Lâm thâm nước mắt ngày vui

09:57 05/08/2009
CHÂU DIÊNĐơn vị của tôi đi bộ từ một tỉnh miền Trung, lên qua Mường Phăng thì Điện Biên đã giải phóng. Sau một tháng đi bộ nhưng gần như chạy bộ, chúng tôi được phép nghỉ lại hai ngày ở một bản, hồi đó bản này nằm khá sâu trong rừng, nhưng nay thì nó đã ở bên một nhánh đường mới làm dẫn ra phố huyện Tuần Giáo để nối vào con đường số 6 chạy tuốt lên Điện Biên Phủ.

Nhà văn Châu Diên - Ảnh: vnmedia

Thời đó, không có chuyện nghỉ là nằm ườn ra đâu. Nghỉ là thay đổi hoạt động. Không có một tẹo tèo teo thời giờ nào đủ cho ai đó ngồi một mình nghĩ vơ nghĩ vẩn đâu. Nhưng cũng chẳng có gì nhiều nhặn để thay đổi, vì vậy cứ nói đến nghỉ là nghĩ ngay đến chuyện liên hoan. Mệt thì cũng liên hoan cái đã. Mà đã liên hoan thì thế nào cũng có tiết mục diễn kịch lửa trại. Và hễ đã diễn kịch thì thế nào tôi cũng phải đóng vai nữ. Cái ông chính trị viên đại đội của tôi là một ông thích kịch. Và chẳng rõ vì sao, ông bao giờ cũng chủ trương kịch là phải vừa cảm động vừa vui. Mà muốn vui thì tốt nhất là cố nhét vào một vai nữ. Nhất hạng khi vai nữ lại do một anh lính đóng thì vui càng thêm vui. Nguyên cái việc người ta vừa xem diễn vừa bàn tán xem  "ai đóng nữ đấy nhỉ" là đã đủ vui rồi, chả cần cốt truyện hấp dẫn lẫn diễn viên tài ba. Ấy vì thế mà tôi chẳng được nghỉ ngơi gì đã được chính trị viên lôi ngay vào cuộc tập kịch.

Tôi bảo anh:
- Xin phép thủ trưởng cho em sang bản bên kia, em có người nhà trong đại đội dân công nhắn sang lấy thư gia đình.
- Thôi đi ông tướng, đừng có bịa chuyện, lại lần mò sang cô dân công nào bên đó chứ gì?
- Thật sự là em có thư mà...
- Sao khi gặp người ta không đưa thư ngay, lại vẽ vời bắt qua bên đó lấy?
- Nào ai ngờ là anh em gặp nhau trên đường chiến dịch?
- Anh em thật hay anh em kết nghĩa đấy?
- Báo cáo thủ trưởng, không phải anh em ruột, nhưng gọi là người làng thôi thì cũng đúng mà gọi là anh em họ cũng được, ở làng chúng em nhà nào mà chẳng có tí họ hàng với nhau... Em không biết nói sai đâu thủ trưởng ạ. Ở quê, em đã có người hứa hẹn rồi.
- Cậu này, lính mà dài dòng. Tôi chọn cậu đóng vai con gái quả là tinh đời. Được rồi, tôi tin cậu. Nhưng tập ba lần cho nó thuộc vở hòm hòm rồi cho cậu đi.

Vở kịch đúng là cảm động và vui. Lạy giời đất, chính trị viên của tôi giá mà sau đó anh không giẫm phải mìn, thì sau này chắc là phải có chân trong giới kịch. Cầu cho anh yên nghỉ! Cầu cho mọi người không bao giờ quên anh!

Chính trị viên bữa đó đã bịa ra câu chuyện kịch như thế này. Cô gái tên là Lụa, chính trị viên giảng cho chúng tôi, tên cô gái này trùng tên cô Lụa trong vở kịch  "Anh Sơ đầu quân" của ông Nguyễn Huy Tưởng, nhưng trong vở này cô Lụa đi dân công và bị thương. Một anh bộ đội trẻ đi ngang, liền dắt trộm một con trâu của đồng bào để cô ngồi lên cho đỡ mệt và tự anh dắt trâu đưa cô về trạm quân y. Đó là tội vi phạm kỷ luật rất lớn, vì theo đúng lời thề quân đội nhân dân, không ai được tơ hào cái kim sợi chỉ của dân, thế mà đây lại tơ hào hẳn một cái to đùng bằng cả một con trâu. Nhưng anh bộ đội trẻ trót thương và yêu cô Lụa, anh tìm cách cho cô cưỡi lên lưng trâu, đưa cô trót lọt về quân y. Người dân mất trâu đi mách cấp chỉ huy. Mọi người chắc mẩm khi anh bộ đội kia về thì thế nào cũng bị thi hành kỷ luật. Trên đường trở về đơn vị, anh đã trúng bom địch và hy sinh. Còn con trâu thì quen đường đã chạy về với chủ. Người chủ đến gặp cấp chỉ huy xin tha kỷ luật anh bộ đội trẻ, và cũng là lúc nhận được tin anh bộ đội mới hy sinh...

