Lèn Voi

09:46 03/03/2010
LƯU LAM THIHắn tỉnh giấc. Hình như bụng lâm râm đau. Trăng cuối tháng nhờ nhờ tối. Hồi chiều đi làm đá về, hắn có tạt vào hàng mụ Thìn béo làm cút rượu, đĩa lòng lợn.

Con mụ rõ là điêu, lòng đã ngả mùi mà vẫn nói là mới luộc lúc sáng. Hắn chợt thấy phía bụng trên trồi lên một cục to. Cái cục đó cuộn chạy xuống phía bụng dưới rồi thắt lại. Hắn ngồi bật dậy. Hình như trong nhà có tiếng động. Trộm à? Mùa hè, hắn thường ra nằm trên bể nước mưa trước sân, cửa không chốt, chỉ khép hờ. Đứa nào đã theo dõi biết được lẻn vào trộm quạt đây. Hắn nhẹ nhàng trườn xuống phía sau bể. Chuyến này ông cho thằng trộm to gan này biết tay. Muỗi nhiều quá. Cái lưng trần cứ phơi ra. Hắn ngồi im không dám cựa. Máu rần rật trong người. Phải kiên nhẫn. Hắn tự nhủ mình vậy. Sao lâu thế? Trong nhà chỉ có cái quạt là dễ lấy. Nó vác ngô lúa làm gì. Hay hắn cạy sập tìm tiền. Làm quái gì có tiền. Dạo này rảnh rang mùa vụ, hắn mới đi làm đá, đã bán được đâu. Vợ hắn giục "Bố mày không đi, người ta đập tan cái lèn rồi mới tiếc". Hắn lấn cấn. Không phải vì hắn nhác. Sức vóc như hắn làm đá mới thỏa. Với lại, có tiền ai không thích. Nhưng hắn mê tín. Các cụ trong làng nói hòn lèn này thiêng lắm. Mà thiêng thật. Hồi chống Pháp, cả làng này không còn một mống đàn ông. Đàn bà ở nhà làm ruộng, nuôi tằm. Vậy mà trận càn nào Pháp vào đến đầu làng đã chết như rạ. Không trời Phật thánh thần bắt chúng thì còn ai vào đó. Rồi những năm Mỹ ném bom miền Bắc, hòn lèn cứ trơ ra, sừng sững, hiên ngang, không mảy may sạt lở. Lại nữa, trong làng có ông lang Sằn chữa khỏi đủ thứ bệnh, mà thuốc có đâu xa, hái trong lèn này cả đấy chứ. Vợ hắn lại giục, hắn lại lần lữa. Trước đó, khi người ta mới bắt đầu khai thác, nung vôi bán đá cho người ngoài thị trấn xây nhà, hắn đã nghĩ đến chuyện đi làm. Độ này người ta xây nhà nhiều lắm. Cả một dọc ruộng dài ven đường quốc lộ xã đã bán đất, toàn nhà đang xây cả. Tám cái lò vôi ngày đêm nhả khói trắng thối hoăng hoắc mà vẫn không đủ vôi bán. Rồi ngày ngày xe ben, xe công nông chạy rùng rùng chở đầy đá, bụi tung bạc cả mái ngói. Hắn thấy cũng sốt ruột. Vợ hắn nói đúng. Không đi, người ta xơi tái cái lèn rồi lại tiếc. Nhưng hắn vẫn rờn rợn. Mạnh thọt là người đầu tiên rủ Năm cả với Thành loe chung nhau vốn xây lò vôi. Mạnh thọt bán con nghé tơ được hơn một triệu. Bọn kia thâý hắn quyết nên cũng liều. Ngay hôm dỡ lò vôi đầu tiên, thằng trai cả nhà Mạnh thọt thụt chân xuống lò bỏng nửa người dưới. Lang Sằn chữa đã ba tháng rồi mà vẫn chưa dậy được. Dân làng còn nói có đi được thì sau này lấy vợ cũng chỉ nuôi con người ta. Kế đó mấy ngày Thành loe lại bị đá lăn dập bét bàn chân trái. Nói đâu xa, tháng trước Năm cả trực đốt lò, vợ ở nhà ngủ với ông anh chồng. Hóa ra họ tình ý với nhau từ lâu, có cái lò vôi họ mới nhiều cơ hội. Cái làng này loạn từ khi phá lèn Voi. Có tí tiền, đàn ông sinh uống rượu, đàn bà sinh nhác ruộng vườn, trẻ con ti toe hút thuốc lá, đánh bạc. Anh em họ tộc thì đánh nhau vì tiền nong chung chạ rồi chia chác không sòng phẳng. Hắn sợ kể cũng phải. Con mụ Thìn béo lúc chiều nói toe toe: "Cái lèn Voi mà như cái nồi cơm Thạch Sanh thì thích nhỉ. Phạt góc nọ nó lại đùn góc kia. Được thế làng này khối nhà phất". Cụ Hà vác cuốc ngang qua nghe thâý chép miệng. Phất phơ gì. Thế làng này đẹp là có lèn Voi. Đầu làng gối lên lèn. Chân làng choãi ra cánh đồng. Dọc làng là đường quốc lộ.Thời chiến thì an toàn. Thời bình thì thuận hòa, yên ả. Cả cái huyện này mới có một hòn lèn.Quí quá. Không chỉ quí vì hiếm mà còn quí bởi vì tình. Những năm chống giặc không có những cái hang trong lèn Voi thì... Thế mà mới hơn ba tháng hòn lèn đã sạt gần một nửa. Những tảng đá xanh bị phạt lở ngổn ngang. Hòn lèn như cái đầu lâu ngoác rộng mồm lởm chởm những răng là răng. Ngày ngày nghe tiếng mìn nổ, nghe tiếng búa chan chát, ông Hà thắt hết cả ruột. Tháng trước ông có lên trên huyện gặp thằng bạn chiến đấu cũ nói với nó việc cứu hòn lèn. Nó ừ hữ: "Cái đâý là do xã, do làng trực tiếp quản lý. Ừ.Rồi thì huyện sẽ có biện pháp". Tổ sư nó, còn sống nguyên vẹn đến giờ phải biết ơn lèn Voi chứ. Ông Hà hậm hực ra về. Cũng chẳng trách dân được, không có tiền họ phải kiếm tiền. Đẹp đâu không biết. Di tích lịch sử đâu không biết. Một ngày đập đá cật lực được hai khối đá hộc, nổ mìn thì gấp bốn lần, một khối bán cho lò vôi được bảy nghìn, bán cho công nông, ô tô thì được bảy ngàn rưỡi. Làm gì ra. Ba đứa trẻ con đập mót đá dăm năm ngày một khối hai mươi ngàn. Tiền cả đấy chứ. Lao động chính đáng đấy chứ. Nhưng ông Hà cứ đau nhói. Bà Hà thở dài: "Ông già rồi, cứ đi lo lẩn thẩn. Người ta làm đá lấy tiền đấy chứ có ăn cắp ăn trộm gì đâu". Ông Hà quắc mắt: "Bà thì biết gì". Mồm cái đầu lâu ngày một ngoác ra. Cứ cái đà này chẳng bao lâu nữa đi tong cái lèn Voi. Thế là hết. Sau này có giàu lên, có nhiều tiền cũng không xây lại được. Ông Hà xót xa.

