LƯƠNG THÌN
Có những cuốn sách khi đọc ta như được dẫn dắt vào một thế giới huyền bí của tâm hồn, trái tim và khơi dậy lên bao khát khao mơ ước. Làm dâu nước Pháp của nữ nhà văn Hiệu Constant (Lê Thị Hiệu, Nxb. Phụ Nữ, 2014) là một cuốn tự truyện như thế.
Cuốn sách có 13 chương. Mỗi chương nói về một dấu ấn khác nhau trong cuộc đời người phụ nữ mà đam mê, cơ duyên và tình yêu đã đưa chị đến nước Pháp. Các sự kiện được xâu chuỗi với nhau trong một lối kể chuyện hồn nhiên dí dỏm hết sức chân thực. Nhà văn bộc bạch nỗi niềm và những trải nghiệm của mình với bạn đọc bằng ngôn từ giản dị mà đa thanh sắc, giọng điệu linh hoạt làm cho cách kể chuyện của chị trở nên rất cuốn hút.
Nhan đề cuốn tự truyện đưa người đọc vào một thế giới vừa gần, vừa xa. Gần là chuyện làm dâu. Bất kể người phụ nữ nào khi xuất giá theo chồng đều là đi làm dâu - mà nhà văn gọi một cách bông đùa là “Khoác áo sang nhà khác”. Xa là chuyện làm dâu không phải ở xứ mình mà là xứ người. Trước Hiệu Constant không phải chưa ai từng viết về chuyện đi làm dâu ngoại quốc, nhưng điều đáng trân trọng ở cuốn tự truyện này là nhân vật Tôi - tác giả - ngoài mang trong mình thân phận làm dâu con một gia đình người Pháp còn trở thành người mang sứ mệnh gắn kết hai nền văn hóa, hai dân tộc, hai miền đất trong yêu thương. Chị đã cố gắng bằng mọi khả năng để mình và nền văn hóa đã sinh thành ra mình hòa nhập nhưng không hòa tan trong mối quan hệ riêng - chung hài hòa.
Làm dâu nước Pháp mở ra trước mắt người đọc một chân trời mới. Theo bước chân nhà văn và gia đình nhỏ của chị, từng địa danh cụ thể dưới ngòi bút tài hoa lần lượt hiện ra trong thế giới tưởng tượng của người đọc. Từ kinh đô ánh sáng Pari đến Normandie, Touraine, Yonne... say đắm lòng bao lữ khách dạo chơi bằng văn chương. Thiên nhiên cảnh vật nước Pháp hiện lên tuyệt mĩ và tráng lệ với Mũi Trévignon - bãi biển với con sóng to gầm gào, muôn vàn cánh hoa đào vừa nở, những cánh đồng nho xanh mướt làm nên thứ rượu vang sang trọng và nổi tiếng khắp thế giới, hoa hướng dương vàng rực một góc trời, ngôi nhà thờ cổ già nua, con đường đầy tuyết phủ lấp lánh như dát kim cương khi ánh nắng ban mai rọi chiếu. Và gió tramontane - giống như mưa dầm xứ Huế hồn nhiên thổi, cồn cào da diết trong nỗi nhớ người đi... Điều đặc biệt là nhà văn miêu tả về những miền đất ấy gắn với yêu thương và kỷ niệm của tình yêu lớn đời chị - hai đứa con bé bỏng Bin và Hà. Vì thế cảnh vật, con người hiện lên như chị đang chụp lại còn bạn đọc đang xem một cuốn nhật kí sinh động bằng ảnh.
Đọc Làm dâu nước Pháp, ta bắt gặp những hình ảnh thấm đẫm hồn quê có thể làm rung động bất cứ trái tim nào. Một cánh cò trắng bay chấp chới trên đồng lúa xanh, một mái chùa cổ kính rêu phong thấp thoáng dưới tán cây cổ thụ, tiếng ếch nhái rộn ràng bên bờ ao hàng giậu, rặng tre rì rào xào xạc, ánh trăng non đầu tháng tưới đẫm hàng cau, hoa nhài thoang thoảng đưa hương trong gió... Là người sinh ra lớn lên và gắn bó với một làng quê yên bình không mấy xa Hà Nội, Hiệu Constant đã thổi tình yêu của mình vào từng nếp quê mộc mạc giản dị để rồi làm dậy lên trong lòng người đọc - nhất là những người xa xứ một nỗi hoài hương mà không phải một sớm một chiều đã vỗ về ngủ yên trong bộn bề cuộc sống.
