TÔN THẤT BÌNH
Kim Long (còn được gọi là Kim Luông) vốn là đất các chúa Nguyễn chọn nơi lập phủ từ năm 1636 đến 1687. Năm 1687 chúa Nguyễn Phúc Trăn mới dời phủ về Phú Xuân, cách Kim Long chỉ 3 cây số, dọc theo bờ Sông Hương.
Ảnh: internet
Từ đó, Kim Long được làm nơi thờ các chúa Nguyễn, nhưng các dấu tích một thời vàng son vẫn còn bóng dáng: Chùa chiền, đền đài, dinh thự cổ kính của các ông Hoàng, bà chúa, thế gia vọng tộc ở Huế dù mang nét rêu phong vẫn tiềm tàng vẻ đẹp xưa.
Đấy là một vùng đất có truyền thống văn hóa: Chùa Linh Mụ trên đồi Hà Khê; Văn Thánh, Võ Thánh, trường Quốc Tử Giám, trường thi đều được xây dựng tại Kim Long. Đây còn là nơi Lê Quý Đôn ung dung dạo chơi lúc rảnh rỗi và có công khai canh làng Xuân Hòa (1). Con gái Kim Long nổi tiếng đẹp, nết na và đảm đang, làng An Ninh dệt vải, các xóm thôn ở Kim Long có truyền thống làm mứt bánh, chẳng thế mà dân gian vẫn lưu truyền câu ca dao:
Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi.
Nét quanh co uốn lượn của giòng Hương trên đồi Vọng Cảnh đến địa phận Kim Long trở nên mênh mang, êm ả. Cô gái chèo thuyền trên sông có thể giãi bày tâm tư bằng câu hò mái nhì man mác:
Kim Long dãy dọc tòa ngang,
Em chèo một chiếc thuyền nan về Sình
Đôi đứa mình lỡ hẹn ba sinh
Có mần răng đi nữa cũng trọn tình với nhau.
Cảnh sắc Kim Long nhờ Sông Hương trở nên hữu tình. Trải bao năm tháng, Kim Long vẫn gây được cảm xúc thi tứ dạt dào trong lòng khách tha phương. Nhà thơ Nam Trân chẳng thể giấu tình cảm của mình trong "Huế đẹp và thơ":
Thuyền nan đủng đỉnh sau hàng phượng,
Cô gái Kim Luông yểu điệu chèo
Tôi xuống thuyền cô, cô chẳng biết
Rằng thơ thấy đẹp phải tìm theo...
Do một vùng đất có truyền thống văn hóa như vậy, Kim Long ngày xưa cũng như hiện tại vẫn giữ được những nét đáng yêu. Đây là vùng của dinh thự, phủ đệ bao đời trước, các nhà - vườn tiêu biểu ở Huế, lối kiến trúc lập vườn không chỉ chú trọng đến kinh tế mà còn đậm đà nét văn hóa trong bố cục tổng thể. Đây còn là vùng văn nghệ dân gian nổi tiếng, nơi tập trung các tay hò, các nghệ sĩ đàn lão luyện, nơi mà các sinh hoạt rộn rã vui tươi một thời của ngày Tết còn dư âm mãi cho đến những năm đầu thế kỷ XX này. Có thể kể ở vùng này, trong những ngày Xuân, dân gian đã có những sinh hoạt khá phong phú: chơi bài thai, bài chòi, bài vụ, xem hát bội, đua trãi, đá gà. Nổi tiếng nhất là ở dinh bà chúa Tám với các trò chơi đá gà thai đố. Cạnh đó là trường hát bội một thời vang bóng (2) nơi tụ họp các danh tài như Giáo Khế, Cửu Am sắm kép, đào thì có cô Tư Huệ danh sắc một thời.
Trong những trò chơi ngày Tết ở Kim Long, đáng tìm hiểu nhất là trò chơi đố thai thường diễn ra hàng năm tại các dinh phủ ông Hoàng, bà chúa, các thế gia vọng tộc hoặc các nhà trí thức, hò bài thai trong dân gian được bày khắp các nẻo đường thôn xóm.
Đố thai là một trò chơi đố chữ vừa thanh nhã lại dung hợp được tính dân gian và bác học, ai cũng có thể tham dự đố thai. Đây là một trò chơi cốt thử thách trí thông minh, tài sử dụng ngôn ngữ.
