Lễ nghĩa của người Việt: Nghèo vẫn giữ lễ

15:26 07/04/2017

Thuở hàn vi, nhà sử học, nhà văn Ngô Thì Sĩ (1726 - 1780) “túi rỗng bếp lạnh”, “một đồng tiền cũng chẳng dính tay” có viết Bài văn trách ma nghèo tuyệt hay.

Từ trái qua: Tượng thờ Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi tại chùa Dâu (Bắc Ninh), Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện - Ảnh: Tư liệu

Qua đó, ông biện luận: Dù nghèo nhưng đó cũng là lúc con người ta phấn đấu để thành tài, trui rèn tâm trí, sống có ích với đời. Hãy nghe ma nghèo nói về “vai trò” của mình: “Cứ xem từ thời Hạ, Thương, Chu trở xuống, ở các nơi danh hương hiền phố, các vị khanh tướng có danh tiếng trong thiên hạ, hết thảy đều qua tay tôi điểm hóa trước, sau đó mới luyện đức tốt, thêm trí lực, rồi mới lập nên sự nghiệp phi thường. Thí dụ như Y Doãn trước nấu bếp, Thái Công Vọng làm nghề mổ gia súc, Nịnh Tử chăn trâu, Tô Quý Tử mặc áo cầu rách, đó đều là những tấm gương rõ ràng ở đời trước. Có mười mẫu ruộng chỉ làm được ông lão nông; có nghìn vàng ở chợ chỉ được khen là anh lái buôn giàu. Nhưng một chàng áo vải thường làm nên khanh tướng, thế thì cái nghèo có phụ gì người đời đâu!”.
 
Do nghèo nên nhiều nhà chọn lấy nếp sống cần kiệm. Hoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm (1889 - 1954) viết bài thơ răn: “Chớ nên học thói xa hoang/Rượu, bạc, nha phiến tìm đàng tránh xa/Chè xanh cho đến thuốc trà/Cũng đừng mang nghiện rồi mà lụy thân/Chỉ hai chữ Kiệm chữ Cần/Con em ta phải tập dần cho quen/Rồi ra trăm sự đều nên...”.

Nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện (1913 - 1997), con trai cụ Nguyễn Khắc Niêm, có kể lại thời hoa niên: “Sáng dậy ăn cháo với mấy quả cà, có khi có chút cá kho. Học đến khoảng 10 giờ, bụng đói như cào”. Nhờ vậy, năm 1939, đại chiến thế giới bùng nổ, các du học sinh ở Pháp không nhận được tiền của gia đình gửi sang nữa, lâm cảnh khổ sở, thiếu thốn hoặc phải cúi đầu lên Bộ Thuộc địa xin nhận trợ cấp. Chàng sinh viên Nguyễn Khắc Viện sống cần kiệm từ thuở bé ở nhà nên đã vượt qua được.
 
Có thể nói, trong lễ nghĩa của người Việt nổi bật quan niệm: Dù giàu hoặc nghèo mà giữ được thanh liêm, đạo đức trong đối nhân xử thế mới là cốt lõi làm người. Ấy mới là sự đáng kính, đáng trọng. Chứ giàu nứt đố đổ vách bằng trò bắt nạt dân đen, làm ăn phi pháp và không biết giữ lễ: “Dẫu ai ruộng sâu trâu nái, đụn lúa kho tiền, cũng bất quá thủ tài chi lỗ” (Nguyễn Công Trứ) - chẳng khác gì “kẻ ngu đần bo bo giữ của”.
 
Quan niệm này chi phối cả trong việc dựng vợ gả chồng. Dù hoàn cảnh nghèo khó, không “môn đăng hộ đối” nhưng chàng thư sinh mặt trắng Đặng Văn Thụy (1858 - 1936) vẫn được Thượng thư Cao Xuân Dục chọn rể. Sau đó, chàng “ở rể” và được bố vợ tiếp tục nuôi ăn học. Cái nhìn của cụ Cao thật tinh đời bởi cụ đánh giá một người không qua vị trí xuất thân mà chính là tài năng, đạo đức của người đó. Về sau, ông Thụy đậu Hoàng giáp, giữ chức Tư nghiệp Quốc tử giám, sau thăng chức Tế tửu (tương đương chức hiệu trưởng hiện nay).
 