Mỗi dịp Tết đến xuân về, sự nhạy cảm tinh tế và tấm lòng trắc ẩn của một người con gái “xa quê vời vợi” lại trào ra thành kỷ niệm. Chị nhớ về ngày Tết quê hương với màu vôi trắng bố quét trên tường nhà, mùi thơm ấm cúng mê hoặc của khói hương trầm ngày Tết, những món ăn được làm từ náo nức không khí cuối năm, các cụ bà áo dài nâu lên chùa... Đau đáu, thân thương nhất trong nỗi niềm xa quê của chị là hình ảnh người mẹ già hiền từ mắt đăm đắm nhìn ra đầu ngõ mong đứa con gái bé bỏng trở về bất ngờ từ trời Tây xa lơ xa lắc. Những câu văn của Lê Thị Hiệu đọc lên cũng nghẹn ngào nỗi nhớ. Từ cảnh đời riêng, chị đã nói hộ cảm xúc của biết bao người con xa xứ luôn khắc khoải trong lòng tiếng thì thầm vọng từ miền đất mẹ.
Hiện lên trong toàn bộ cuốn tự truyện của nhà văn là chân dung một người phụ nữ can đảm và giàu nghị lực. Là người con gái chân chất thôn quê ước mơ được đặt chân đến nước Pháp xa xôi, Lê Thị Hiệu cố gắng vượt qua mọi khó khăn thử thách. Chị đã nỗ lực không ngừng để có thể tiếp cận với một nền văn minh vào bậc nhất thế giới bằng chính thứ ngôn ngữ bản địa của họ. Ở Pháp, chị vừa chăm con nhỏ, vừa theo học tiếp ngành văn học so sánh ở Đại học Sorbonne. Đó là những tháng ngày gian nan đối với chị nhưng để rồi sau này thành quả mà chị đạt được - những cuốn sách dịch từ tiếng Pháp lần lượt được xuất bản - thật ngọt ngào. Chị học từ những người hàng xóm của gia đình, trình bày thẳng thắn với thầy cô chủ nhiệm về môn học mà chị chưa hiểu, trao đổi thư từ không biết mệt mỏi với nhà văn mà chị yêu mến... Mới thấy những người quanh ta là kho tri thức vô tận nếu ta đặt mình “Luôn là một học trò” (Han - San).
Trong Làm dâu nước Pháp, Hiệu Constant đã tôn vinh tình yêu - nguồn sáng kì diệu, nó đưa chị đến xứ sở huyền thoại từ ánh mắt màu xanh lục nhạt của một chàng trai gặp trên phố cổ Hà Nội. Sự thông minh dí dỏm hồn nhiên cũng vô cùng tự tin của một cô gái Việt Nam nhỏ nhắn đã khiến chàng trai từ bên kia bán cầu phải si mê và mong muốn chị sẽ làm mẹ của những đứa con mình. Theo tiếng gọi từ trái tim, chị dũng cảm đến với tình yêu - để yêu và được yêu thương. Với lối sống “Nhập gia tùy tục”, chị trở thành người con dâu ngoan nết, một người phụ nữ yêu chồng con. Người phụ nữ bé nhỏ ấy đã giữ gìn - tiếp nối nét dịu dàng, truyền thống trong cách dạy tiếng Việt cho con; đưa con về thăm quê ngoại cho dù miền quê ấy còn nghèo nàn lam lũ; thắp hương cho ông bà, tổ tiên; dạy cho con biết trân trọng quá khứ và học cách để yêu thương.
Sẽ thật đáng tiếc khi nói về nghị lực, phong cách sống của nhân vật Tôi trong cuốn tự truyện mà không nói về những nỗi đau trong cuộc đời chị đã phải trải qua. Bởi cuộc đời nếu chỉ có những thảm đỏ, con người dễ dàng ngẩng cao đầu. Còn với Lê Thị Hiệu, vững vàng sau những mất mát mới càng đáng được khâm phục trân trọng. Có lẽ vì thế chương cuối chị lắng đọng cảm xúc người đọc bằng nỗi buồn, nỗi đau mất người thân. Sự ra đi không bao giờ trở lại của người thân lấy đi ở chị biết bao nước mắt, nỗi đau đớn như bị bóp nghẹt và cả sự day dứt khi không thể làm tròn nghĩa tận. Tôi rất ám ảnh với câu nói của chị ở cuối chương 13: “Với tôi, tất cả những người thân yêu dù đã đi xa thì vẫn cứ sống mãi trong tim”. Bằng suy nghĩ này nhà văn đã đem đến cho người đọc một quan niệm sống hết sức nhân văn. Bởi ai cũng hiểu quy luật sinh tử là vô cùng khắc nghiệt với con người - và điều làm bạn trở lên bất tử là luôn trong trái tim người khác.