Ban tổ chức chơi đố thai thường dán một câu thách đố bằng thể thơ lục bát dân gian vào cái lồng đèn lớn treo trước dinh; người tham dự nhìn vào câu thơ, suy ngẫm cách giải dựa vào chìa khóa hướng dẫn trả lời ở chữ đả (đánh) viết cuối câu. Đánh sai sẽ được nghe vài tiếng mỏ lốc cốc, nếu đánh trúng, một hồi trống vang dội, tiếp đó ban tổ chức sẽ cho người bưng quà tặng đặt trên một chiếc khay nhỏ đến thưởng tận tay người dự đoán, quà thường là những kỷ vật có giá trị.
Như vậy người chơi sẽ không mất tiền đoán mà chỉ được thưởng nếu thông minh, lanh trí đáp trúng.
Nhiều giai thoại xung quanh cuộc chơi đố thai này được lưu truyền.
Một dịp Tết nọ, tại dinh bà Chúa Tám có câu thai đố:
Có ăn mà chịu đã xong
Không ăn mà chịu cực lòng gian nan.
Đả: Mộc danh và nhân danh.
Câu này thật khó đánh, thường thì chỉ một lời đáp, hoặc mộc danh (tên cây) hoặc nhân danh (tên người). Tên cây và tên người phải xuất phát từ địa phương. Nhiều người đoán nhưng chẳng ai trúng, sau cùng ông Lý Đài, một người có tính nghịch ngợm, ưa trêu cợt người khác giải được bằng câu vần:
Chưởi cây bưởi nghe, mụ nghè làm chứng
Một hồi trống vang lên tán thưởng cho tài lanh trí của ông. Ông đã đoán được thâm ý của người ra câu thai kia muốn nhắm vào ông mà châm chọc, vì mụ Nghè ông quen chồng chết đã lâu.
Cũng nên lưu ý rằng vùng Kim Long đất tốt, rất thích hợp để trồng thanh trà, bưởi, mít... những cây lưu niên có giá trị kinh tế.
Một lần khác, câu thai đố ra khá hóc hiểm, tuy xuất phát từ một câu ca dao trữ tình đầy ý nghĩa và nhiều người biết:
Thương nhau cởi áo cho nhau.
Về nhà mẹ hỏi qua cầu gió bay
Đả: Dụng cụ
Ông Bá Đảo làng Xuân Hòa đã thắng cuộc thi giải đáp:
Thương nhau cho nhau áo, mẹ hỏi nói dối qua cầu gió bay, đó là con dấu.
Thế đó! Muốn giải thai đố cần phải vận dụng trí thông minh, tài ngôn ngữ và thêm một ít tinh thần trào phúng nữa.
Nhiều câu thai đố lại thử thách tài năng bác học. Lối chiết tự chữ Hán cũng được sử dụng, ví như câu:
Chán chi gỗ mít, gỗ xoan,
Tạm dùng lếu láo vài gian tu hành.
Đả: Chữ
Đáp: Chữ đẳng 等 gồm bộ trúc (tre) ở trên, chữ tự (chùa) ở dưới. Chùa được dựng bằng tre.
Đố thai là một trò chơi của trí thức ngày tết, hò bài thai là một trò chơi dân gian, dùng hình thức thai đố bằng câu hò. Căn cứ trên 30 con bài tới có những tên lạ lùng, mộc mạc, những hình tượng, vật thể, con người gần gũi với quần chúng: Xơ, nhọn, tám tiền, xe, nghèo, gà, lá liễu, đỏ mỏ, rún, voi, sưa, dày, quăng, thầy, tứ cẳng, nọc đượng...
Từ lâu bộ bài tới trở thành một bộ bài phổ biến trong dân gian dùng để chơi bài nọc, bài chòi, bài tới, bài thai. Với trò chơi bài thai, người chơi phải vận dụng trí thông minh mà đoán tên con bài, sau khi nghe một câu hò du dương đầy tính trữ tình của người hò cái: Đây là trò chơi có ăn tiền, nhưng không nặng tính chất sát phạt. Người chơi được thưởng gấp 8 đến 10 lần số tiền đặt nếu đánh trúng con bài thai. Nhưng niềm vui lý thú hơn là được nghe câu hò ân ái, đầy ý nghĩa mà người tham dự phải suy luận theo lối dân gian mới dễ đánh trúng, vì cách suy diễn để đoán con bài thai khác hẳn lối suy luận để đoán tên trong đố thai.
