Không đăng cai ASIAD: Quyết định hợp lòng dân

09:36 18/04/2014

Đây thật sự là một quyết định rất hợp lý, đúng với nguyện vọng của đông đảo nhân dân cả nước.

Việc tổ chức một kỳ ASIAD là quá khả năng của Việt Nam

Như vậy, sau nhiều lần bàn bạc, chiều 17/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẩn trương làm việc với Hội đồng Olympic châu Á (OCA) và các đối tác liên quan để có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội. Việt Nam sẽ xin đăng cai tổ chức ASIAD vào thời điểm thích hợp.

Với những người yêu thể thao, việc được chứng kiến một kỳ ASIAD tại Việt Nam không khác gì trong mơ. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ ước mơ xa vời và đó là một quyết định đúng.

GDP Việt Nam năm 2013 là xấp xỉ 176 tỷ USD, trong khi đề án tổ chức ASIAD được đưa ra với kinh phí 150 triệu USD. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia đây là một con số không tưởng. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khi trả lời báo chí cũng cho rằng với số tiền 150 triệu USD ta không thể tổ chức được một kỳ ASIAD.

Chính phủ đã nhìn thẳng vào thực tế đó là Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế - xã hội trong nước còn nhiều khó khăn. Chúng ta không thể bỏ tiền “tấn” khi đất nước còn nghèo, người dân còn nhiều nơi còn phải chạy ăn từng bữa. Nếu vẫn cố đăng cai ASIAD 18 sẽ mang tới rất nhiều rủi ro.

Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra chỉ đạo hoàn toàn hợp lòng dân bởi vì ASIAD là đấu trường lớn, nhiều môn thể thao còn xa lạ và không phù hợp với chúng ta. Hơn nữa, thành tích của TTVN tại ASIAD phải nhìn nhận thẳng là càng ngày càng kém. Chúng ta hiện tại không có một VĐV nào có thể dễ dàng giành HCV của đại hội. Nếu nước chủ nhà thi đấu kém cỏi thì sẽ là phản ứng ngược.

Nói cho cùng, mục tiêu chính của các kỳ đại hội thể thao cũng là phổ biến thể thao đến với người dân để qua đó giúp người dân thêm yêu và tập luyện thể thao nhằm nâng cao thể chất của người dân. Tuy nhiên, khi mà những đồng tiền từ thuế của người dân dùng để nâng cấp những công trình cho cuộc chơi lớn và sau đó để nó "mọc rêu, xuống cấp" hoặc sử dụng sai mục đích giống như một số công trình phục vụ SEA Games 22 thì sẽ chẳng có ai ủng hộ.

Vẫn biết rằng, bỏ đăng cai ASIAD sẽ phần nào mất đi uy tín của Việt Nam trên bình diện quốc tế. Nhưng, nếu cứ cố tình đăng cai trong tình cảnh kinh tế hạn hẹp, tổ chức nhếch nhác, thiếu chuyên nghiệp, người dân không đồng tình thì như vậy, uy tín còn mất đi gấp nhiều lần.

Xin lấy ví dụ của Singapore, năm 1973, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã có phát biểu gây chấn động. Ông cho rằng thời điểm đó, thay vì chạy đua theo thể thao chuyên nghiệp thành tích cao, Singapore chỉ nên phát triển thể thao cộng đồng, thể thao học đường. Chưa đầy một năm sau phát biểu của ông, tức đầu năm 1974, Ủy ban Olympic Singapore tuyên bố trả quyền đăng cai ASIAD 1978. Cho tới nay, quốc đảo sư tử vẫn chưa hề đăng cai ASIAD dù họ có đủ tiềm lực, họ dùng số tiền đó để đầu tư trực tiếp cho những người dân nước mình.

Quyết định xin rút không đăng cai tổ chức ASIAD 18 thật sự sáng suốt, hợp ý, hợp lòng dân và tin chắc rằng sẽ được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ.

Theo VOV

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Bạo lực học đường - một vấn đề tưởng chừng rất cũ nhưng lại luôn mới, bởi ngày nào chúng ta chưa tìm ra cách xử lý căn cơ, tận gốc rễ của vấn đề thì ngày ấy, nó vẫn còn là một nỗi nhức nhối của ngành giáo dục và của cả cộng đồng.

  • Năm 2020 ghi nhận nhiều diễn biến thiên tai rất bất thường, cực đoan, xảy ra trên nhiều vùng, miền của cả nước. Tính từ đầu năm đến nay, đã xảy ra 16 loại hình thiên tai; trong đó có 13 cơn bão trên Biển Đông; 264 trận dông, lốc, mưa lớn trên 49 tỉnh, thành phố. Đỉnh điểm là đợt mưa lũ lớn lịch sử từ ngày 6 đến 22-10 đã gây thiệt hại lớn tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên Huế. Ngoài ra, hạn hán, xâm nhập mặn nghiêm trọng, sạt lở bờ sông, bờ biển, sụt lún đê biển cũng xảy ra trên diện rộng tại đồng bằng sông Cửu Long.