Đọc cuốn Làm dâu nước Pháp, trải nghiệm cùng hạnh phúc mà nhà văn nhận được đủ để người đọc ngưỡng mộ và suy ngẫm. Từ những lời tâm tình mộc mạc của nhà văn những triết lí sâu xa của cuộc đời trở thành thông điệp giản dị gửi tới bất cứ ai đang và sẽ bước trên con đường tìm kiếm hạnh phúc. Hạnh phúc đích thực chỉ mang một phần nhỏ may mắn, còn lại phải do sự nỗ lực của chính bản thân mỗi người. Cuốn tự truyện là một lời đề nghị về cách sống cho không chỉ riêng ai: “Những gì xuất phát từ trái tim sẽ đi đến trái tim”.
L.T
(SH323/01-16)
HỒNG NHU“Trường đại học của tôi” là cuốn sách thứ 4 của Nguyễn Nguyên An (tức Nguyễn Văn Vinh) trình bạn đọc trong khoảng mười năm trở lại đây. Ba cuốn trước là truyện ngắn, cuốn này là truyện dài.
NGUYỄN KHẮC PHÊChỉ mới qua hai tác phẩm “Báu vật của đời”(NXB Văn nghệ TPHCM, 2001) và “Đàn hương hình”(NXB Phụ nữ, 2002), Mạc Ngôn - nhà văn “hạng nhất” thuộc Cục Chính trị Bộ Tổng Tham mưu Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc - đã trở nên nổi tiếng ở Việt Nam, thậm chí đã vượt lên cả những “ngôi sao” quen thuộc như Giả Bình Ao, Trương Hiền Lượng, Vương Mông... và cả nhà văn Cao Hành Kiện (Noben 2001).
ĐỖ XUÂN NGÂNTôi hân hạnh được đọc tác phẩm Đời hoa, tập tản văn của nhà văn Nguyễn Khắc Phê do Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành 1999.
NGUYỄN QUANG HÀ(Đọc Lãng Đãng Mây Trời của Thanh Nhơn - NXB Thuận Hoá - năm 2001)Gấp tập thơ "Lãng đãng mây trời" lại, tôi như thấy dưới mái tóc bồng bềnh trong gió của ông là cặp mắt nhìn xa xăm, phiêu diêu, và quanh đâu đây là hương rượu nếp thơm nồng toả ra từ vành môi tủm tỉm cười của ông.
HOÀNG BÌNH THI (Đọc thơ HÀ MINH ĐỨC)Trong cơn mưa đầu mùa tầm tã của xứ Huế, tôi đọc lại những bài thơ của giáo sư Hà Minh Đức với một nỗi buồn riêng. Một chút ngạc nhiên mà chẳng ngạc nhiên chút nào, khi song hành với sự uyên bác trong học thuật là một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế vô cùng.
LÊ THIẾU NHƠN(Tản văn và bình văn của nhà văn - nhà báo Trần Hữu Lục)Một cuốn sách tập hợp những bài báo của nhà văn Trần Hữu Lục sau nhiều năm anh đồng hành với bè bạn văn nghệ.
HOÀNG KIM ĐÁNGÔng nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ này là một trong những nhà văn châm biếm đứng hàng đầu thế giới. Hai mươi năm trước, ông đã đến Việt . Sở dĩ tôi khẳng định chắc chắn như vậy, bởi tôi có trong tay dòng bút tích ghi rõ năm tháng và chữ ký của tác giả; thậm chí còn chụp ảnh kỷ niệm với ông nữa. Tấm ảnh ấy, những dòng bút tích ấy, hiện còn lưu giữ trong cuốn truyện "NHỮNG NGƯỜI THÍCH ĐÙA", sách đó Nhà xuất bản Tác Phẩm Mới của Hội Nhà văn Việt Nam xuất bản lần thứ nhất.
HỒ THẾ HÀ(Đọc Cho từng ánh lửa, tập thơ của Hải Trung, NXB Thuận Hoá - Huế, 1999)Sự hiện diện của thơ Hải Trung trong đội ngũ những người sáng tác trẻ ở Huế là một niềm vui sau nhiều năm lặng lẽ âu lo của nhiều người về thế hệ làm thơ kế cận của xứ sở được mệnh danh là giàu mơ mộng thi ca này.
NGUYỄN XUÂN HOÀNG(Đọc tập truyện "Ngôi nhà hoang bí ẩn" của Phan Văn Lợi)Tôi đọc mê mải tập truyện đầu tay của tác giả Phan Văn Lợi. Cái tựa "Ngôi nhà hoang bí ẩn" gợi trong lòng người đọc một câu hỏi ban đầu: Cuốn sách viết về cái gì đây? Càng đọc, càng bị cuốn hút khi cùng anh trở lại miền ký ức, để đi qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt.