Ví dụ như câu:
Chàng đừng lời thở tiếng than mà thiếp đau lòng xót dạ,
Đêm em nằm nơi trướng hạ, thấy anh sao đặng chừ.
Đạo làm con là do quyền thầy mẹ, tấm thân của em chừ như ngọn cỏ đá dằn.
Ví dầu thầy mẹ không thương chàng đi nữa em đây cũng vô lòn ra cúi để lời nỉ tiếng năn cho thương chàng.
Đó là con rún, lối giải thích như sau.
Phận làm con đành vô lòn ra cúi cho nên dù cha mẹ có làm gì cũng bầm gan tím ruột mà chịu, nhưng lòng tựa như rún bị cắt hai.
Lối suy diễn để giải con bài thai trên quả là chơn chất mộc mạc; có thể suy diễn theo nhiều cách khác nhau, đó là mẹo mực của người cái. Bộ bài tới có 30 tên con bài nên dễ có nhiều lời giải cho một câu hò. Ví như câu này:
Tay chàng vén mùng rồi là tay chàng bưng chén thuốc,
Đỡ em ngồi dậy vội vuốt Cúc Hoa Khuyên em uống chén thuốc này cho bệnh khỏi tai qua
Sợ em cho số ba mươi thiên tào dĩ tận rứa thì ai bỏ cá với cơm và cho hai con.
Giải thích: Con ầm. Sợ cho em số ba mươi thiên tào dĩ tận khi nớ em lên Trời bỏ con.
Câu trên có thể suy diễn thành con tử (chết) lấy từ con bài: thái tử; hoặc con liễu, ám chỉ người phụ nữ.
Có lẽ người cái không thể dùng một logích chặt chẽ để giải con bài, nếu vậy ai cũng có thể đánh trúng. Đôi khi lại còn dùng phương cách đánh tráo ý nghĩa ngôn từ để giải. Câu hò bài thai sau là một ví dụ:
Chàng nghe thiếp phân mấy lời sau trước,
Trở lui về mượn người mai chuốt mối dong
Qua thưa thầy thầy không đẹp dạ, thưa mẹ mẹ chẳng vừa lòng.
Mẹ với thầy chê chàng ở xứ quê mùa thôn dã nên chi đôi đứa chìm nổi linh đinh với rứa hoài.
Đó là con trường ba.
Giải thích: vì thầy mẹ không vừa lòng nên duyên đôi ta ba chìm ba nổi.
Rõ ràng là người cái đã đánh tráo ý nghĩa ngôn từ. Theo thể thức thi hương ngày trước, vượt qua được 3 trường gọi là tam trường (trường ba); nhưng ở câu này, người cái bỏ từ trường, chỉ lấy từ ba, trong con bài trường ba để giải thích là ba chìm ba nổi. Qua cách giải thích này, nếu không quen với lối suy diễn dân gian khó có thể đánh trúng con bài thai được úp ở dưới chiếu.
Chơi bài thai ở Kim Long trong những ngày xuân phổ biến cho đến ngày Giải phóng. Các nghệ nhân hò bài thai nổi tiếng ở đây vẫn còn được nhân dân nhắc nhở (3) mỗi lần tiết Xuân trở lại trên vùng đất cổ ấy, với niềm luyến tiếc xa xôi một trò chơi dân gian thanh nhã, cũng như đố thai đầy tính thanh lịch ở phủ bà chúa Tám.
T.T.B
(TCSH40/01-1990)
-----------------
(1) Giữa ở miếu khai canh làng Xuân Hòa hiện còn có câu:
Bổn thổ hộ bộ Thượng thơ kiêm binh bộ Hành hạ Thuận Hóa Quảng Nam đẳng xứ Lê Tướng công tôn thần
Dân Xuân Hòa cử tên gọi đôn nhà, chỉ gọi là nóc nhà, lấy ngày Lê Quý Đôn về xứ (25 tháng 9 Âm Lịch) để làm lễ kỵ ông khai canh hàng năm.
(2) Trường hát này do bà chúa Tám cùng chồng là phò mã Năm (thường gọi là ông Phò năm), ông Ưng Duy (tục danh là Hầu Bảy), ông Nguyễn Mộng Thạch (Nghè Quang) và ông Thập Bối thành lập.
