Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.
Mùa đông năm 1979 ở Liên Xô (tác giả đeo kính ngồi hàng trên, cùng các du học sinh quốc tế)
Choáng ngợp với hệ thống tàu điện ngầm
Chúng tôi choáng ngợp trước một thành phố to đẹp. Cái gì cũng lạ lẫm. Nhớ lần đầu tiên đi tàu điện ngầm (metro), tôi cùng một anh bạn trong túi chỉ có mỗi ruble cũng quyết đi khám phá. Giá vé tàu điện ngầm chỉ 5 copec, nếu bạn không lên mặt đất thì 5 copec có thể đi tất cả các tuyến từ sáng sớm đến đêm. Đến ga gần Trường Tổng hợp Lomonoxop, chúng tôi phải quan sát một lúc lâu xem cách thức người dân bản địa qua cửa kiểm soát thế nào mới dám bỏ đồng 5 xu ấy vào khe để qua cửa kiểm soát. Mọi thứ hoàn toàn tự động. Cầu thang máy dẫn xuống sâu hun hút dưới lòng đất. Bước vào sân ga là cảnh tượng vô cùng hoành tráng. Phải nói các nhà ga metro của Moscow rất đẹp, mỗi ga có kiến trúc riêng như một công trình nghệ thuật.
Quy hoạch mạng lưới các tuyến và bến ga metro cũng rất hợp lý, khoa học, liên kết chặt chẽ với bến, nhà ga các phương tiện giao thông trên mặt đất, thuận lợi cho hành khách. Nghe nói khi duyệt thiết kế hệ thống metro này, Stalin trầm ngâm suy nghĩ rồi cầm chiếc ly cà phê úp xuống bản thiết kế các tuyến ngang, dọc, nói phải thêm đường vòng tròn này nữa. Đứng chờ ở ga, vài phút có một chuyến tàu đi, đến, giờ cao điểm thì chỉ 1 phút. Hàng ngày hệ thống metro này chuyên chở mấy triệu lượt hành khách. Thời kỳ chiến tranh chống phát xít Đức các công trình xây dựng dân dụng đều dừng lại, riêng công trình này vẫn được tiếp tục. Quan sát chỉ riêng hạ tầng giao thông cũng thấy tiểm lực của đất nước Xô Viết lớn nhường nào.
Con người đôn hậu
Được tuyển chọn từ những người đạt điểm cao nhất tại kỳ thi đại học trong nước, nên đối với chúng tôi việc học tập không quá khó khăn, nhất là các môn khoa học tự nhiên. Chúng tôi còn phụ đạo cho các bạn sinh viên khác. Nhưng năm đầu tiên thì đúng là cực hình. Lên giảng đường nghe giảng mà chẳng hiểu các thầy cô nói gì, chẳng ghi chép được gì, nhất là các môn như Triết học, Kinh tế chính trị học, Lịch sử Đảng cộng sản Liên Xô… Tối về phải mượn vở bạn Nga chép lại, rồi tra từ điển, học từ mới… Những năm sau thì khá hơn do vốn tiếng Nga tốt hơn. Đúng là học ngoại ngữ tốt nhất là được tiếp xúc thường xuyên với người bản xứ. |
Sáu năm sống và học tập ở Liên Xô, được tiếp xúc với nhiều người từ thầy cô giáo, bạn bè sinh viên đến người dân thường gặp trên đường phố, cảm nhận chung của tất cả lưu học sinh chúng tôi là người Nga và các dân tộc khác của đất nước Xô Viết đều rất đôn hậu, tốt bụng. Nếu bạn hỏi đường họ không những chỉ dẫn cặn kẽ mà có thể còn dắt bạn đến tận nơi. Một lần vào mùa đông 1981 lên thăm thành phố Leningrad (Saint Petebourg bây giờ), tôi hỏi đường đến ký túc xá Học viện Lâm nghiệp, mấy thanh niên người Nga dẫn tôi đến tận cửa ký túc xá rồi mới quay lại hàng trăm mét dưới trời tuyết rơi trắng xóa.