LÊ MỸ ÝSau một loạt tác phẩm và tác giả được giới thiệu trên nhiều lĩnh vực tôn giáo, triết học, văn hoá, khoa học và nghệ thuật để làm tư liệu nghiên cứu và tham khảo, trong quý một năm nay, Nhà xuất bản Văn học lại tiếp tục cho ra mắt bộ sách lớn:"Krishnamurti - cuộc đời và tư tưởng" do Nguyễn Ước chuyển ngữ. Đây là một bộ sách công phu và được nhiều độc giả chờ đợi đón đọc.
VĂN CẦM HẢI (Nằm nghiêng - Thơ- Nxb Hội Nhà văn 5/2002)Trên đất Thư "viết buồn thành mưa". Dưới trời Thư "viết buồn thành gió". Giữa đời Thư "viết nỗi buồn sống".
TRẦN THUỲ MAIThơ Ngàn Thương bàng bạc một nỗi quan hoài. Trong thơ anh, ta luôn gặp một vẻ quyến luyến ngậm ngùi, đúng như ấn tượng từ cái bút danh của tác giả: Ngàn Thương.
NGUYỄN TRỌNG TẠOLTS: Vậy là đã đúng một chu kì World Cup, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị “cải bệnh hoàn đồng” và phải tập ăn tập nói, tập đi tập đứng lại từ đầu. Dù vậy, anh vẫn viết được và viết hay như trước.Trong dịp Festival Huế 2002, đã diễn ra một cuộc hội thảo văn học về Hoàng Phủ Ngọc Tường nhân bộ tuyển tập của anh được Công ty Văn hóa Phương ấn hành.Sông Hương xin trân trọng giới thiệu một số ý kiến đã thành văn được trình bày trong hội thảo đó.
NGUYỄN THIỀN NGHIHai chữ "Trăng lạnh" trắng trên nền bìa màu lam do tác giả tự trình bày bềnh bồng một chút tôi bằng những bài thơ tự sự của mình.
VỌNG THẢO(Đọc sách "Nhà văn Thừa Thiên Huế" – NXB Thuận Hoá 2002).Trải qua nhiều thế kỷ, Huế bao giờ cũng là miền đất tụ hội nhiều nhân tài văn hoá - văn học của đất nước. Trong bảng quang phổ bản sắc Việt Nam vô cùng bền vững, miền đất hội tụ nhân tài ấy luôn đằm thắm, lấp lánh một bản sắc "thần kinh" riêng biệt - một bản sắc mà tiếng nói của văn chương là thuần khiết và đa dạng.
NGUYỄN VĂN HOA Tôi đã đọc sách Ăn chơi xứ Huế của nhà thơ Ngô Minh (*) một mạch như bị thôi miên. 247 trang sách với 36 bài bút ký viết về triết lý ẩm thực Huế, về các món ăn Huế như tiệc bánh, cơm muối, mè xửng, tôm chua, chè Huế, bánh canh, bún gánh, nem lụi, hôvilô (hột vịt lộn), bánh chưng, bánh khoái, cơm chay, chè bắp, món vả trộn, cháo lòng, rượu Minh Mạng Thang...
KIM QUYÊNĐọc tản văn của nhà văn Mai Văn Tạo (*) và nhà văn Trần Hữu Lục (*) tôi như đứng trên những tảng mây lấp lánh sắc màu, theo gió đưa về mọi miền, mọi nẻo quê hương.
HƯƠNG LANGuy de Maupassant sinh ngày 5-8-1850 ở lâu đài xứ Normandie. Trong một gia đình quý tộc sa sút. Khi mà nước Pháp vừa trải qua cuộc đụng đầu lịch sử giữa giai cấp tư sản hãy còn nhức nhối những vết thương thất bại của cuộc cách mạng năm 1848.
TRẦN ĐÌNH SỬTôi có duyên làm quen với Trần Hoàng Phố đã hai chục năm rồi, kể từ ngày vào dạy chuyên đề thi pháp học ở khoa Văn Đại học Sư phạm Huế đầu những năm 80. Hồi ấy anh đã là giảng viên nhưng theo dõi chuyên đề của tổi rất đều, tôi biết anh rất quan tâm cái mới. Sau đó tôi lại tham gia Hội đồng chấm luận án tiến sĩ của anh, được biết thêm anh là một người đọc rộng, uyên bác.
TRẦN THUỲ MAI(Đọc tập thơ "Quê quán tôi xưa" của Trần Hoàng Phố, NXB Thuận Hoá - Huế 2002)