LÊ VĨNH THÁI
"Câu chuyện đồi chè" - Ảnh: Phạm Bá Thịnh
Ký ức làng
nơi dòng sông qua
con đường
những cây cầu nối ngày về trĩu hạt
những mảng mùa xa vun vút cánh đồng
ngày con về
thăm thẳm chiều xanh
thiếu nữ vui bên bồ thóc
dòng sông Bồ bãi xanh màu mới
nhớ, ngày con xa
mùa năm ấy quê mình mưa bão tan hoang
trong ký ức con trù phú những cánh đồng
giờ về giữa mùa mới làng ơi
con về lòng rộn rã bước vui
nhớ buổi sáng của mấy mươi năm trước
bình minh reo ca
ngày về, Quảng Thọ
những đóa hoa vàng trổ nụ
những bàn tay đầy tắp luống xanh
những con đường nối ánh mắt vui
có ngày dài như đi trong chiều ướt đẫm
có ngày dài như lần được gặp lại nhau...
ôi buổi chiều
buổi chiều vàng lên trong mắt
vui trong mỗi bước chân đi
buổi chiều reo lại những sớm mai
trong nắng mới trổ màu lúa mới
chiều qua sông nhớ chuyện người đem thân đổi nước
thân quế này chẳng tiếc, tình chi
những câu chuyện hồng trang sử quê hương
người lái đò mang đầy sử tích
và người giữ yên bờ cõi Thuận Hóa - Phú Xuân
bảy trăm năm,
con về đây giữa một ngày...
con về đây, Quảng Thọ và cây trái
luống rau xanh, lối mới những con đường
lòng hò reo, bao năm giờ trong chớp mắt
có bao giờ vui như hôm nay...
(SĐB9-12)
LÊ TẤN QUỲNH
PHẠM TẤN HẦU
NGÔ MINH
LÊ HUỲNH LÂM
TRẦN VÀNG SAO
LÊ THỊ MÂY
Nguyễn Thanh Văn sinh tại Huế, hiện sống ở Tp HCM. Anh đã xuất bản: Bài ca buồn gửi cố hương (2001), Lỡ hội trăng rằm (2004), Dự cảm (2011).
BẠCH DIỆP
NGUYỄN QUANG HÀ
HẢI BẰNG Tặng Nguyễn Khoa Điềm
LÊ THỊ MÂY
VÕ QUÊ
LGT: Ưng Bình Thúc Dạ Thị sinh ngày 9 tháng 3 năm 1877 tại Vĩ Dạ, Huế. Là chắt nội của vua Minh Mạng, hoạn lộ hanh thông, nhưng có lẽ vốn cũng là cháu nội nhà thơ Tuy Lý Vương nên ông đắm đuối trải lòng với thi ca.
LGT: Thơ, có thể không phải là câu chữ, có thể chỉ dành cho một số rất ít, đặc biệt điều đó càng được khẳng định trong thời đại ngày nay. Điều đáng nói đã được tác giả diễn ngôn và thi ca là những gì còn lại phía bên trong mỗi tâm hồn, như một sự khải huyền của thế giới khác trao gửi chúng ta. Trong chừng mực nào đó, Bạch Diệp đã tiếp nhận âm hưởng của thi ca từ bên ngoài rào cản duy lý. Đó là phần tinh túy của thơ chỉ dành riêng cho những thi sĩ không bị chi phối ở bất kỳ hoàn cảnh nào. Sông Hương giới thiệu ba bài thơ mới nhất của Bạch Diệp.
XUÂN HOÀNG
Năm 1813, Nguyễn Du trở lại Thăng Long, chuẩn bị cho chuyến đi sứ sang Trung Quốc, dưới triều Nguyễn. Bấy giờ Nguyễn Du đã ngoài 40 tuổi, đã chứng kiến sự thay đổi của ba triều đại phong kiến, sự đổ vỡ, tàn lụi của chính gia đình ông, một gia đình quan lại lớn, gắn bó với các triều đại ấy.
L.T.S: Trần Vàng Sao tên thật là Nguyễn Đính, sinh năm 1942 ở Vỹ Dạ, Huế. Anh là một trong những sinh viên đầu tiên tham gia cách mạng ở Huế trong kháng chiến chống Mỹ.
HỒNG NHU
VIÊM TỊNH