PHƯỚC AN
Vịnh Lăng Cô thuộc thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Vịnh biển có bờ biển cát trắng phẳng lì dài hơn 10km, diện tích 42km2, được bao bọc xung quanh phía tây là dãy Trường Sơn hùng vĩ và phía đông là đại dương bao la xanh thẳm.
Một góc Vịnh Lăng Cô - Ảnh: Nguyễn Trung Thành
Mười năm trước, ngày 16/5/2009, một sự kiện rất quan trọng đã diễn ra, hết sức ấn tượng: tại Setubal - Bồ Đào Nha, Vịnh Lăng Cô được kết nạp vào Câu lạc bộ Các vịnh Đẹp nhất Thế giới (Club of the Most Beautiful Bays of the World - world-bays). Đây là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam (trước đó là vịnh Hạ Long, vịnh Nha Trang) được công nhận vịnh đẹp nhất thế giới.
Trong mười năm qua, tại đây các hoạt động đầu tư, kinh doanh dịch vụ - du lịch phát triển sôi động. Cùng với Chân Mây, Lăng Cô (Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô) đã trở thành điểm đến yêu thích của các nhà đầu tư và khách du lịch trong nước và quốc tế. Nhiều dự án có quy mô lớn đã và đang được tiến hành xây dựng.
Một quy hoạch cho tương lai
Mới cách đây vài tháng, ngày 19/12/2018, tại Quyết định số 1774/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Khu Du lịch quốc gia Lăng Cô - Cảnh Dương, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương nằm trong Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, thuộc thị trấn Lăng Cô và xã Lộc Vĩnh, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế có tổng diện tích khoảng 9.490ha. Trong đó, diện tích vùng lõi tập trung phát triển du lịch là 1.350ha. Mục tiêu của quy hoạch là đến năm 2025, Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương trở thành điểm đến quan trọng hàng đầu của tỉnh Thừa Thiên- Huế và khu vực miền Trung, có hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại, môi trường đầu tư hấp dẫn thu hút được các dự án đầu tư phát triển du lịch, đáp ứng các tiêu chí; phấn đấu đến năm 2030, Khu du lịch Lăng Cô - Cảnh Dương trở thành điểm đến mang tầm cỡ quốc tế. Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương phấn đấu đến năm 2025, đón trên 1,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 600 nghìn lượt; đến năm 2030, đón trên 2,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế khoảng 950 nghìn lượt. Tổng thu từ khách du lịch đến năm 2025 đạt khoảng 3.400 tỷ đồng và tạo việc làm cho 7.000 lao động trực tiếp.
Quy hoạch cho thấy các định hướng phát triển của vùng Lăng Cô - Cảnh Dương trong tương lai:
Về phát triển thị trường khách du lịch: Đến 2025, thị trường khách du lịch quốc tế sẽ tiếp tục củng cố, duy trì các thị trường truyền thống như Tây Âu, Đông Bắc Á, Bắc Mỹ, Đông Nam Á. Thị trường khách nội địa sẽ tiếp tục duy trì đón khách du lịch nội tỉnh và nội vùng, khách du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh, thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Sau 2025, tiếp tục khai thác các thị trường khách du lịch truyền thống, tập trung vào các phân khúc thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao. Đối với khách du lịch quốc tế, từng bước tiếp cận thị trường khách du lịch Nhật Bản, Bắc Âu, Nga và Đông Âu. Đối với thị trường khách nội địa, từng bước chuyển dịch cơ cấu khách, chú trọng vào phân khúc thị trường khách du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp, du lịch tìm hiểu và trải nghiệm văn hoá và du lịch sinh thái chuyên đề biển, đảo.
Định hướng phát triển sản phẩm du lịch, xác định sản phẩm du lịch chủ đạo: Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng; du lịch sinh thái; du lịch golf; du lịch thể thao, vui chơi giải trí công nghệ cao, chú trọng các hoạt động thể thao nước và trên bãi biển, công viên chuyên đề, vui chơi giải trí có thưởng casino, đua ngựa; phát triển các sản phẩm du lịch phụ trợ như du lịch cộng đồng, tham quan kết hợp trải nghiệm tại các làng chài, làng nghề; sản phẩm du lịch văn hóa và du lịch sự kiện, hội nghị, hội thảo gắn với tham quan, tìm hiểu các di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội truyền thống, thắng cảnh.