Đầu năm 1979 tôi đang học tiếng Nga ở Trường Hóa dầu Bacu, Thủ đô nước Cộng hòa Azerbaijan thuộc Liên Xô thì chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Chúng tôi biết tin này thông qua những người bạn Liên Xô. Lên lớp, thầy cô giáo và bạn bè đều nhìn chúng tôi với con mắt lo âu. Họ hỏi Hà Nội cách Lạng Sơn bao xa, nhà mày có gần chiến trường không, tổn thất của Việt Nam mấy ngày qua có lớn không…? Họ lo lắng cho Việt Nam như chính cho họ vậy. Cảm động nhất là phong trào phản đối chiến tranh, ủng hộ Việt Nam do các bạn Liên Xô tổ chức rất rầm rộ. Hàng chục cuộc mít tinh, tuần hành của thanh niên, sinh viên thu hút rất nhiều sinh viên các nước khác tham dự.
Ngày ấy, thỉnh thoảng vào dịp nghỉ hè chúng tôi được đi lao động tình nguyện, thường là về các vùng phía nam ấm áp giúp thu hoạch nho, táo hoặc bẻ hoa thuốc lá ở các nông trang tập thể. Đây mới thực sự là cánh đồng bát ngát cò bay. Ô tô chạy hàng giờ mới hết cánh đồng nho. Những người Nga đi làm cùng bảo nho ngọt lắm đấy, chúng mày cứ chén thỏa thích. Bọn sinh viên chúng tôi làm thì ít, nô nghịch thì nhiều, mệt nhưng vui.
Tôi nhớ hình như vào mùa hè năm 1983, tôi được đi dự Liên hoan Thanh niên hai nước Việt Nam - Liên Xô do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Lênin và Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức ở thành phố Kazan - thủ phủ của Cộng hòa Tatarstan thuộc Liên bang Nga. Bạn tổ chức rất chu đáo, trọng thị, với tinh thần đoàn kết hữu nghị mẫu mực, làm chúng tôi và các thanh niên khác ở trong nước sang dự hết sức cảm động…
Gần 40 năm đã trôi qua, tôi cũng chưa có cơ hội quay lại nước Nga. Có thể bây giờ nước Nga đã khác xưa nhiều lắm. Ký ức về nước Nga, về Liên Xô, về những người thầy, người bạn nhiều khi hiện ra cứ như mới ngày hôm qua. Sáu năm sống và học tập ở Liên Xô đối với tôi thực sự là những năm tháng không thể nào quên.
BỬU Ý
Ngược dòng thời gian, nhẩm tính lại, tôi gặp Nguyễn Đức Sơn lần đầu tiên lúc nào? Chắc hẳn là dịp tôi làm thư ký tòa soạn cho tạp chí Mai.
Kỷ niệm 75 năm Cách mạng tháng Tám (19/8/1945 - 19/8/2020) và Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2020)
MAI AN NGUYỄN ANH TUẤN
PHI TÂN
Làng Đại Lộc quê tôi cách biển không xa, nhưng người làng tôi không một ai biết đi biển đánh cá. Nghề đi biển là của những người đàn ông làng biển.
LÊ QUỐC HÁN
Huy Cận (31/5/1919 - 19/2/2005) là một trong những nhà thơ xuất sắc trong phong trào Thơ Mới (1939 - 1945). Nhiều nhà phê bình xếp ông cùng với Xuân Diệu, Nguyễn Bính và Hàn Mặc Tử vào hàng “tứ bất tử” trong thi ca Việt Nam của thời kỳ này.
BÙI KIM CHI
Tôi rời trường xưa, Đại học Sư phạm Huế chạm ngưỡng 50 năm. Bàng hoàng. Xao xuyến. Thuở vàng son của những tháng năm cũ vẫn lặng lẽ theo tôi, giao cảm tuyệt vời.