(3) Ông Nguyễn Ao sinh năm 1918 tại Huế và con gái là Nguyễn thị Cúc, người đã sáng tác các câu hò trích dẫn ở trên.
LTS: Đại Học Huế đang ở tuổi 50, một tuổi đời còn ngắn ngủi so với các Đại học lớn của thế giới. Nhưng so với các Đại học trong nước, Đại Học Huế lại có tuổi sánh vai với các Đại học lớn của Việt như ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Trên hành trình phát triển của mình, Đại Học Huế đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế, giáo dục, văn hoá ở miền Trung, Tây Nguyên, đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao cho khu vực và cả nước. Nhân dịp kỷ niệm này, TCSH phân công ông Bửu Nam, biên tập viên tạp chí, trao đổi và trò chuyện với PGS.TS. Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Đại Học Huế. Trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuộc trò chuyện này.
VÕ ĐẮC KHÔICó một thời người Huế loay hoay đi vỡ núi, phá rừng trồng khoai sắn. Có một thời người Huế tìm cách mở cảng nước sâu để vươn ra biển lớn, hay đón những con tàu viễn xứ xa xôi. Cả nước, các tỉnh thành láng giềng như Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng cũng đều ra sức làm như thế, sao ta có thể ngồi yên?
TRẦN ĐÌNH SƠNĐất Việt là cái nôi sinh trưởng của cây trà và người Việt biết dùng trà làm thức uống thông thường, lễ phẩm cúng tế, dâng tặng, ban thưởng từ hàng ngàn năm nay.
NGUYỄN XUÂN HOÀNGTừng là đất Kẻ Chợ – kinh đô triều Nguyễn xưa, ẩm thực Huế dựa trên nền tảng triết lý của cái đẹp, món ăn món uống phải ngon nhưng nhất thiết phải đẹp, vị phải đi với mỹ, thiếu mỹ thì không còn vị nữa.
TRƯƠNG THỊ CÚCTrong vô vàn những bài thơ viết về Huế, hai câu thơ của Phan Huyền Thư dễ làm chúng ta giật mình:Muốn thì thầm vuốt ve Huế thật khẽLại sợ chạm vào nơi nhạy cảm của cơ thể Việt Nam (Huế)
FRED MARCHANT(*) Trong chuyến viếng thăm Huế lần thứ hai vào năm 1997, tôi làm một bài thơ đã đăng trong tập thứ hai của tôi, Thuyền đầy trăng (Full Moon Boat). Bối cảnh bài thơ là một địa điểm khảo cổ nổi danh ở Huế. Có thể nói là bài thơ này thực sự ra đời (dù lúc đó tôi không biết) khi nhà thơ Võ Quê đề nghị với tôi và các bạn trong đoàn ghé thăm Đàn Nam Giao trước khi đi ăn tối ở một quán ăn sau Hoàng Thành bên kia sông Hương.
TRẦN KIÊM ĐOÀNDu khách là người trong mắt nhìn và qua cảm nhận của chính người đó.
TRƯƠNG THỊ CÚCTừ buổi hồng hoang của lịch sử, hình ảnh ban đầu của xứ Huế chỉ thấp thoáng ẩn hiện qua mấy trang huyền sử của đất nước Trung Hoa cổ đại. Tài liệu thư tịch cổ của Trung Quốc đã kể lại từ năm Mậu Thân đời vua Đường Nghiêu (2353 năm trước Công nguyên), xứ Việt Thường ở phương Nam đã đến hiến tặng vua Nghiêu con rùa thần từng sống qua ngàn năm tuổi.
HỒ ĐĂNG THANH NGỌCCó một hiện tượng lịch sử lý thú, ở những nơi khác vốn dĩ bình thường nhưng ở Huế theo tôi là rất đặc biệt, đó là tại mảnh đất này sau hơn ba mươi năm ngày đất nước thống nhất, đã hình thành một thế hệ nữ doanh nhân thành đạt giữa chốn thương trường.