Đúng là điềm gỡ hay sao ấy, chính trị viên nhất định đòi đặt tên cho vở kịch là "Lâm thâm nước mắt ngày vui". Anh xếp đặt cho câu chuyện xảy ra vào ngày chiến thắng, và đúng ngày chiến thắng thì có người bị thương và có người trúng mìn. Thủ trưởng quân sự không cho vở kịch được đứng cái tên đó. Bảo là đặt tên thế nó sái. Sái là gì? Sái là sái, thế thôi, không đặt tên như vậy, chả ai đặt tên kịch như vậy hết. Sau đành thoả hiệp đặt cái tên vui vui, "Con trâu bị thương ở đít". Vì trong vở kịch có chi tiết anh bộ đội trẻ tán cô dân công, "con trâu bị thương ở đít nhưng anh bảo đảm nó đủ sức chở em về trạm quân y, em đừng lo..."

Nhưng trong câu chuyện này, đúng vào cái ngày sắp diễn kịch ấy, chính tôi mới thực sự là kẻ lâm thâm nước mắt ngày vui.
Tập kịch xong, đã thấy cô em từ bản bên kia sang. Cô sốt ruột chẳng hiểu vì sao chờ mãi mà không thấy tôi qua. Vừa gặp nhau, cô nói Mự nhớ eng lắm và mấy tiếng quê đó làm cho người tôi như tan ra. Ờ, thế mà đã ba năm rồi đó. Ba năm rồi kể từ ngày tôi cầm tấm giấy chứng nhận đặc cách tốt nghiệp phổ thông 9 năm, rồi đi tòng quân. Giờ đây, cái gương mặt tròn căng da ngăm đen kia đang làm tôi nhìn lại và thấy hết, cái bến sông với những cô gái có gương mặt căng tròn thế kia, những chuyến chở củi với những tay chèo có gương mặt căng tròn thế kia, những câu hát vui ghẹo loang đi trên mặt sóng từ khoé miệng những cô gái giặt lụa có những gương mặt căng tròn thế kia...

Tôi ngây người không biết vì mải nhìn em hay chỉ là vì chờ em đưa thư cho. Nhưng cô chỉ im lặng dắt tay tôi lôi ra phía đồi sim, rồi kéo tôi ngồi xuống bên cạnh. Hương vị người con gái kề sát bên mình khiến tôi chợt nhớ tới điều cần nhớ:
- Thư đâu, cho anh xem nào.
- Gì mà vội thế?
- Thư ai viết cho anh?
- Thì cứ đôi hồi đã, em khắc nói... Mà anh phải bình tĩnh kia... Không được đùng đùng lên đâu đấy... Em nói thật nhé... Ba bốn năm anh đi, anh có đoái hoài về nghỉ phép lần nào đâu... Từ bữa đó biết bao nhiêu đổi thay, anh có ở nhà cũng chẳng hiểu hết, phương chi là xa nhà xa làng nước...
Tôi bắt đầu cảm thấy có điều gì không ổn trong những lời rào đón của cô em họ.
- Chuyện cái Cảnh với anh hử?
- Còn cảnh vẻ gì nữa, chị ấy cắt đứt anh rồi...
- Sao kia?
- Tuyên bố rồi, tuyên bố giữa cuộc họp xóm là cắt đứt, tuyên bố trước các bà con bần cố là không dây dưa gì hết nữa...
- Chuyện gì vậy, em?
- Thì đã bảo là anh phải bình tĩnh mà!...

Tôi nhìn cô em, mơ hồ mong là em đang đùa trêu mình đây. Nó mới chưa đủ mười tám. Nó mới nhớn. trên nét mặt tơ căng tròn, vẫn tưởng như nó đang cùng tốp thiếu nhi hát múa ở sân đình. Tôi vẫn thấy như nó còn rất trẻ con. Tôi vẫn nghĩ là nó đang trêu đùa. Nhanh thật! Mới đủ lông đủ cánh thế mà đã xung phong xa nhà đi dân công chiến dịch.

