Nhà thơ Phạm Tấn Hầu - Ảnh: Lê Vĩnh Thái
1 Tôi đang trở về đây. Tôi trở về trong mỗi ngày qua và trong niềm mơ mộng của tôi Xứ sở của chim câu và của màu hoa phượng đang lay động dòng máu của tôi Đang lay động, có phải không? Bởi một chiếc rễ cây sâu xa nào đó trên vừng trán âm u của một góc phố nội thành đã gọi đúng tên tôi như đụng phải chiếc chuông rè tê tái làm ngân lên một nỗi nhớ mênh mang *** Tôi đang trở về đây. Tôi trở về bởi không thể nào chịu nổi tiếng nói của mình cứ bị uốn cong và tắc dần đi trong cổ họng Như một con chim bị bóp nghẹt lẻ loi Tôi trở về đặng lấy lại lời ca còn ở đâu đây trên những chùm cây nhãn *** Tôi đang trở về đây. Tôi trở về trong mỗi ngày như hạt bụi trở về trên đường phố tôi yêu để nghe từng tiếng guốc bình yên vẫn gõ nhẹ mơ hồ theo một nhịp thở nào của phố phường sâu lắng Tôi thấy đã khuất xa rồi vậy mà vẫn đợi Một cái gì đây từ quá khứ sinh sôi ở trong đá trên cây hay giữa lòng bàn tay chạm trổ run run khi tách khỏi đường nét già nua một hình dáng mới Tôi không thể nào nói hết nhưng tôi đã cảm nghe trên thân thể dịu mềm kia đang trở mình lặng lẽ Như tiếng trả lời lặng lẽ của con tim Một tiếng trả lời rất nhỏ Rất nhỏ thôi để tự mình phải lật lại hoài từng chữ Như chính mình đang tự hứa trước tình yêu. 2 Tôi vốn là một chàng trai và là một đứa trẻ chỉ biết tin vào ánh mắt của Người thôi Cái chàng trai trong muôn kẻ si tình đã dạo gót khắp nơi chỉ để khắc họa vẻ đẹp của Người sâu trong cuộc đời say đắm vẻ đẹp cũ và vẻ đẹp mới lấm trên tay tôi bột tả với hồ *** Tôi trở về đây, nơi tôi đã yêu và đã từng vấp ngã đã buồn vui khi gạn đục khơi trong tập nói tiếng của Người trong sáng Và có khi tôi rơi vào thất vọng như rơi vào vòng tay nhân ái mẹ tôi (có lẽ tôi đã khóc) Nào ai biết vì sao mất mát bao nhiêu vẫn trở lại đây để gieo trồng hy vọng Bên dòng sông này, dưới chân thành ấy Đâu chỉ lật lên những dấu tích héo khô? 3 Ôi xứ sở của tôi chất ngất những đền đài và điệu hát giàu có hơn một vừng trăng và chiếu ngời trầm tưởng Chỉ để chia xẻ cho ai những vần thơ bay bổng thôi sao! Ôi tấm khăn bằng gấm hoa trải rộng nhưng bên trong ruột gan của mình con phượng hoàng đang cồn cào đập cánh Nó đập trúng giữa lồng ngực tôi Như tiếng giáng bổ của tình yêu và niềm khát vọng của tôi *** Tôi đang trở về đây. Tôi trở về bởi không thể nào chịu nổi tiếng đập cánh thiêng liêng kia ngày một lớn ngay giữa trái tim tôi. 12-12-1984 (13/6-85) |
NGÔ MINHThơ tặng tuổi 50
NHẤT LÂMBên hồ Thanh Thủy
NGUYỄN QUANG HÀTổ Quốc
NGÔ MINHThơ đề trên phiến mai non
ĐỖ VĂN KHOÁILần đầu với Thanh Hóa
Võ Quê - Thanh Tú - Nhật Hoài Phương - Liễu Thượng Văn
NGUYỄN QUANG HÀ Bút ký thơ
Minh ơi Gửi hương hồn em tôi
TRẦN HOÀNG PHỐ ĐÔNG HÀ NGUYỄN THIỀN NGHI
Sinh năm 1973, quê Đại Lộc, Quảng Nam. Hiện là giảng viên Hán Nôm, Khoa văn ĐHSP Huế.Thơ anh giàu cảm xúc, luôn bộc lộ những ưu tư, khao khát. Tất cả những gì anh viết là nỗi niềm chân thực như chính bản thân anh.
