Khúc hát mưa trên sông Hương

09:09 15/09/2017


ĐỨC SƠN

Minh họa: Nhím

Khúc hát mưa trên sông Hương

Hát khúc mưa
Mặc xối dòng, bọt tung như sao
Bọt rắc giữa rung cảm tuôn trào


Anh đừng tiếc nuối
Em hát điệu lý qua sông
Giờ này anh xa vắng
Xa vắng im lìm
Có mưa và em
Em vuốt vắng xa âm âm, cõi sấp ngửa chốn xa xăm
Vuốt mưa nối ngày cho vươn chồi mưa
Chưa cách biệt anh
Mưa tiếp dòng sông này xôn xao hoài niệm
Xôn xao nổi chìm mối tình
Chở tưởng niệm khúc hát mưa


Biết là chưa biệt tăm
Còn ngoái nhìn trắng nước,
trắng tóc, trắng trời ngước trắng
Chưa trắng lòng thấu xa xăm
Thôi đừng hoài cảm
Chảy dòng trong đục
Biết là tiếng hát sông mưa,


Tiếng em vi vút lời nguyền
Như ánh vũ huyền
Đằm tiếng thời gian
Như đá tảng cơn mê dòng trĩu trĩu
Của khát khao mưa buồn trên sông
Đừng khản lòng biến sắc dòng yêu kiều
Em ca vang, ca lên thanh lịch trầm tích thế gian
Muôn vàn mặc định
Ca mưa muôn thuở
Ca lời bầy chim cánh đập những rặng vườn
Ca vang con đò, ơi con đò
Xúm tụm lạch sông, hạ nguồn
Trao cho nhau gáo nước
Trong trẻo tình yêu
Mái chèo ngược gió, ngược mưa
Ngược thế kỷ tiếng chuông chùa
Triền lau trắng cơn mưa
Đồi chập chùng
Thèm thuồng em hát cơn mưa ban đầu
Triền hoa mua, hoa sim
Đồi và sông là Huế mình mặc định


Mặc định tiếng hát buộc chân cầu
Tình sông Hương, hãy hát như trời mưa đậm xối


(TCSH343/09-2017)




 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • HẢI BẰNG

  • PHẠM TẤN HẦUKhúc hát nhỏ gởi thành phố của tôi

  • Võ Quê sinh năm 1948 tại An Truyền, Hương Phú, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Võ Quê làm thơ từ năm 16 tuổi và có thơ in trên các sách báo văn nghệ tiến bộ ở miền Nam từ năm 1968. Nguyên là trưởng ban báo chí Tổng hội sinh viên Huế, anh đã bị ngụy quyền bắt giam ở Côn Đảo năm 72 và năm 73 được thả, thoát ly lên chiến khu. Anh là một nhà thơ được quần chúng yêu mến trong phong trào đấu tranh của sinh viên học sinh miền Nam.

  • TRẦN HOÀNG PHỐ         Để tưởng nhớ nhà thơ Ngô Kha và Trần Quang Long đã hy sinh

  • VĨNH NGUYÊNDòng sông cảm nhận

  • PHẠM NGUYÊN TƯỜNGCà phê với bạn thơ ở Sài gòn

  • FAN TUẤN ANHĐoản khúc số 56

  • LÂM THỊ MỸ DẠThiên thạch

  • HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG       Kính tặng Hà Nội - Trái tim

  • THÁI NGỌC SANHà Nội của tôi

  • HỒNG NHUNhặt được ở sổ tay 1

  • PHẠM TẤN HẦU            Để nhớ TNS“tiếng thét trong bóng đêm mới mẻ, chỉ cần hát và chỉ cần khóc”                                                J.BRODSKY

  • NGUYỄN KHẮC THẠCHNgón trăng1

  • LTS: Tại nhà thờ họ Lê của làng Mỹ Lợi, huyện Phú Lộc, vào tháng 10 năm 1950 đã diễn ra Hội nghị Họp ban thành lập Hội Văn nghệ Thừa Thiên, đánh dấu sự ra đời sớm nhất của một hội văn nghệ địa phương trong cả nước. Kỷ niệm 60 năm sự kiện đầy thiêng liêng và ý nghĩa ấy, những ngày tháng Tám, Trại sáng tác Về Nguồn đã được Hội LH VHNT tổ chức ngay tại mảnh đất Mỹ Lợi.

  • LTS: Đào Tấn (1845-1907) nhà thơ, nghệ sĩ tuồng xuất sắc. Ông đã ở Huế nhiều năm, viết nhiều vở tuồng có giá trị trong văn học sử Việt Nam. Cảnh sắc thiên nhiên và con người Huế cũng là nguồn cảm hứng của thơ, từ của ông. Chúng tôi xin giới thiệu một số thơ, từ của Đào Tấn viết về miền đất sông Hương qua bản dịch của nhà nghiên cứu tuồng Vũ Ngọc Liễn.

  • LÊ VĨNH THÁIKhi chúng ta không là của nhau

  • LTS: Ngô Minh sinh ngày 10-9-1949 tại An Thủy, Quảng Bình. Bắt đầu in thơ từ năm 1975. Được giải thưởng thơ hay báo Nhân dân 1978…Ngô Minh đã từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam nhiều năm, vì thế thơ anh viết về nhiều đề tài cuộc sống, nhưng vẫn mang đầy hơi thở của một người lính: sâu đằm, bỏng cháy…