- Thôi, anh van em đấy, có chuyện gì ở nhà thì nói cho anh nghe đi. Đừng làm anh sốt ruột nữa. Tốt nhất là đưa thư đây cho anh coi.
Cô em không nói gì, quay mặt sang nhìn tôi, mắt ngân ngấn nước. Rồi em ôm mặt khóc nức nở. Tôi đứng vụt dậy. Em ngừng khóc và lấy tay khẽ kéo tôi ngồi xuống.
- Nhiều điều lạ lắm anh ạ... Để em nói, anh đừng hỏi gì hết... Ôi, em thương anh quá... tội thân anh quá... Anh chẳng được ở nhà mà xem, mọi thứ hoàn toàn không giống như hôm anh ra đi đâu... Mà anh không biết cũng phải, thư từ chẳng ai gửi được... Có ai được đi khỏi nhà đâu?... Là nói bên phía nhà anh ấy... Nhà em may còn là trung nông nên cũng có tự do không bị bao vây, nhưng cũng chẳng dám chạy qua chạy lại, vì sợ bị quy là liên quan...

Tôi chẳng hiểu gì hết về một loạt những điều mới lạ cô em gái vừa nói ra. Nào bao vây, nào liên quan, nào trung nông, nào tuyên bố, nào cắt đứt, nào dây dưa...
Tôi ngắt lời cô:
- Mẹ anh thế nào hả em?
- Mự ốm nặng... Ốm đói...
- Thế còn chị dâu cả nhà anh đâu?
- Chị cả đã bỏ ra ở riêng. Anh cả ở bộ đội mãi đẩu đâu chắc là cũng chưa biết tin tức gì... Chị cả tuyên bố cắt đứt rồi. Cũng như cái cô Cảnh của anh ấy. Cũng cắt đứt rồi... Em chỉ thương ông nội... Ông nội đói lắm... Người nho nhã thế mà chiều tối phải đứng bên rào gọi sang nhà cháu dâu... Con lạy bà, bà thương con, bà cho con xin nắm sắn khô... Cả làng im phăng phắc, nghe rõ tiếng ông nói hừ hừ như người rên...
- Vậy là đã xảy ra chuyện gì ở làng?
- Em cũng chẳng hiểu hết nữa. Bố anh thì bị bắt..
- Thế là nghĩa gì?
- Em cũng chẳng biết nữa. Hôm nào chiến thắng giặc Pháp anh về anh khắc biết. Bây giờ, em chỉ biết báo tin cho anh đến vậy thôi.
- Vậy là em không mang theo thư từ gì hết?

Em ngước mắt nhìn tôi, cặp mắt trong veo như thể muốn nêu câu hỏi: hoá ra em nói với anh từ nãy giờ anh vẫn chưa hiểu gì cả sao? Cô đờ đẫn ngồi im một lát. Như thể cô chẳng còn biết cách kể nhiều hơn nữa sao cho tôi hiểu nhiều hơn nữa. Rồi cô nói, chẳng ra nói với tôi, chẳng ra nói với ai hết:
- Giời ơi là đất ơi, giá mà lúc nào cũng cứ vui như cái ngày tiễn anh đi tòng quân, làng nước sung sướng biết bao nhiêu!
Những ngày vui như cô em mới nhắc đến tôi đã quên rồi. Hay nói cho đúng, lúc vui thì chẳng để ý, bây giờ có người nhắc lại, bỗng thấy ngỡ ngàng. Ba năm trước, nó nhảy múa sòn la đố để tiễn đưa các anh trai lên đường. Chia tay mà vui như ngày hội. Vậy là đã từng có những ngày vui. Bây giờ đã là những ngày vui xưa, liệu có còn những ngày vui khác? Tôi không rõ. Tôi chỉ biết một điều, cô em đây, mười tám tuổi, nhớn nhao rồi, không còn nhảy múa như xưa, em sống giữa những biến cố, mà chỉ biết kể lể, ngoài ra thì không biết vì sao lại có những điều này nọ đã xảy ra. Sau này về già, tôi còn biết thêm một điều nữa, rằng cũng chẳng nên trách ai, vì chính tôi đây nào cũng có biết gì nhiều...