Dù công việc như sở nguyện nhưng thu nhập không cao, vậy mà nhiều người vẫn không “mặc chiếc áo quá rộng” do sự cân nhắc, nâng đỡ, ưu ái của bề trên. Trường hợp của “Trạng Bồng” Vũ Duy Thanh (1807 - 1859) là một trong rất nhiều thí dụ sinh động. Khi giữ chức Tế tửu Quốc tử giám, ông được vua Tự Đức ban khen, có lần nhà vua hỏi: “Trẫm muốn ban chức cho khanh, khanh muốn chọn chức nào?”. Ông từ chối: “Được chuyên về rèn luyện nhân tài cho quốc gia, với thần như thế đã là thỏa nguyện”.
 
Rõ ràng chọn lấy công việc đúng với sở trường, chứ không vì việc làm ấy đem lại đồng tiền nhiều hay ít khiến mình giàu hay nghèo, còn là quan niệm vui sống của người Việt. Theo Ngô Thì Sĩ: “Tôi nghe nói: lợi nhiều thì trí mờ ám, tiền dễ thì thêm mắc lỗi”. Với không ít người có danh phận, vai vế trong xã hội thì thường nhiều kẻ đến nhờ cậy, đút lót, vì thế họ dễ dàng kiếm ra đồng tiền, mau chóng giàu lên bất chính. Thế nhưng một khi biết giữ lễ, đó chính là “ba-ri-e” rất cần thiết để họ cân nhắc và chọn lấy phép ứng xử phù hợp. Năm 1768, gặp kỳ thi Hương có sĩ tử đến nhà nhờ cậy đút lót, bà vợ Ngô Thì Sĩ cự tuyệt nghiêm khắc: “Tôi lẽ nào vì chút lợi nhỏ xíu mà hại đến tiết tháo thanh liêm của chồng tôi”.

Giữ đức thanh liêm là cốt lõi của lễ nghĩa người Việt xưa nay. Có lần nửa đêm vua Trần Minh Tông sai người bí mật đem đặt mười quan tiền trước cửa nhà Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi (1280 - 1346). Tờ mờ sáng hôm sau, ông rảo bước ra sân thấy những đồng tiền đó. Ông hỏi láng giềng chung quanh có ai đánh rơi thì đến nhận lại. Không ai nhận cả. Khi vào chầu, ông đem số tiền nhặt được tâu với nhà vua và nộp vào công quỹ. Nhà vua lắc đầu: “Nếu không có ai nhận, mà tiền lại ngay trước cửa nhà khanh thì đó là tiền của khanh. Khanh cứ giữ lấy mà dùng”. Ông khẳng khái: “Tâu bệ hạ, nếu thần đổ công sức thì đó mới là tiền của thần. Bỗng dưng có được số tiền lớn này, không phải do lao động mà có, thần không dám nhận”.
 
Sử còn chép rằng, vua Trần Anh Tông cũng rất quý trọng Mạc Đĩnh Chi, có lần ái ngại hỏi: “Trẫm nghe các quan nói nhà Trạng túng, nếu có thiếu gì cứ nói, trẫm sẽ tư cấp thêm”. Ông tâu: “Hạ thần trên nhờ ơn vua, dưới nhờ lộc nước; vợ con không đói rét là đã toại nguyện. Chỉ xin bệ hạ thương lấy muôn dân mà lo cho dân, xây dựng nước nhà vững bền thịnh trị. Đó mới là ước nguyện của hạ thần. Cúi xin bệ hạ xét cho!”. Nhà vua khen ông nói chí phải.

Nguồn: Lê Minh Quốc - TN
 
 
Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Tiếng Việt (và chữ Việt) là ngôn ngữ chính thức của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

  • Nếu thực sự coi “bảo tàng là thiết chế văn hóa” phản ánh “lịch sử như một dòng chảy trong truyền thống văn hóa” thì hệ thống bảo tàng nước ta cần được sắp xếp lại để hạn chế sự trùng lặp về nội dung và cả hình thức trưng bày, nhất là giữa các bảo tàng địa phương vì đều được xây dựng theo chung một “kịch bản” nặng về chiến tranh mà còn nhẹ về văn hóa – xã hội.

  • Sự sùng bái tôn ti trật tự trong nhà là một thứ áp bức đè nén “tự nhiên” mà người ta không ý thức ra nữa, thậm chí còn được tôn vinh, nó khuyên dụ người ta phủ nhận cách thức nhìn nhận mỗi cá nhân như một nhân cách độc lập và tự do, với những phẩm chất gì, năng lực gì, đức hạnh gì, nó chỉ giục người ta nhăm nhe soi mói vào “địa vị-thân phận” của mỗi người, cái được xem như “cốt yếu” mà thôi.

  • Chuyện Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế (TTBTDTCĐH) đã cho mang cây sứ “trăm năm tuổi” ở điện Kiến Trung về trồng vào vườn nhà của một “sếp”đã thu hút sự quan tâm của dư luận.