Rồi. Mày chết với ông. Đồ gian tặc. Cái bóng đen kẹt khẽ cửa, lách người ra. Cũng cởi trần. Cũng quần đùi. Cũng tay không. Ô hay sao hắn không lấy gì? Cái quạt cây Trung Quốc mới mua hồi đầu vụ gặt. Vợ hắn nói mùa hè cũng chẳng cần đến quạt. Gió trời lồng lộng, mở cửa sổ, vén quần lên nằm ngủ, thế là mát. Mua quạt để còn rê lúa. Quạt cả đêm ngủ mà chết tiền điện. Hắn sững người, không kịp thực hiện những động tác sắp sẵn trong đầu nãy giờ. Bóng đen nhào ra, nhẹ nhàng gọn nhẹ như con báo rồi chìm khuất sau hàng rào râm bụt. Hắn chồm lên: Trộm, trộm, có trộm. Nhưng thật lạ chân hắn không chạy theo bóng đen mà lại lao vào nhà. Bật điện. Nhìn quanh. Cái quạt MD vẫn đứng cạnh sập gỗ ngay giữa nhà. Vợ hắn bật dậy, vẻ hốt hoảng. Hai tay không đủ để thị thém quần áo, tóc tai. Hắn chợt ngớ ra rồi bất thần xông vào túm lấy tóc vợ. "Thằng nào, thằng nào vừa ở đây ra". Loạn. Loạn rồi. Hắn dúi đầu vợ vào thành giường. Ma quỉ trong lèn Voi bị động chạy vào cái nhà này rồi. "Mày chết với ông này. Chết với ông này". Vợ hắn tức tưởi "Ơ... ơ, tôi tưởng... tôi tưởng... bố mày chứ!".

Hai cánh tay hắn thõng xuống như bị gãy. Trời đất. Không lẽ chuyện thánh thần, ma quỉ lèn Voi là có thật. Hắn mới làm đá có ba hôm nay, không lẽ...

