Không đăng cai ASIAD: Quyết định hợp lòng dân

09:36 18/04/2014

Đây thật sự là một quyết định rất hợp lý, đúng với nguyện vọng của đông đảo nhân dân cả nước.

Việc tổ chức một kỳ ASIAD là quá khả năng của Việt Nam

Như vậy, sau nhiều lần bàn bạc, chiều 17/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ Ngoại giao và Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội khẩn trương làm việc với Hội đồng Olympic châu Á (OCA) và các đối tác liên quan để có phương án phù hợp rút đăng cai, không tổ chức ASIAD 18 tại Hà Nội. Việt Nam sẽ xin đăng cai tổ chức ASIAD vào thời điểm thích hợp.

Với những người yêu thể thao, việc được chứng kiến một kỳ ASIAD tại Việt Nam không khác gì trong mơ. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ ước mơ xa vời và đó là một quyết định đúng.

GDP Việt Nam năm 2013 là xấp xỉ 176 tỷ USD, trong khi đề án tổ chức ASIAD được đưa ra với kinh phí 150 triệu USD. Tuy nhiên, theo nhiều chuyên gia đây là một con số không tưởng. Ngay cả Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh khi trả lời báo chí cũng cho rằng với số tiền 150 triệu USD ta không thể tổ chức được một kỳ ASIAD.

Chính phủ đã nhìn thẳng vào thực tế đó là Việt Nam đang chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình kinh tế - xã hội trong nước còn nhiều khó khăn. Chúng ta không thể bỏ tiền “tấn” khi đất nước còn nghèo, người dân còn nhiều nơi còn phải chạy ăn từng bữa. Nếu vẫn cố đăng cai ASIAD 18 sẽ mang tới rất nhiều rủi ro.

Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra chỉ đạo hoàn toàn hợp lòng dân bởi vì ASIAD là đấu trường lớn, nhiều môn thể thao còn xa lạ và không phù hợp với chúng ta. Hơn nữa, thành tích của TTVN tại ASIAD phải nhìn nhận thẳng là càng ngày càng kém. Chúng ta hiện tại không có một VĐV nào có thể dễ dàng giành HCV của đại hội. Nếu nước chủ nhà thi đấu kém cỏi thì sẽ là phản ứng ngược.

Nói cho cùng, mục tiêu chính của các kỳ đại hội thể thao cũng là phổ biến thể thao đến với người dân để qua đó giúp người dân thêm yêu và tập luyện thể thao nhằm nâng cao thể chất của người dân. Tuy nhiên, khi mà những đồng tiền từ thuế của người dân dùng để nâng cấp những công trình cho cuộc chơi lớn và sau đó để nó "mọc rêu, xuống cấp" hoặc sử dụng sai mục đích giống như một số công trình phục vụ SEA Games 22 thì sẽ chẳng có ai ủng hộ.

Vẫn biết rằng, bỏ đăng cai ASIAD sẽ phần nào mất đi uy tín của Việt Nam trên bình diện quốc tế. Nhưng, nếu cứ cố tình đăng cai trong tình cảnh kinh tế hạn hẹp, tổ chức nhếch nhác, thiếu chuyên nghiệp, người dân không đồng tình thì như vậy, uy tín còn mất đi gấp nhiều lần.

Xin lấy ví dụ của Singapore, năm 1973, Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu đã có phát biểu gây chấn động. Ông cho rằng thời điểm đó, thay vì chạy đua theo thể thao chuyên nghiệp thành tích cao, Singapore chỉ nên phát triển thể thao cộng đồng, thể thao học đường. Chưa đầy một năm sau phát biểu của ông, tức đầu năm 1974, Ủy ban Olympic Singapore tuyên bố trả quyền đăng cai ASIAD 1978. Cho tới nay, quốc đảo sư tử vẫn chưa hề đăng cai ASIAD dù họ có đủ tiềm lực, họ dùng số tiền đó để đầu tư trực tiếp cho những người dân nước mình.

