tâm linh. Văn hoá tâm linh cũng là thuộc tính của văn học nghệ thuật. Các tờ báo văn nghệ tồn tại được chính nhờ nhu cầu đó. Qua một năm nhìn lại, Tạp chí Sông Hương chúng tôi ngày một được bạn đọc tin cậy hơn, cộng tác càng nhiều hơn, thật là điều vinh hạnh. Song, ngược lại, chúng tôi cũng lấy làm áy náy vì bài vở thì nhiều mà trang báo lại có hạn, không thể đăng tải hết được, nhất là số Tết này. Ở đây, nó mang một nghịch lý chua chát, bi hài như một nhà viết kịch đã nói: “Số ghế bao giờ cũng ít hơn số người muốn ngồi vào ghế”. Ngoài sự bất cập ấy, hẳn còn có những điều khiếm nhã khác mà chúng tôi không biết làm gì hơn ngoài lời xin lỗi, lời cảm ơn và mong được thể tất. Chúng tôi xin cố gắng chăm lo tờ Sông Hương luôn giữ được sắc thái riêng, có chất lượng để khỏi phụ lòng các bạn. Dù thế giới có biến đổi thế nào đi nữa thì Sông Hương vẫn mãi mãi muốn được thuỷ chung với bạn đọc, bạn viết của mình. Nhân dịp tết Nhâm Ngọ, Sông Hương trân trọng chúc Tết các bạn sang năm mới thêm dồi dào sức khoẻ, thành đạt và hạnh phúc. S.H
Các bạn đang cầm trên tay số kỷ niệm 25 năm thành lập Tạp chí Sông Hương. Mới ngày nào đó, một ngày hè tháng 6 năm 1983, trong niềm khao khát của không khí đổi mới trong văn học nghệ thuật, Tạp chí Sông Hương số 01 ra mắt và đón nhận sự hưởng ứng của công chúng. Đó là một sự khởi đầu được mong đợi từ hai phía: người viết và bạn đọc.
Gần đây đọc các bài của Trần Mạnh Hảo và Nguyễn Hùng Vĩ bàn về ba bài thơ Thu của Nguyễn Khuyến trên Văn nghệ (1), tôi thấy câu "Nước biếc trông như tầng khói phủ" trong bài Thu vịnh là câu thơ sáng rõ, không có gì khó hiểu mà lại được bàn nhiều. Mỗi người hiểu mỗi cách mà đều hiểu không đúng, chỉ vì không để ý rằng câu thơ này được viết theo lối "đảo trang".
(Nhân đọc: "Truyện Mã Phụng - Xuân Hương") * Truyện "Mã Phụng - Xuân Hương" trước đây còn được quen gọi dưới nhiều tên khác nhau, lúc là Vè Bà Phó, Vè Mã Phụng - Mã Long, khi là Thơ Mụ Đội, khi lại là Truyện Mã Ô - Mã Phụng v.v... là một tác phẩm văn học dân gian vốn được nhân dân Bình - Trị - Thiên rất yêu thích, phạm vi phổ biến trước Cách mạng Tháng Tám 1945 khá rộng.
Trên Tạp chí Sông Hương số tháng 3, nhân sự kiện Trần Hạ Tháp dành được giải A trong cuộc thi truyện ngắn của báo “Văn nghệ”, tôi vừa lên tiếng về sự “lặng lẽ” - một điều kiện cần thiết để làm nên tác phẩm văn học nghệ thuật có giá trị, nay lại nói điều ngược lại, vậy có “bất nhất” có mâu thuẫn không?
Trên thực tế, việc bảo tồn những vốn quý của cha ông để lại quả không phải là việc đơn giản, dễ dàng. Nhưng chúng ta sẽ không thể có sự chọn lựa nào khác bởi vì sẽ không có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nào cả nếu từ bây giờ chúng ta không biết giữ lấy những gì mình đang có.
Mang tên dòng sông duyên dáng thả mình bên thành phố Huế - SÔNG HƯƠNG, những trang tạp chí này là dòng chảy của những cảm xúc tươi đẹp trên “khúc ruột miền Trung” đất nước.
Từ xa xưa đến bây giờ, thường tục vẫn nói "sông có khúc người có lúc". Không biết Sông Hương bản báo năm rồi (năm tuổi 15) là sông hay là người? Có lẽ cả hai. Vậy nên cái khúc và cái lúc của nó đã chồng lên nhau - chồng lên nhau những khó khăn và tai tiếng!