ĐỨC SƠN
Minh họa: Nhím
Khúc hát mưa trên sông Hương
Hát khúc mưa
Mặc xối dòng, bọt tung như sao
Bọt rắc giữa rung cảm tuôn trào
Anh đừng tiếc nuối
Em hát điệu lý qua sông
Giờ này anh xa vắng
Xa vắng im lìm
Có mưa và em
Em vuốt vắng xa âm âm, cõi sấp ngửa chốn xa xăm
Vuốt mưa nối ngày cho vươn chồi mưa
Chưa cách biệt anh
Mưa tiếp dòng sông này xôn xao hoài niệm
Xôn xao nổi chìm mối tình
Chở tưởng niệm khúc hát mưa
Biết là chưa biệt tăm
Còn ngoái nhìn trắng nước,
trắng tóc, trắng trời ngước trắng
Chưa trắng lòng thấu xa xăm
Thôi đừng hoài cảm
Chảy dòng trong đục
Biết là tiếng hát sông mưa,
Tiếng em vi vút lời nguyền
Như ánh vũ huyền
Đằm tiếng thời gian
Như đá tảng cơn mê dòng trĩu trĩu
Của khát khao mưa buồn trên sông
Đừng khản lòng biến sắc dòng yêu kiều
Em ca vang, ca lên thanh lịch trầm tích thế gian
Muôn vàn mặc định
Ca mưa muôn thuở
Ca lời bầy chim cánh đập những rặng vườn
Ca vang con đò, ơi con đò
Xúm tụm lạch sông, hạ nguồn
Trao cho nhau gáo nước
Trong trẻo tình yêu
Mái chèo ngược gió, ngược mưa
Ngược thế kỷ tiếng chuông chùa
Triền lau trắng cơn mưa
Đồi chập chùng
Thèm thuồng em hát cơn mưa ban đầu
Triền hoa mua, hoa sim
Đồi và sông là Huế mình mặc định
Mặc định tiếng hát buộc chân cầu
Tình sông Hương, hãy hát như trời mưa đậm xối
(TCSH343/09-2017)
LÊ HUỲNH LÂM
NGÔ MINH
NGUYỄN KHẮC THẠCH
PHẠM BÁ NHƠN
Nếu như “Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xoáy sâu và bi kịch tình yêu và bi kịch con người thời hậu chiến với những ám ảnh chiến tranh thì Trần Vàng Sao đã tái hiện sắc nét một tiếng khóc lớn của những người đã hy sinh trong chiến tranh nhưng vẫn mang trọn nỗi bi kịch - bi kịch của liệt sĩ thời hậu chiến.
LÊ VĨNH THÁI
NGUYỄN TRỌNG TẠO
LÊ VĨNH THÁI
NGÔ CÔNG TẤN
ĐỨC SƠN
HẢI BẰNG
NGUYÊN QUÂN
NGÔ MINH
(Trích)
55 năm qua, từ những giảng đường Đại học Huế, biết bao thế hệ cầm bút đã đem tâm tình của mình viết thành lịch sử. Trong khuôn khổ kỷ niệm 55 năm thành lập Đại học Huế, TCSH xin giới thiệu chùm thơ của một số tác giả quen thuộc. Sự chọn lựa này không mang tính đại diện cho những thế hệ ở Đại học Huế, nhưng đây là những tên tuổi đã ít nhiều góp phần quan trọng cho sự phong phú đa dạng của một xứ sở được tôn vinh là của thi ca.
"đòi hỏi một chủ nghĩa anh hùng lâu dài nhất, kiên trì nhất, khó khăn nhất của công tác quần chúng và hằng ngày"
LÊNIN
BẠCH DIỆP
LTS: Nhà thơ Ngô Kha sinh năm 1935 tại Huế, dạy văn ở trường Quốc Học Huế khoảng từ 1960-1973. Bạn đọc ở các đô thị miền Nam trước đây đã từng biết Ngô Kha qua hai tập thơ buồn của anh: Hoa cô độc (1962) và Ngụ ngôn của người đãng trí (1969).
QUỐC MINH
LÊ VĨNH THÁI