Buổi tối, vỡ diễn "Lâm thâm nước mắt ngày vui" vẫn phải ra mắt mọi người.
Tôi không biết nói với chính trị viên như thế nào để được thủ trưởng cho phép nghỉ diễn. Mà làm sao nghỉ được? Tôi như người chiến sĩ bị thương. Bị thương mà có điều kiện thì vẫn phải làm nhiệm vụ chứ? Tôi không thể vì việc riêng mà làm hỏng cuộc liên hoan của tất cả mọi người. Lửa trại hồng rực một góc rừng. Trên trời máy bay địch không bay đêm nữa. Vẫn cử người canh gác máy bay, nhưng chưa một lần nào tiếng kẻng phải gõ lên và nước phải giội vào đống lửa khuya bập bùng như mọi khi.

Tiếng nói yếu ớt của tôi trong vai cô Lụa khiến cho ai ai cũng cảm thấy tôi sắm vai nữ giỏi, đúng là cái chất giọng khoẻ nhưng bị hụt hơi của một cô gái đi dân công bị thương... Hết buổi diễn, có mấy người còn đến gần đưa tay sờ sờ vào vai tôi xem có đúng là con gái không...

Câu chuyện vừa kể có một chi tiết trong cuộc đời nhà nghiên cứu văn hoá họ Mai. Tết Giáp Thân, ông tặng tôi những bài thơ ông viết cách đây nửa thế kỷ. Tôi xin phép từ cuộc đời ông viết ra một câu chuyện khác, thì ông bảo:
- Cũng được, nhưng văn chương sao nói hết?
- Sau chiến dịch, ông về nhà chứ?
- Vẫn chưa về được. Xuất ngũ. Rồi công nhân thủy lợi. Sửa sai mới về. Cả gia đình đoàn tụ hết, có người chiến đấu ở Nam Bộ ra tập kết cũng về, cả chị dâu nữa, cùng đi bốc mộ ông nội. Mẹ thì già rồi, nhưng đi nhanh con cón...
- Thế còn cô Cảnh?
- Cảnh vẻ gì nữa...
- Quên, còn bố?
- Bố bị án tù chung thân, sửa sai thì được tha ngay, rồi đi tham quan Liên Xô, rồi được ra làm việc trở lại, cụ là một trong những đồng chí sáng lập Đảng hồi ba mươi ba mốt mà...
- Sao rồi anh thành nhà nghiên cứu văn hoá?
- Cũng như mọi người thôi. Làm công nhân một hồi thì nhờ bố được sửa sai thì con cũng được cho đi đại học. Mình chọn đi học Sử. Học cái mệnh lâm thâm nước mắt ngày vui ấy mà...

Biệt thự Nha Trang,
giữa tháng 2-2004
C.D
(183/05-04)

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
Tin nổi bật
  • MƯỜNG MÁN Những ngọn đèn mầu ẩn dưới tán lá phả xuống mặt đất thứ ánh sáng vàng nhạt, xanh dịu, tím loãng tạo khung cảnh huyền hoặc giả. Những chiếc bàn vuông thấp kê rải rác dưới các vòm cây.

  • HOÀNG TÙNG Ăn của rừng rưng rưng nước mắt                                 (Tục ngữ)

  • TRẦN CHẤN UY Đơn vị đặc công chúng tôi nhận mật lệnh thọc sâu hậu cứ địch chuẩn bị địa bàn cho chiến dịch Mậu Thân. Nói đơn vị cho có vẻ sang, nhưng thực ra chúng tôi chỉ có mười hai người kể cả một đồng chí du kích dẫn đường.

  • PHẠM PHƯƠNG Y cao lớn và nhàu nát. Điều đó làm cho con người y trở nên bí ẩn khác thường. Ở y, người ta thấy rõ đường nét của một người Âu với sống mũi cao và đôi mắt sâu hoắm như một vết thương. Nhưng, cũng trong vết thương sâu hoắm ấy, rõ ràng hiển hiện một sự mênh mang đến kì cục. Trong đôi mắt ấy... có biển cả. Và, đen sì - một màu đen Hoa Bắc chính gốc không lẫn đi đâu được.

  • HỒNG NHU BỮA TIỆC ĐÔI TÌNH NHÂN

  • NGUYỄN THÀNH LONG - Kính lạy Cha. Cha cho gọi con. Cha thấy trong người thế nào ạ? - Cha cảm ơn con đã tới. Có lẽ con là người cuối cùng Cha trò chuyện ở trên đời. Sắp sửa ra đi. Cha thấy Cha cô độc lắm.