MINH TÂMTôi nghe bà con bán tôm ở chợ Bến Ngự kháo nhau: Dân nuôi tôm phá Tam Giang đã xây miếu thờ “Ông tổ nghề” của mình gần chục năm rồi. Nghe nói miếu thờ thiêng lắm, nên bà con suốt ngày hương khói, cả những người nuôi tôm ở tận Phú Lộc, dân buôn tôm ở Huế cũng lặn lội vượt Phá Tam Giang lễ bái tổ nghề.
PHẠM THỊ ANH NGA"Hiểu biết những người khác không chỉ đơn giản là một con đường có thể dẫn đến hiểu biết bản thân: nó là con đường duy nhất" (Tzvetan Todorov)
TRẦN ĐỨC ANH SƠNSau hơn 1,5 thế kỷ được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ của Đàng Trong, đến cuối thế kỷ XVIII, Huế trở thành kinh đô vương triều Tây Sơn (1788 - 1801) và sau đó là kinh đô của vương triều Nguyễn (1802 - 1945).
TRƯƠNG THỊ CÚC Sông Hương là một trong những nét đẹp tiêu biểu của thiên nhiên xứ Huế. Sông là hợp lưu của hai nguồn Hữu Trạch, Tả Trạch, chảy qua vùng đá hoa cương cuồn cuộn ghềnh thác, đổ dốc từ độ cao 900 mét đầu nguồn Hữu trạch, 600 mét đầu nguồn Tả trạch, vượt 55 ghềnh thác của nguồn hữu, 14 ghềnh thác của nguồn tả, chảy qua nhiều vùng địa chất, uốn mình theo núi đồi trùng điệp của Trường Sơn để gặp nhau ở ngã ba Bàng Lãng, êm ả đi vào thành phố, hợp lưu với sông Bồ ở Ngã Ba Sình và dồn nước về phá Tam Giang, đổ ra cửa biển Thuận An.
Chúng ta biết rằng trong thời đại ngày nay, khi đầu tư xây dựng những cơ sở nhằm đáp ứng nhu cầu cao của người đi du lịch, văn hóa ẩm thực được xem như là cánh cửa đầu tiên được mở ra để thu hút du khách.
Chúng tôi đi thăm đầm chim Quảng Thái, theo ông Trần Giải, Phó chủ tịch huyện Quảng Điền.
I. Chúng tôi xin tạm hiểu như sau về văn hóa Huế. Đó là văn hóa Đại Việt vững bền ở Thăng Long và Đàng Ngoài chuyển vào Thuận Hóa - Phú Xuân.
Thúng mủng Bao La đem ra đựng bột. Chiếu Bình Định tốt lắm ai ơi. Tạm tiền mua lấy vài đôi. Dành khi hiếu sự trải côi giường Lào.
LTS: Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong hiện đang dạy tại trường đại học Kent State thuộc tiểu bang Ohio, . Đây là một trong những bài trích ra từ cuốn Hồi ký âm nhạc, gồm những bài viết về kinh nghiệm bản thân cùng cảm tưởng trong suốt quá trình đi đó đây, lên núi xuống biển, từ Bắc chí Nam của ông để sưu tầm về nhạc dân tộc. Được sự đồng ý của tác giả, TCSH xin trân trọng giới thiệu cùng độc giả.
Từ sau ngày giải phóng đến nay, tôi chưa một lần gặp lại Anh hùng Vai và Anh hùng Kan Lịch. Về Huế hoài nhưng lên A Lưới lại không đủ giờ và không dễ dàng gì. Những năm trước, đường về A Lưới còn chật hẹp, lổm chổm đất đá, lại hay sạt lở... đi về rất khó khăn và phải mất vài ngày. Đến Huế vào mùa khô thì lại ít thời giờ. Về Huế dịp mùa mưa thì đường về A Lưới luôn tắc nghẽn.
Tế lễ, giỗ chạp, cúng kỵ gắn với người Huế rất sâu. Hình như nhạc lễ cổ truyền xứ Huế cũng hình thành từ đó. Món ăn Huế được chăm chút, gọt tỉa để trở thành một thứ nghệ thuật ẩm thực cũng từ đó. Màu sắc, mẫu mã của nhiều loại trang phục Huế cũng từ đó mà được hoàn chỉnh, nâng cao. Cả những phong cách sinh hoạt nói năng, thưa gởi, đứng ngồi, mời trà, rót rượu... đầy ý tứ của vùng đất nầy cũng đi từ những buổi cúng giỗ đượm mùi hương trầm.