  • Cho đến nay, đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, giải pháp phong tỏa kiểm soát lây lan dịch bệnh trong cộng đồng được áp dụng rộng rãi ở các quốc gia, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tinh thần của người dân, đặc biệt là các cộng đồng yếu thế nhiều nơi trên thế giới.

  • Theo giám tuyển nghệ thuật, dịch giả Nguyễn Như Huy, gần đây dòng sách nghệ thuật bỗng được quan tâm, đặc biệt là với sự xuất hiện của tác phẩm Câu chuyện nghệ thuật với độ dày gần 688 trang cùng giá bìa lên đến 999.000 đồng.

  • Xã hội hóa (XHH) văn hóa nghệ thuật (VHNT) ở TPHCM có tốc độ khá nhanh nhưng vẫn còn đó những vấn đề trầm kha. Ngoài sự thiếu giám sát chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước về VHNT, còn có sự dễ dãi, thiếu chiều sâu của chính các đơn vị tham gia công tác XHH.

  • Sau nhiều lần cách tân, sân khấu nghệ thuật chèo vẫn không thoát khỏi những khó khăn. Nhiều nghệ sĩ cho rằng, để chèo được tái sinh thì phải thiết kế lại tư duy để chèo thu hút khán giả.

  • Khi được hỏi, người thầy đầu tiên của bạn là ai? - nhiều bạn trẻ có cùng chung đáp án: Không ai khác chính là cha, mẹ!

  • Nói việc thiện thì dễ, làm việc thiện mới khó. Cổ nhân đã dạy như vậy và xem chừng vẫn luôn là chân lý...

  • Những ngày này, lũ chồng lũ, bão số 8 dự báo sắp tràn về miền Trung khốn khổ, chính quyền phải huy động đến 700.000 bộ đội ứng phó với bão.

  • Thỉnh thoảng, một vài bạn bè trên mạng xã hội (MXH) của tôi lại đăng thông tin “thoái ẩn”, như một lời cáo biệt với cộng đồng. Sau một thời gian, có người quay trở lại, có người bặt vô âm tín.

  • Liên quan đến câu chuyện phát triển văn hóa đọc, vào ngày 6-10, ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, đã trình bày chuyên đề Hoạt động xuất bản, phát triển văn hóa đọc: Thách thức - cơ hội - những kiến nghị và công việc cần làm trước đại diện đến từ các nhà xuất bản (NXB), công ty sách tại TPHCM.

  • Trong thiên phóng sự tháng Tám “Sáng, Mê” đăng trên tuần báo Tiểu thuyết thứ Bảy năm 1949, nhà văn Vũ Bằng có thuật lại quang cảnh sau: “Từ đầu tháng, những hàng bánh Trung thu không còn thiếu một cách quảng cáo gì mà không đem ra dùng. Báo chí. Truyền thanh bươm bướm”. Các nhà buôn xưa đã hăm hở “quảng cáo”, “PR” cho nhãn hiệu bánh của mình.

  • TRANG TUỆ

    “Tuổi già và dòng chảy thời gian dạy ta mọi thứ”
                                       (Sophocles)

  • Ký ức hiện lên trên hình con vật tinh xảo, ngộ nghĩnh, trên từng lớp giấy nhiễu, vải hay giấy bóng kính của chiếc đèn Trung thu tưởng chừng đã bị lãng quên. Nói như nhà nghiên cứu Trịnh Bách: “Bắt đầu từ ấy mà khơi lên, mà thắp sáng con đường tìm về nét đẹp truyền thống. Cũng là trả lại phong vị cho mùa trăng tháng Tám vốn hàm chứa bao giá trị văn hóa dân tộc”.

  • Trước khi đọc bài viết này, xin hãy dành một ít phút tự hỏi chính mình rằng: Bạn có tự hào khi nói “Tôi là người Việt Nam” không?

  • Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, từ đầu năm đến nay sân khấu Việt Nam đã bị ảnh hưởng khá nặng nề khi các nhà hát, đơn vị nghệ thuật phải tạm dừng hoạt động. Trong khoảng thời gian này, các nghệ sĩ, diễn viên đã miệt mài tập luyện, để giờ đây khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, nhiều sân khấu trong cả nước đã “sáng đèn” trở lại với những vở diễn mới phục vụ công chúng.

  • Sau 3 ngày làm việc, Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Điện ảnh Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã kết thúc và ra mắt Ban chấp hành mới.

  • Đây là chủ đề nội dung chia sẻ của Đức Dalai Lama trong chương trình đối thoại trực tuyến toàn cầu, diễn ra hồi giữa tháng 8 do Viện Hòa bình Hoa Kỳ (United States Institute of Peace - USIP) tổ chức.

  • Chúng ta đang trong giai đoạn “dầu sôi lửa bỏng” khi dịch bệnh hoành hành, gây nên vô số hệ lụy trong đời sống. Trên khắp thế giới và cả trong nước, các mặt kinh tế - xã hội đều ngổn ngang những vấn đề.

  • Sau khi đắc quả A-la-hán, Tôn giả Mục-kiền-liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòng vô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng bỏn sẻn tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!