  • NGUYỄN ĐẠT Nhớ Đoàn Đại Oanh   Có thể chiều tối đã xuống lúc tôi say, ngủ gục ở bàn rượu. Không phải mình tôi, mà chúng tôi; cả thảy bốn người, tính gồm chủ gia trong đó, anh ấy tên Giang.

  • UÔNG TRIỀU   Khi còn bé, đã có lần Điểm Bích được mọi người kể cho nghe câu chuyện về mẹ mình. Mẹ Điểm Bích là nàng Ba, một thôn nữ xinh đẹp, bạc phận.

  • HẠO NGUYÊN 1. Trong căn phòng chạng vạng và thoảng mùi khói thuốc, hai người đàn ông trầm ngâm.

  • TRẦN THÙY MAITối thứ bảy cuối tuần, Phương tuyên bố:- Tuần sau anh bắt đầu viết tập hai bộ tiểu thuyết của anh Nhớ đừng huy động vào việc gì hết đấy nhé...

  • LÊ MINH KHUÊ Tường lên chuyến xe rời khu cải tạo phạm nhân sau cùng. Đành phải ngồi cạnh một người đàn bà. Tường nhận ra bà khi ngồi sau bàn nói chuyện với bố.

  • HOÀNG NHI “Chẳng có chút kinh nghiệm nào trước cõi vô tận không dò được của tâm hồn. Chỉ có sự kinh ngạc trước sự bấp bênh về cái tôi và bản sắc của nó.”                                                 (Milan Kundera)

  • LGT: Trại sáng tác văn học Hương Vân (thôn Lại Bằng, huyện Hương Trà) do Hội Nhà văn TT. Huế đứng ra tổ chức. Trong vòng 10 ngày của tháng 7 trăng vàng trong các mảnh vườn hoa trái, 10 trại viên đã để lại tình cảm sâu đậm với người dân xứ miệt vườn nơi đây bằng những trang văn đầy chất lãng tử. Bên cạnh đó, ở mặt chìm của tác phẩm, những “bụi bặm” từ xã hội công nghiệp cũng được phản ảnh một cách thâm trầm nhưng khẩn thiết...Sông Hương xin giới thiệu một số ít tác phẩm từ Trại viết này.

  • TRIỀU NGUYÊN Chị Mảnh vác chiếc xe đạp nước đi trước, còn tôi vác sào, chống lẽo đẽo đi sau như cái bóng. Đi một quãng tôi phải dừng lại trở vai, rồi cố bước thật nhanh để bám kịp chị.

  • NGUYỄN TOÀN Nhà có hai chị em. Chị như chim công, nó chẳng bằng cú. Đấng tạo hóa sau khi tạo tác một sinh vật xinh đẹp như chị chắc phải lấy làm mãn nguyện sung sướng. Rồi trong lúc quá chén ngài đã vô tình tạc nên một sinh vật dị hình nữa, là nó.

  • PHẠM PHƯƠNG Thằng bé đứng bên sông. Nó thấy màu đỏ ửng phía chân trời, nơi có hàng thùy dương và con đường đất ẩm. Đứa con gái nhà ai, trong làn khói lam chiều rơm đốt giữa mùa, mặc một bộ đồ cỏ úa, đang tha thẩn nhặt cỏ gà.

  • NGUYỄN HỮU HỒNG MINH Khi về già người ta thường hoài niệm về tuổi trẻ và thích ngồi đợi những buổi sáng. Bởi vì đêm tối lạnh lẽo và âm u làm sao!

  • DẠ NGÂN Sau giấc ngủ trưa, hai chiếc gối kê cao trên đầu giường, tôi bắt đầu buổi làm việc tại nhà như vậy. Đó là sự nhân nhượng của toà báo với những biên tập viên cao niên và tôi, cũng như nhiều đồng lứa trong giới, tận hưởng đặc quyền đó bằng trách nhiệm tự giác thường trực.

  • NHẤT LÂM Tết êm đềm trôi hết tháng Giêng, mà bầu trời thung lũng Mu Lu còn khá lạnh. Chập tối, hơi đá từ dãy núi Ta Chan phả ra, sương buông màn màu sữa đục.

  • HUY PHƯƠNG Đã nghe thấy tiếng gió rì rào, như từng đợt sóng nhỏ tràn qua mái nhà. Trời trở rét… Chả trách mà tối hôm qua, cánh cửa kính cứ hết sập lại mở, rập rình mấy lần làm anh mất ngủ.