Hoa hồng
Giếng làng
Quê ở Kim Long - Huế, hiện sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh.Có nhiều thơ in báo, in tuyển tập, in chung và 2 tập riêng: Lan miền Hương Ngự (năm 2000), Biếc xanh em (năm 2004).Đã là phái đẹp, hơn nữa lại đẹp trên xứ sở “mĩ miều” vốn nổi tiếng đất kinh kì (Kim Luông có gái mĩ miều/Trẫm thương trẫm nhớ trẫm liều trẫm đi) lại còn làm thơ như chính Nàng thơ tuỳ nhiên “hiển thị”.Thơ Võ Ngọc Lan hồn nhiên mà kín đáo, dung dị mà đằm thắm... Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ mới của chị.
LTS: Trong những ngày cuối tháng 6, đầu tháng 7. 2009. Trại sáng tác VHNT Quảng Điền 2009 đã được tổ chức bên bờ biển thôn Tân Mỹ ngập tràn nắng gió. Nhiều giai điệu đã được cất lên trong âm vang sóng vỗ. Nhiều dòng thơ đã được khơi nguồn cảm hứng từ trầm tích văn hóa Tam Giang. Sông Hương xin giới thiệu một số tác phẩm đó do các văn nghệ sĩ vừa mới chuyển về.
Tên thật là Nguyễn Minh Châu, sinh năm 1947 tại Diễn Thành, Diễn Châu, Nghệ An. Hiện sống và viết tại Hà Nội.Là thương binh 2/4, từng đánh giặc và làm thơ ở các mặt trận Trị Thiên, Tây Nguyên, Nam Bộ từ năm 1966 cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.Thơ Châu Nho xuất hiện lần đầu trên văn đàn cùng thời với Hữu Thỉnh, Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh, Phạm Tiến Duật v.v...Sau một thời gian khá dài phải vừa chạy chữa vết thương ở chiến trường tái phát, vừa lo ngăn chặn “vết thương” ở thương trường có thể xảy ra, anh lại tự “cân bằng” mình với thơ.Sông Hương trân trọng giới thiệu chùm thơ của anh viết về Huế và về đời thường người thương binh trong công cuộc đổi mới.
Sinh năm: 1949Quê quán: Lệ Thuỷ, Quảng BìnhTốt nghiệp Trường Viết văn Nguyễn Du (Khoá 1)Hội viên Hội Nhà văn Việt NamUỷ viên Ban Chấp hành Hội Nhà Văn Việt Nam
LTS: Xưa nay, trong đời thường, vẫn có những người làm thơ một cách lặng lẽ rồi lại đem cất giấu đi cũng rất lặng lẽ. Về phương diện này, họ sống như những người mai danh ẩn tích. Hẳn bạn đọc còn nhớ, hơn chục năm trước, một cán bộ văn phòng Hội Nhà văn đã gây ngạc nhiên trên văn đàn với hiện tượng thơ Phùng Khắc Bắc từ hiệu ứng lặng lẽ ấy. Đó là khi qua đời, người ta đã phát hiện ra di cảo thơ của ông, rồi đem in, rồi được giải thưởng, rồi nó mang tên tuổi ông vào chễm chệ trong Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX.Chúng tôi có ý định dành cho bạn đọc một sự ngạc nhiên mới nhưng rất đáng tiếc là người thơ lặng lẽ ở đây vẫn muốn được “bình an” và chỉ đồng ý công bố tác phẩm với bút danh Trà Mi.Cái tên rất mới với Sông Hương và cũng sẽ rất lạ với bạn đọc, nhưng thơ Trà Mi đã có giọng riêng ở đẳng cấp chuyên nghiệp tự bao giờ. Xin mời bạn đọc thử xem có đúng vậy không?
VĨNH NGUYÊNTên thật: Nguyễn Quang VinhSinh ngày 3-11-1943Quê quán: Quảng BìnhHội viên Hội Nhà văn Việt Nam
BỬU NAMINhiều khi tham thiền ta nhìn bóng ta trên váchChín con mắt linh hồn mở chín cõi xa xămLòng vọng tưởng ta thường mường tượng tới Gió xuân thì thổi rợn những đêm xanh
NGÔ MINHGió nồm Tặng Hoàng Vũ Thuật