Ký ức xanh

16:24 02/10/2008
VÕ NGỌC LANThuở nhỏ, tôi sống ở Huế. Mỗi lần nhớ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình, tôi vẫn gọi đó là ký ức xanh.

Có thể bởi tuổi thơ tôi thấm đẫm màu xanh của dòng sông Hương ngay trước lối vào ngõ xóm, xanh mướt ước mơ của xứ vườn cây trái Kim Long. Cũng có thể nó chứa đựng một thời tuổi trẻ? Tự tôi lắm lúc cứ phân vân giữa đôi bờ ký ức, băn khoăn cho một ngôn từ mà mình yêu mến. Nhưng nếu cho phép tôi chọn lựa giữa nhiều từ hoa mỹ nhất, tôi vẫn chọn cho mình cụm từ yêu mến ấy. Có lẽ nó đã gắn bó suốt đời với tôi.

Ngày xưa, trước sân nhà tôi ở xóm Phú Mộng có một khoảng sân khá rộng. Thì nhà quê, nhà nào chả có sân nhưng sân nhà tôi là sân đất. Thỉnh thoảng cái sân đó là nơi ông mệ nội tôi phơi lúa, khi có việc chi thì kiếm mấy cây tre che rạp. Còn nhiệm vụ chính của cái sân ấy là khoảng vườn khi thì trồng giàn mướp, giàn bí bầu hay mấy vồng khoai lang, khoai tía. Khoảng sân còn lại ấy, mấy chị em tôi hay cù mấy đứa bạn hàng xóm qua bày trò chơi bán buôn, chơi ù mọi, đôi lon, nhảy cò cò, nhảy dây… Với tôi, thú vị nhất vẫn là trò buôn bán. Ngày đó, tôi chưa thấy người ta bán đồ chơi cho trẻ con như thau, tách, chén thu nhỏ hay có bán chăng thì ở nơi nào đó xa lắm, tôi không hề biết. Bọn trẻ con chúng tôi tự tạo đồ chơi cho mình. Chúng tôi kết lá mít với nhau bằng các tăm tre nhỏ để làm rá rổ, cái soong là cái gáo dừa, chén là các nắp bia và đũa là gai cây chùm kết. Chị Liên tôi hay bày ra bán bún bò, dây tơ hồng sẽ là bún và các thỏi hoa dâm bụt chưa nở sẽ trở thành những khoanh giò hấp dẫn. Món chè bột lọc được chúng tôi cắt lá dâm bụt vò vào nước, sẽ có một chất sền sệt như bột lọc. Có khi chúng tôi lấy hoa lê ki ma, hoa cau thả vào đó làm chè y như thật. Tội nghiệp lũ trẻ chúng tôi, ngày ấy cả năm bảy đứa mà không có được cắc bạc để mua bột lọc, chơi buôn bán mà tưởng như mình đang ăn chén chè, tô bún là món ăn xa xỉ, quanh năm suốt tháng, con nhà nghèo có được mấy lần ăn?

Chị Liên tôi rất khéo tay – có lẽ do chị lớn nhất trong bọn - chị biết tìm tòi chế biến được nhiều món lạ mắt. Như bông cây chè tàu chị làm món chè kê không chê vào đâu được. Bọn con gái chúng tôi dịu dàng là thế, bị bố mẹ la mắng như vậy mà khi chơi la hét, túm nhau giành giật rất chi quyết liệt. Đặc biệt tôi hay được hai phe tranh giành làm “mẹ”. Chơi ù mọi  thì tôi ù rất dài hơi và chạy nhanh nhất. Chỉ khổ mẹ tôi ngày đi bán, tối về còn cặm cụi ngồi nhíp áo quần cho chị em tôi. Hậu quả của các trò chơi chạy nhảy đến rách áo, rách quần.
Trước sân nhà tôi có một áng nước. Ông tôi làm máng xối hứng nước từ mái nhà xuống dẫn vào bể. Ban đêm từ máng xối này mệ tôi hứng nước sương để cả nhà rửa mặt bằng nước sương da sẽ rất trắng. Da mệ nội tôi trắng thật nhưng chị Liên và tôi rửa nước sương từ lọt lòng mà có trắng đâu? Nhiều năm, cái phần nước sương ít ỏi đó cả gia đình tôi vẫn chia nhau với một niềm tin tuyệt đối.

Bây giờ mỗi lần về Huế, sương không còn nhiều như ngày xưa để tôi có thể hứng để rửa mặt. Có những điều bây giờ đã mất đi để vĩnh viễn chỉ là ký ức. Khi đứng trên cầu Bạch Hổ để nhìn về phía chân trời. Tôi thấy Huế vẫn xanh. Dòng sông Hương vẫn xanh. Chỉ tiếc rằng những hàng bắp xanh ven dòng sông đã không còn nữa. Dòng sông nhờ thế mà đẹp hơn nhưng sao tôi vẫn tiếc. Như khi tìm về vườn cũ, không còn dấu vết xưa, năm ba người vẫn nhớ tôi như nhớ chuyện ngày xưa. Tôi hái một nắm tơ hồng trong tay. Hoa lá hôm nay không có dấu vết của ngày tháng cũ. Cảnh vật đẹp hơn, sang hơn nhưng trong lòng tôi miền ký ức xanh với bao niềm vui, nỗi buồn của Kim Long vẫn là mãi mãi. Năm tháng gần như để tình yêu bền chặt hơn và nỗi nhớ cũng sâu thẳm hơn.
V.N.L