![]() |
Vịnh Lăng cô - Ảnh: Nguyễn Đăng Hạnh |
Không gian phát triển du lịch sẽ tập trung phát triển 8 phân khu du lịch chính:
Phân khu du lịch đầm Lập An, diện tích khoảng 70ha: Là trung tâm dịch vụ du lịch của Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương, ưu tiên phát triển trung tâm dịch vụ du lịch sinh thái, vui chơi giải trí, ẩm thực trên cơ sở khai thác lợi thế mặt nước của đầm Lập An.
Phân khu du lịch sinh thái núi Giòn và núi Phú Gia (xã Lộc Vĩnh và Lộc Tiến, Phú Lộc), diện tích khoảng 50 ha: Là khu du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm, khu cảnh quan ven đồi. Tại đây, hạn chế xây dựng công trình kiên cố, quy mô lớn; chỉ xây dựng một số công trình quy mô nhỏ nhằm phục vụ phát triển du lịch sinh thái, thể thao mạo hiểm.
Phân khu du lịch biển Lăng Cô, dải ven biển Lăng Cô thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô và một phần diện tích xã Lộc Vĩnh, diện tích khoảng 540 ha: Là phân khu du lịch động lực của Khu DLQG; ưu tiên phát triển du lịch biển và du lịch cộng đồng gắn với tìm hiểu văn hóa và trải nghiệm cuộc sống của người dân khu vực thị trấn Lăng Cô.
Phân khu du lịch kết hợp nhà ở đô thị phía Tây đầm Lăng Cô, phía Nam đầm Lập An, khu vực Hói Mít, Hói Dừa diện tích khoảng 130 ha: Là khu du lịch dịch vụ kết hợp phát triển đô thị; ưu tiên chỉnh trang khu dân cư, phát triển hệ thống nhà hàng, khu mua sắm kết hợp với tham quan mô hình nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản để phát triển du lịch cộng đồng.
Phân khu du lịch biển cao cấp, tại Bãi Cả, bãi Chuối và đảo Sơn Chà, nằm phía Đông Nam thị trấn Lăng Cô, diện tích khoảng 80ha: Là khu du lịch nghỉ dưỡng biển cao cấp. Tại khu vực này, ưu tiên bảo tồn cảnh quan, mật độ xây dựng thấp, việc tiếp cận bằng đường thủy và đường bộ.
Phân khu du lịch Cù Dù - Cảnh Dương, xã Lộc Vĩnh, diện tích khoảng 310ha: phát triển khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng biển, du lịch cộng đồng và khu dịch vụ hậu cần phục vụ du lịch du thuyền từ cảng Chân Mây.
Phân khu cảng Chân Mây, phía Đông xã Lộc Vĩnh, diện tích khoảng 130ha: xây dựng cảng tổng hợp, cảng du lịch quốc tế đầu mối tiếp nhận và luân chuyển khách du lịch.
Phân khu bảo vệ cảnh quan Nam Hải Vân, diện tích khoảng 40ha: Là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt về cảnh quan, các loài động thực vật của khu vực phía Nam đèo Hải Vân. Tổ chức các hoạt động trải nghiệm về sinh thái, du lịch mạo hiểm và tham quan thắng cảnh, di tích.
Việc phát triển các tuyến du lịch quốc tế: theo đường hàng không sẽ kết nối các chuyến bay quốc tế qua sân bay Phú Bài (Huế) và Đà Nẵng kết nối với các thị trường khách du lịch trong nước và quốc tế; theo đường biển sẽ kết nối các tuyến hàng hải quốc tế thông qua cảng du lịch Chân Mây; theo đường bộ sẽ kết nối với các thị trường quốc tế như Lào, Thái Lan thông qua tuyến quốc lộ 9, cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và tuyến hành lang kinh tế Đông-Tây.