  • Mới đây, Hồ Đắc Thanh Chương - trường THPT chuyên Quốc học Huế đã xuất sắc trở thành quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 16. Khi nói về dự định của mình, Thanh Chương cho biết, với phần thưởng 35.000 USD, em sẽ đi du học, sau đó trở về quê hương.

  • Bài viết này không có tính chất học thuật chuyên sâu, để tưởng nhớ giáo sư Cao Xuân Hạo - người thầy mà tôi không có cơ hội được học.

  • NGUYỄN TRI

    Cử tri cả nước đang chuẩn bị cho ngày hội lớn, ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

  • Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng thế giới của văn học Pháp - “Hoàng tử bé” - đã được viết nên từ trải nghiệm có thật của nhà văn khi ông bị rơi máy bay trên sa mạc Sahara khi đang trên đường bay tới Việt Nam. Tác giả đã bị mất nước, bị ảo giác và suýt mất mạng…

  • Năm 2015, doanh thu ngành văn hóa phẩm của nước ta đạt 2.000 tỉ đồng, tổng lượng bia các loại được tiêu thụ ước tính đạt hơn 3 tỉ lít, tương đương 66.000 tỉ đồng, trung bình mỗi người Việt bỏ ra 2,5 giờ/một ngày để lướt facebook.

  • “Nhập gia tùy tục” nên việc nghe bạn bè quốc tế khen về người Việt Nam thân thiện, cuộc sống ở Việt Nam thú vị có lẽ đã “nhàm”. Sự thật, họ đã bị nghĩ về văn hóa Việt Nam như thế nào?

  • Một số nhà khoa học giải thích vì sao lại quyết định trao những tư liệu, hiện vật quý giá của đời mình cho Trung tâm Di sản các nhà khoa học Việt Nam (TTDS) chứ không phải nơi nào khác.

  • Ths Trần Trung Hiếu: "Việc môn Sử bị xé nhỏ và gán ghép theo kiểu “ba trong một” trong Dự thảo đó chưa từng xảy ra. Nếu điều đó xảy ra, đây là một trong những sai lầm lớn nhất của Bộ GD&ĐT từ ngày Hồ Chủ tịch đọc bản Tuyên ngôn độc lập đến nay!".

  • Nếu một hôm đẹp trời, có ai đó giao cho ta cầm trịch một giải thưởng văn chương ở xứ này, cho ta toàn quyền tự quyết trong việc phát giải, thì phản ứng đầu tiên của ta sẽ là gì? Từ chối? Hay hăng hái nhận lấy trọng trách và sau đó đi mua một bộ giáp sắt cùng nón bảo hiểm, mặc vào mọi lúc mọi nơi để chuẩn bị hứng đá dư luận?

  • Trong căn phòng nhỏ chật kín tài liệu ở một con phố nhỏ tại Hà Nội, Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam PGS, TS Phạm Văn Tình đã dành thời gian trò chuyện sôi nổi với chúng tôi về hiện tượng “lệch chuẩn” trong sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay. Đây là vấn đề ông rất tâm huyết khi nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng. Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện.

  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải pháp đối với hoạt động của các nhà xuất bản.

  • Ngày 9/9, tin từ UBND tỉnh Thừa Thiên-Huế cho biết vừa nhóm họp với các đơn vị liên quan để triển khai thực hiện đề án "Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”. Mỗi năm tỉnh sẽ chi tiền để hỗ trợ từ 3-5 nhà vườn đặc trưng.

  • Thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đã thể hiện cao nhất niềm tin của nhân dân theo Đảng, trở thành bài học sâu sắc trong giai đoạn hiện nay.

  • Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu Lê Quốc Việt, hoàn cảnh lịch sử cùng cách bảo tồn còn hời hợt khiến những kho mộc bản quý giá một thời đang ngày càng mai một và im lìm.

  • Không chỉ bị tàn phá bởi thời gian, nhiều công trình, di tích - nhất là các đình, chùa - còn bị biến dạng qua các công cuộc bảo tồn, trùng tu mà ở đó những người trông coi di tích và những người làm công đức tự cho mình quyền được can thiệp vào chuyên môn, còn chính quyền sở tại thì cấp phép trùng tu, tôn tạo một cách đại khái, dễ dàng, trong khi vai trò của các nghệ nhân lại chưa được coi trọng đúng mức.

  • Quảng Trị được coi là một bảo tàng chiến tranh lớn, ở đó có những bảo tàng chiến tranh nhỏ, nơi ghi dấu ấn đau thương và hào hùng đã đi vào lịch sử.