(nguồn: TCSH số 224 - 10 - 2007)

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • VĨNH NGUYÊN Biết sở Ngoại thương có đến năm ông vua, tôi tặc lưỡi - chà, thời buổi này tiếng vua quan nghe có vẻ mai mỉa làm sao ấy? Nhưng lên được ngôi vua đâu phải đơn giản? Dẫu vua ác, vua hiền, vua tài ba hay bất lực, vẫn là vua một thời và khối kẻ mong ước được "một ngày tựa mạn thuyền rồng"...

  • TRẦN THỊ HƯỜNG (*)                    Hồi Ký Mùa thu năm 1922 tôi rời thị xã Quảng Ngãi hòa trong dòng học sinh của nhiều miền trong đất nước về học tại trường nữ sinh Đồng Khánh (Huế).

  • NGUYỄN XUÂN SANH                                 Hồi ký Tôi và Huy Cận đều là học sinh Trường Quốc học Huế. Khác lớp nhau, nhưng cùng chung một ký túc xá. Hết sức thương nhau.

  • MAI VĂN HOAN (Trại sáng tác văn học Hương Vân)

  • NHẤT LÂM (Trại sáng tác văn học Hương Vân) “Trái bưởi kia vàng ngọt với ai” (Tố Hữu)

  • NGUYỄN THỊ CẨM THẠNH                                Hồi ký Đoàn nữ sinh trường Đồng Khánh Huế chúng tôi, đồng phục áo dài màu xanh biển, sắp hàng đôi, rời mái trường ngói đỏ, tường hồng, đi dọc theo hè đường, sang trường Việt Anh dự buổi tổng duyệt vở kịch Trưng Trắc Trưng Nhị của nhà thơ Thanh Tịnh.

  • L.T.S: Bửu Tiến, sinh năm 1916 ở Huế. Hội viên Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Ông là một trong những nghệ sĩ đầu tiên ở Huế tham gia kháng chiến sau cách mạng tháng Tám 1945.

  • Nếu ai đó nói, con đò là một trong những biểu tượng thi ca và văn hóa Huế, chắc rằng ít người sẽ dám phủ nhận điều đó. Nhắc đến Huế không thể không nói đến dòng Hương thơ mộng, nhưng chỉ là dòng sông lững lờ chảy qua miền đất thần kinh không thôi, e là đơn điệu lắm khi thiếu vắng sự tô điểm của những con đò.  

  • NGUYỄN CƯƠNGKỷ niệm 36 năm ngày giải phóng Huế 26/3/1975 - 26/3/2011

  • TRƯƠNG THỊ KHUÊ(Anh hùng các lực lượng vũ trang nhân dân)                                Hồi ký

  • CHƠN HỮU                Tản vănNhững giọt sương lấp lánh. Một chồi non mới nhú. Ồ! Mùa xuân đã về!

  • LTS: Ông Đặng Văn Đông - một cao niên gần 90 tuổi ở Huế, là người gửi nhiều bài dịch cho Sông Hương song chưa hợp với tiêu chí “nhìn ra văn học thế giới đương đại”. Vừa qua chúng tôi nhận được thư của ông cùng bài viết về một kỷ niệm đầy nhân ái trong gia đình.Sông Hương xin đăng, và kính chúc ông năm mới dồi dào sức khỏe!

  • PHẠM VĂN HỌC1. Chào xuân đẹp, có gì vui thế…!

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNG                         Ghi chép

  • NGUYỄN KHOA BỘI LANChúng tôi đi theo anh Hoan, bí thư huyện ủy Triệu Hải, về kiểm tra vụ đông xuân. Anh có thói quen mỗi lần về đây thế nào cũng tranh thủ ghé Phường Sắn thăm bà mẹ Mít.

  • XUÂN HOÀNGHuy đang nói chuyện với mấy người bạn trẻ viết văn cùng quê thì Trường, anh bạn làm thơ trẻ người dân tộc ở phòng bên nghe tiếng, vui vẻ chạy sang.

  • HỒNG NHU(Kỷ niệm 60 năm thành lập Hội LHVHNT Thừa Thiên Huế)Đại hội VHNT tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ 7 (4-1994) tại thành phố Huế đã nhất trí khẳng định về năm chính thức thành lập của Hội là năm 1950.

  • LÊ QUANG VỊNH           (Trích hồi ký)…Tôi và Niệm thì đi học phổ thông, chị Mai tôi - theo ba tôi, con gái không cần học chữ nhiều - đi học nữ công gia chánh để chuẩn bị làm vợ làm mẹ sau này.

  • NGUYỄN KHẮC PHÊ                       Ghi chép Chỉ còn một thời gian ngắn nữa, Đại hội Nhà văn Việt Nam (ĐHNV) lần thứ 8 sẽ họp tại Hà Nội. So với các Đại hội chuyên ngành văn học nghệ thuật khác, hầu như lần nào ĐHNV cũng “xôm trò” hơn, được dư luận chú ý hơn.