NGUYỄN XUÂN HOA
NGUYỄN KHẮC PHÊ
Sáu chục năm trước, tôi chỉ là người hoạt động văn nghệ “tay trái”, vì “tay phải” còn lo làm công ăn lương. Sau khi rời ngành giao thông 1974 cho đến lúc về hưu năm 1999, thì làm văn nghệ cả hai tay!
DƯƠNG PHƯỚC THU
Theo báo Quyết Chiến, Cơ quan Thành bộ Việt Minh Thuận Hóa, về sau là của Việt Minh Nguyễn Tri Phương (bí danh của tỉnh Thừa Thiên), do nhà báo Vĩnh Mai (bí danh và cũng là bút danh của Nguyễn Hoàng) làm chủ bút; các nhà báo Nguyễn Đức Phiên, Vĩnh Hòa, Nguyễn Cửu Kiếm kế nhau làm quản lý và trị sự.
TRẦN NGUYÊN HÀO
Bác Hồ là người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam, là người sáng lập và linh hồn của nhiều tờ báo vô sản đầu tiên trong lịch sử báo chí ở nước ta và trên thế giới.
Kỷ Niệm 130 Năm Ngày Sinh Chủ Tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2020)
VÕ VÂN ĐÌNH
PHẠM XUÂN PHỤNG
Về quê mẹ là về quê nội của mạ mình, tức là làng Tân Xuân Lai thuộc xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Còn “Quê Mẹ” là nhan đề một bài thơ của Tố Hữu viết về quê hương mình (cả quê nội lẫn quê ngoại), mà địa danh đại diện trong bài là Huế: “Huế ơi! Quê mẹ của ta ơi!”
Kỷ niệm 45 năm ngày thống nhất Đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020)
PHONG LÊ
ĐÔNG HÀ
Người ta mỗi ngày thường hay nhìn tới để đi, nhưng cũng nhiều lúc, chọn cho mình một góc riêng tư, lại thường nhớ về những nỗi nhớ.
XUÂN CỬU
Kỷ niệm 45 năm ngày giải phóng Thừa Thiên Huế
BÙI HIỂN
Giữa năm 1949, lúc ấy tôi đang là ủy viên kiểm tra sở thông tin tuyên truyền liên khu IV, ông Hải Triều gợi ý tôi nên đi công tác một chuyến vào vùng tạm chiếm Bình Trị Thiên.
LÊ QUANG THÁI
Nhà thơ Nguyễn Khoa Vy (1881-1968) ở làng An Cựu, phủ Thừa Thiên, bút hiệu Thảo Am, đã sáng tác bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú theo hạn mỗi câu có tên một con thú.
ĐỖ QUÝ DÂN
Có lẽ tất cả những ai lớn lên ở Việt Nam đều biết đến nước mắm. Và đây chỉ là một câu chuyện. Một câu chuyện có chút liên quan đến nước mắm. Câu chuyện này cũng liên quan đến một người đàn bà được hoặc bị người ta gán cho cái tên Nước Mắm, hoặc Mắm, nếu người ta lười, chỉ muốn dùng một chữ để cho tiện gọi tên.
HỒ NGỌC DIỆP
Rất nhiều nhà viết sử, làm văn ao ước một lần được Bác Hồ tiết lộ một chút đời tư, nhưng may mắn đó chỉ thuộc về một người, đó là cố Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới, nhà nghiên cứu, nhà báo, nhà văn Sơn Tùng.
CHÍ QUANG
Tết Nguyên đán là ngày lễ hội lớn nhất trong năm của toàn dân tộc. Những nghi lễ, tập tục ngày Tết biểu hiện đậm nét văn hóa Việt Nam, chứa đựng tổng thể văn hóa tâm linh, văn hóa ứng xử, văn hóa giao tiếp, văn hóa nghệ thuật trong đời sống.