Tuyến du lịch liên tỉnh, liên vùng theo đường bộ: tuyến quốc lộ 1A kết nối Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương với các địa phương trong cả nước; tuyến đường Hồ Chí Minh kết nối Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương với các địa danh Cẩm Thuỷ (Thanh Hoá), Thái Hoà, Tân Kỳ (Nghệ An), Hương Khê (Hà Tĩnh), Phúc Trạch (Quảng Bình), Khe Sanh (Quảng Trị), đi Tây Nguyên và các tỉnh phía Nam; tuyến đường di sản miền Trung; tuyến du lịch theo đường biển: kết nối Cảng Chân Mây với các cảng du lịch lớn như Hải Phòng, Tiên Sa (Đà Nẵng), Vũng Rô (Phú Yên), Nha Trang (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu); tuyến du lịch nội tỉnh kết nối Khu DLQG Lăng Cô - Cảnh Dương với các di tích, điểm du lịch trong tỉnh như cố đô Huế, Thuận An, Phá Tam Giang, Đầm Cầu Hai, vườn quốc gia Bạch Mã, đèo Hải Vân, A Lưới, Hồ Truồi.
![]() |
Lăng Cô 2 - Ảnh: Đặng Việt Hùng |
Hàng loạt các dự án lớn đang xây dựng giữa biển trời Lăng Cô
Với những lợi thế và tiềm năng phát triển du lịch nghỉ dưỡng, đến nay, Lăng Cô thu hút 30 dự án đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ với trên 55.000 tỷ đồng.
Trong đó, tiêu biểu như dự án Laguna Lăng Cô là khu nghỉ dưỡng phức hợp đẳng cấp đầu tiên ở Việt Nam do tập đoàn Banyan Tree Singapore đầu tư 875 triệu USD, hiện tập đoàn này đã quyết định tăng vốn đầu tư lên 2 tỷ đô la.
Dự án này xây dựng khu nghỉ dưỡng phức hợp đẳng cấp quốc tế đầu tiên tại Việt Nam. Khu nghỉ dưỡng rộng 280 héc-ta nằm kề bên Vịnh Lăng Cô, được bao bọc bởi bờ biển dài 3km tại Khu Kinh Tế Chân Mây với tầm nhìn hướng thẳng Biển Đông. Đây là một khu vực nổi tiếng với bãi biển nguyên sơ, khung cảnh thiên nhiên kỳ vĩ và nằm ngay trên Con đường Di sản miền Trung huyền thoại với các di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận. Laguna Lăng Cô là bước đột phá đầu tiên của Banyan Tree tại thị trường Việt Nam, mô phỏng lại nhiều nét đặc trưng của Laguna Phuket, khu nghỉ dưỡng phức hợp hàng đầu của Tập đoàn tại miền Nam Thái Lan. Dự án bao gồm các khách sạn, khu dịch vụ Spa mang thương hiệu Banyan Tree và Angsana, sân golf 18 lỗ do kiến trúc sư Nick Faldo thiết kế, các biệt thự riêng biệt và khu dân cư cao cấp, trung tâm hội nghị và hàng loạt các hoạt động giải trí cho khách hàng ở mọi lứa tuổi.
Dự án Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn Lăng Cô với vốn đăng ký 7.728 tỷ đồng đang khẩn trương xây dựng trên diện tích gần 300ha; bao gồm hệ thống khách sạn, khu resort, trung tâm hội nghị và các dịch vụ bổ trợ đạt tiêu chuẩn quốc tế 5 sao. Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thành đưa vào hoạt động vào quý I/2024, trong đó giai đoạn I của dự án sẽ hoàn thành và đưa vào hoạt động vào cuối năm 2019 với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng. Với thông điệp “Cùng thế giới thưởng thức vẻ đẹp Vịnh Lăng Cô”, Khu Du lịch nghỉ dưỡng quốc tế Minh Viễn-Lăng Cô hứa hẹn sẽ mang đến một địa chỉ du lịch và nghỉ dưỡng ấn tượng.
Khu phức hợp du lịch và dịch vụ Đăng Kim Long - Thừa Thiên Huế với vốn đăng ký 3.730 tỷ đồng xây dựng trên diện tích 100ha; với các dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, điểm dừng chân...
Khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải của Công ty CP Tập đoàn Xây dựng và Phát triển nhà Vicoland với vốn đăng ký 1.103,9 tỷ đồng…là một khẳng định về sức hút của vùng đất này đối với loại hình du lịch nghỉ dưỡng. Sở hữu một vị trí hướng ra biển, cây xanh, nước mát, mây gió và nắng nồng nàn trên thảm cát, đã tạo cảm hứng cho kiến trúc sư người Ý - Marco Ferrera thiết kế khu nghỉ dưỡng huyền thoại Địa Trung Hải, diện tích khu đất 7,7ha, tổng mức đầu tư hơn 600 tỷ đồng.
Trên địa bàn thị trấn Lăng Cô hiện có hơn 53 resort, khách sạn, nhà nghỉ cung ứng trên 1.200 phòng. Các dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng nhu cầu của du khách.
Hiện nay, từ các nguồn vốn, huyện Phú Lộc đang tiến hành chỉnh trang diện mạo đô thị Lăng Cô, như xây dựng Trung tâm thương mại Lăng Cô vốn đầu tư 85 tỷ đồng; sửa chữa, nâng cấp hệ thống điện chiếu sáng đô thị 4,5 tỷ; mở rộng tuyến đường Nguyễn Văn - đường phía đông đầm Lăng Cô thành đường đi bộ với tổng vốn đầu tư hơn 165 tỷ đồng…
Một tương lai trù phú, phát triển xanh đang dần hiện thực bên Vịnh Lăng Cô, sau mười năm trở thành Vịnh đẹp nhất Thế giới.
P.A
(SHSDB33/06-2019)
NGUYỄN QUANG HÀ Kỷ niệm 20 năm thành lập đặc khu Côn Đảo (8.1991 - 8.2011) Thế hệ chúng tôi, thời tuổi trẻ, ai mà chẳng thuộc bài hát ca ngợi chị Võ Thị Sáu: “Mùa hoa Lêkima nở, ở quê ta miền Đất Đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho đời sau...”.
NGÔ VĂN MINH Bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ là công việc quan trọng nhất của mỗi quốc gia. Triều Nguyễn sau khi đã mở mang, hợp nhất địa giới hành chính trong toàn lãnh thổ đã có những quy định về việc bảo vệ chủ quyền, tránh các thế lực bên ngoài dòm ngó, trong đó đặc biệt chú trọng đến việc bảo vệ chủ quyền đường biên giới và đường biển.
LÊ THỊ BÍCH HỒNG Ghi chép Đến hẹn lại lên cứ đến ngày 27/3 (âm lịch) hàng năm, mảnh đất Mèo Vạc - nơi “phên dậu” của Tổ quốc lại rạo rực không khí đón Lễ hội chợ tình Khâu Vai - phiên chợ tình nổi tiếng có một không hai ở nước ta, thậm chí còn độc đáo và hiếm có trên thế giới, mà từ lâu đã trở thành huyền thoại.
NGUYỄN MINH CHÂU Trong đời viết văn của tôi, các tác phẩm chính về truyện ngắn và tiểu thuyết đều viết về vùng đất Bình Trị Thiên.
NGUYỄN HOÀNG YẾNChiếc xe khách chạy chậm dần. Âm giọng đặt sệt miền Nam của gã phụ xe chợt vang lên “Đến ngã ba MaDaGui rồi… có ai xuống không” Kiểu nói oang oang của gã kèm với tiếng thắng xe rít nhè nhẹ đánh thức tôi ra khỏi vùng ký ức mơ hồ vừa nồng nàn ấm áp vừa gian khổ chua cay.
XUÂN ĐỨCLàng tôi cách thị trấn Hồ Xá không xa, người lớn đi bộ gần một giờ, còn trẻ con thì đủ sức níu lấy gióng mẹ mà chạy lon ton từ nhà lên chợ huyện.
KÊ SỬUGiá trị văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử - văn hóa, khoa học, thẩm mỹ được lưu truyền bằng miệng, truyền nghề trình diễn và các hình thức lưu giữ khác.