9 - 99
L.L.T
(131/01-2000)



 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • NHẤT LÂMTrời về tối lúc tạnh lúc mưa, lại có gió nên càng mịt mờ như khuya khoắt, nhà nào cũng ăn cơm lúc chập choạng, bởi mưa gió chẳng biết làm gì. Tháng mười chưa cười đã tối. Mùa mưa miền Trung vốn tự cổ xưa đã não nề, những năm chiến tranh càng buồn hơn.

  • HOÀNG QUỐC HẢI              Truyện ngắn lịch sửNăm Nhâm Thân (1392) mùa hạ, thượng hoàng Trần Nghệ Tông xuống chiếu “CẦU LỜI NÓI THẲNG”Thường trong nước mỗi khi có đại sự, nhà vua ban chiếu cầu hiền. Mục đích tìm người tài cho nước.

  • KIỀU VƯỢNGĐêm giữa thu. Hà Nội se lạnh. Sao chới với nhưng mây vẫn vũ làm nền trời như khô khốc, nhạt nhòa. Một hồi còi tàu rú dài như thả thêm vào đêm luồng khí lạnh. Quang nhìn đồng hồ sân ga dã quá mười hai giờ khuya.

  • CAO HẠNHTôi sinh ra ở làng quê, lớn lên cũng ở làng quê. Tôi là hạt máu đỏ rơi xuống bùn đất mọc lên một thằng người cùng với ngọn cỏ lá rau, cây lúa và những sinh linh khác. Tôi cùng chịu đựng chia xẻ với chúng ngọn gió Lào cát trắng và những trận mưa dầm dề của xứ miền Trung khắc nghiệt.

  • HỒ ANH THÁI Tác giả thấy cần phải tóm tắt chuyện cô bé quàng khăn đỏ trước, rồi mới kể tiếp phần hậu cô bé quàng khăn đỏ. Con sói đến lừa bà cô bé, nuốt sống bà, rồi mặc váy áo của bà, trùm khăn giả vờ làm bà. Cô bé về nhà, thấy bà rởm mà không biết, cứ hỏi vớ hỏi vẩn sao tai bà to thế, sao mắt bà to thế, sao mồm bà to thế. Sốt ruột. Con sói bèn nuốt chửng luôn cô bé. Nhưng rồi quần chúng tiến bộ tập hợp lại đấu tranh, con sói phải nôn cả bà lẫn cháu ra, hứa cải tà quy chính. Từ đây bắt đầu phần hậu cô bé quàng khăn đỏ…

  • PHẠM XUÂN PHỤNGHọ như không còn trẻ. Người lớn tuổi hơn có khuôn mặt thanh thản vì đã giãn mềm những nếp nhăn. Người trẻ tuổi khuôn mặt nhuốm già bởi màu từng trải và những nét khắc chán chường.

  • MAI HUY THUẬTNằm cuộn tròn trong cái rọ lợn Cuội mới có thì giờ ngẫm nghĩ về cái thân phận của mình. Cả cuộc đời dối trá, lừa gạt bây giờ bị tù hãm sau mấy cái nan tre tưởng như mong manh thế mà càng cựa quậy càng trầy da rách áo, không thể nào thoát được.

  • NGUYỄN VĂN VINH Thường thường, mỗi sớm tôi và các bạn gặp nhau ở quán cà phê vỉa hè. Ngồi vệ đường, không tiếng nhạc quấy phá phút tĩnh tâm để ngẫm ngợi sự đời, quả thú vị! Tôi biết các loại quán đều tiêu phí thời giờ của mình, nhưng quán cà phê ít tốn, ít nguy hiểm hơn quán bia ôm và các toan tính, bon chen trong vòng danh lợi gươm đao nên tôi không bỏ uống cà phê buổi sáng, ngày mình giết một tí, lại được chuyện vãn với nhau: nào thời sự, tin tức trên trời dưới biển, cũng vui!