NGÔ THIÊN THUPhước Yên một thời là thủ phủ của chúa Nguyễn Phúc Nguyên, con thứ sáu của Nguyễn Hoàng. Sau khi lên ngôi chúa ông cải tổ lại mọi công việc và được dân gọi là chúa Sãi. Sau khi Nguyễn Hoàng mất vào năm 1613, theo lời di huấn, ông ra sức củng cố sức mạnh cho mình bằng cách hoàn thiện bộ máy hành chính và quân sự... Năm 1626 ông dời phủ từ Dinh Cát vào đất Phước Yên để lập phủ mới. Mục đích chính cho việc chuyển phủ vào đây là để chuẩn bị thực lực chống quân Trịnh lâu dài.
NGUYỄN THAM THIỆN KẾDo xê dịch ngẫu nhiên của số phận, tuổi thơ tôi lớn lên ở mường Cự Thắng, châu Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
VI THÙY LINHÔ tô xanh chạy triền đê thở cùng những đợt hôn ngạt thở. Không phải Hollywood mà hơn cả Hollywood, khi mỗi nhịp vô - lăng là một scène cuồng say nơi miền không chạm đất nơi miền không lên trời. Sông Thao đang chảy trong tình yêu của tôi.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌC(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế)Dọc một thời trai trẻ của những năm chín mươi, khi ấy đất nước bắt đầu đổi mới, tôi đi gần như khắp các làng quê xứ Huế từ biển khơi, đầm phá đến thẳm sâu rừng núi đại ngàn.
KÊ SỬU1. Đặc điểm đời sống của dân tộc Ta ôi
HIỀN QUANGCâu chuyện của tôi về vùng núi ven đường số 9, ngay trên thung lũng Khe Sanh lịch sử này chỉ xoay quanh con cá và cây cà phê trong hướng đi lên của hợp tác xã Tân Độ.
NGUYỄN VĂN VINHCuối năm 1953, Pháp thực hiện kế hoạch Na-Va, chúng tổ chức nhiều cuộc càn quét có quy mô đánh sâu vào vùng hậu cứ nước ta. Quân dân ta đánh trả quyết liệt. Pháp thua to, dẫn đến ngày 7 tháng 5 năm 1954, toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, vị trí chiến lược quan trọng vào bậc nhất của giặc Pháp bị tiêu diệt.
HÀ LẬP NHÂNLần đầu tiên người Việt phát hiện ra những điều sâu kín nhất trong chính tâm hồn mình. Đó là tích truyện An Dương Vương quay lại chém chết con gái Mỵ Châu yêu quí của Người sau khi kinh đô Cổ Loa thất thủ. Vì vậy cho dù bản thân An Dương Vương không phải là một nhà tư tưởng, nhưng tích truyện về ông thì lại có một tầm tư tưởng thật sâu sắc.
NGUYỄN HỮU SƠN1. Trong trường kỳ lịch sử Việt Nam, danh nhân thiền sư Từ Đạo Hạnh (?- 1117) là một trong những hiện tượng văn hóa chứa đựng nhiều điều nghịch lý:
PHONG LÊTrên các chuyến tàu xuyên Việt, từ Hà Nội vào thành phố Hồ Chí Minh tôi thường xiết bao bồi hồi khi qua mảnh đất miền Trung quê tôi - xứ nghèo Nghệ Tĩnh, khô khát nắng hạn và gió Lào.
NGUYỄN KHẮC PHÊGọi là “một ngày”, nhưng có nhiều cách tính. Thông thường, đó là quãng thời gian từ sáng đến tối; với các công chức thì chỉ gọn trong “8 giờ vàng ngọc”.
TRẦN HOÀI... Chiều nay ra đứng trông về, bên ven bờ Hiền Lương mây lặng lờ trôi... Phải, đến bây giờ, sau hơn 40 năm kể từ ngày nhạc sỹ Hoàng Hiệp ôm cây đàn mãng- đô- lin hát bài hát đầu tay của mình mới sáng tác "Câu hò bên bến Hiền Lương" nổi tiếng, mây vẫn lặng lờ trôi.
NGUYỄN HỮU NHÀN Ghi chép Ngày nay đồng bào cả nước nô nức về Phú Thọ để tưởng niệm Vua Hùng. Theo sử sách cổ của Trung Hoa thì ông Vua Hùng chính là người Lạc Việt có nhiều pháp thuật, quyền năng phục được các bộ lạc, làm thủ lĩnh mà xưng là Hùng Vương (1).