  • LINH CHIKhi chỉ mới là giọt máu, sự kết hợp của hai nhiễm sắc thể XY bám vào dạ con của mẹ, nó đã không được công nhận. Chào đời, mẹ con nó ở với ông bà ngoại cùng các cậu, các dì cho đến năm nó tròn bảy tuổi. Nhà ngoại nó ở ven triền núi của vùng đồi miền trung du hẻo lánh độ chừng vài ba chục nóc nhà rải rác trên mấy quả đồi đầy hoa sim, hoa mua tím. Chiều chiều nó thường hay tha thẩn trước sân nhà ngắm nhìn những đàn chim bay về tổ, thả hồn theo những đám mây màu cánh vạc đùn lên phía sau dãy núi đối diện nhà ngoại và tưởng tượng, ước ao…

  • TRẦN CHINH VŨAnh nghĩ là mình có thể ngủ được trong đêm nay - ngủ ngon là khác nữa - Đêm qua anh đã ít ngủ rồi - Hơn nữa, cùng với cậu em trai anh lại vừa có cuộc đi chơi đêm ở công viên Đầm Sen, đến muộn mới về. Vậy mà cho đến lúc này, đã qua nửa đêm được ít phút, mắt anh vẫn cứ trơ ra, cứ như thể nó chưa biết khép lại bao giờ.

  • ĐÔNG TRIỀUMười hai giờ đêm.Tôi bước ra khỏi rào lưới sắt còn ngoảnh lại nhìn căn trọ, nơi cửa sổ vẫn phụt ra luồng sáng trắng bởi đèn điện. Tất cả đã im lặng. Tiếng cót két của đôi cánh cửa gỗ mà người thiếu phụ vừa khép lại hòa vào nhịp rơi lộp độp của những giọt sương trên lá, tiếng côn trùng trỗi lên cùng thanh âm mà con chim cú đâu đây vẫn bỏ tiếng rúc đều đều nghe rợn người.

  • PHẠM NGỌC TÚY“Ngày...tháng...nămDòng nhắn tin trên báo cho em biết rằng em đã tìm thấy anh. Cuối cùng thì chúng mình cũng nhận ra nhau. Anh thân yêu. Hôm nay trời không mưa và không nắng. Từ cửa phòng em nhòm ra có một cây trạng nguyên. Cây này nhô lên cao giữa khoảng trời xanh hiếm hoi. Những chiếc lá đến mùa, đỏ thắm màu xác pháo. Nó là cây hoa độc nhất ngoài cửa phòng em.

  • NGUYỄN BẢNHắn đến tôi, mặt thẫn thờ ngơ ngác như người vừa mất của. Tôi hỏi ngay:- Có chuyện gì vậy?- Không, không có chuyện gì.

  • ĐÔNG LA       Sài Gòn mùa mưa, trời lúc nào cũng âm u. Những tán cây sẫm hơn, không khí nóng rát của những tháng cuối mùa khô đã được làm nguội lại, dịu mát. Mấy ngôi nhà cao lênh khênh dường như chỉ cần kiễng chân lên một chút là có thể gội đầu được trong những đám mây sũng nước, là là bay trên đầu.

  • ĐÀO PHONG LAN         Tôi là đứa con gái duy nhất của cha mẹ, và trời cũng ban cho tôi một nỗi bất hạnh để tương xứng với niềm hạnh phúc của một đứa con chắc chắn được cưng chiều: Tôi bị liệt hai chân từ bé.

  • MAI HUY THUẬTCon tàu Thống nhất nhả Văn xuống ga Huế vào một trưa mưa tầm tã khiến Văn chợt thấm thía một câu thơ Tố Hữu:...“ Nỗi niềm chi rứa Huế ơiMà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên?”...

  • NGUYỄN VĂN THANHSau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tôi không ngờ được Ngọ hỏi làm vợ. Không giống như những cô dâu khác, ngày tôi về nhà chồng có dắt theo một đứa con riêng. Tên nó là Hòa. Ngọ rất thương yêu hai mẹ con tôi. Không có gì đáng trách anh ấy dù cuộc hôn nhân của chúng tôi không bình thường.

  • NGUYỄN LÊ VÂN KHÁNHTôi xa nhà trọ học thành phố khác. Dịp nghỉ ngắn ngày không về nhà được, tôi đón xe về thị trấn men con nước nhánh sông lớn về nhà ngoại. Từ ngoài ngõ con Bơ sủa váng, Vinh chạy ra ôm bụi chè tàu nơi đầu bến nước, gọi mạ ơi, Sương về.

  • NGUYỄN HÙNG SƠN          Một buổi chiều cuối tháng ba trong lúc ngồi bón cháo cho chồng, bà Loan nhận thấy hôm nay Hào, chồng bà có những biểu hiện khác thường. Ông có vẻ suy nghĩ, ăn uống uể oải.

  • LỆ THANHBé Khánh Hạ - đứa con gái duy nhất của chị đã đi! Chiếc lá xanh độc nhất trên thân cây khô héo, khẳng khiu đã lìa cành. Ngọn lửa cuối cùng trong đêm dài trơ trọi của chị đã tắt ngấm trong bỗng chốc. Chị tưởng rằng mình sẽ không thể sống nổi trên cõi đời héo hắt này nữa.