Quyết định xin rút không đăng cai tổ chức ASIAD 18 thật sự sáng suốt, hợp ý, hợp lòng dân và tin chắc rằng sẽ được nhân dân nhiệt liệt ủng hộ.

Theo VOV

 

 

Đánh giá của bạn về bài viết:
0 đã tặng
0
0
0
Bình luận (0)
  • Quảng Trị được coi là một bảo tàng chiến tranh lớn, ở đó có những bảo tàng chiến tranh nhỏ, nơi ghi dấu ấn đau thương và hào hùng đã đi vào lịch sử.

  • Nhà thơ Phạm Tiến Duật năm 2002, khi vào tuổi 61, đã đưa ra mười tiêu chí để xác định “thế nào là nhà văn già”. Tỷ như nhà văn già là nhà văn thích đề tặng và chú thích, thích quản lý người khác mà không quản lý chính mình, thích chê bai xã hội, phàn nàn đủ thứ và tỏ ra mình là người lịch lãm, chỉ không biết chê chính cái mình viết ra…

  • Trong những ngày cuối tháng 5/2015, dư luận khắp nơi tỏ vẻ đồng tình với phát biểu tại Quốc Hội của Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ (Phó giám đốc Học viện Quốc phòng): “Tội tham ô, tham nhũng mà không tử hình thì không hợp lòng dân, bởi tham nhũng không phải là những người nhỏ mà đều là người làm to có chức có quyền, đục khoét công quỹ, bóc lột nhân dân. Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng. Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa”.

  • Khái niệm không gian văn hóa của các dòng sông đã rõ ràng và cụ thể khi liên quan đến quy hoạch cảnh quan kiến trúc của đô thị. Nhưng ngoài quy hoạch đô thị, không gian đó không chỉ gói gọn ở các điểm nhấn kiến trúc nhà cửa, cầu và cây xanh.

  • Khai thác các di tích văn hóa- lịch sử vào mục đích du lịch đang trở thành một hướng đi được quan tâm đầu tư của nước ta nói chung, Nghệ An nói riêng bởi có lẽ đó là cách hiệu quả hàng đầu để quảng bá những giá trị văn hóa của một vùng miền mà không cần phải tốn quá nhiều lời.

  • Cô bé Lolita dạo chơi đến Việt Nam gần đây đã làm nổ ra một sự “mất đoàn kết” không nhỏ trong giới dịch thuật. Thậm chí, có khi người ta chú ý đến chuyện nóng bỏng của “trường văn trận bút” nhiều hơn là chú ý đến vẻ đẹp của cô ấy, hay nói cách khác, giá trị của bản thân tác phẩm của Vladimir Nabokov.

  • Truyền thông tạo định kiến “người Israel chuyên đánh bom cảm tử”, “người Anh lãnh đạm và xa cách”, nhưng văn chương liên kết nhân loại bằng những câu chuyện giản dị. Chủ đề này được nói đến trong Những ngày Văn học châu Âu tại Hà Nội.

  • Không phải là những người đầu tiên nảy ra ý tưởng biến các khoảng đất trống ở Hà Nội thành sân chơi cho trẻ em nhưng họ là những người đầu tiên thực hiện thành công ý tưởng đó - chúng tôi muốn nói đến các bạn trẻ trong nhóm tình nguyện “Nghĩ về sân chơi trong thành phố” (Think Playgrounds - TPG).

  • Nhân dịp tái bản có sửa chữa Lolita, dịch giả An Lý, người biên tập bản tiếng Việt lần này,  có bài viết về tác phẩm mà lịch sử xuất bản của nó sang các thứ tiếng khác dường như chịu một lời nguyền cho những bản dịch lại, hoặc những bản dịch liên tục sửa chữa.

  • Văn hóa đọc của Việt Nam không hề suy đồi? Vấn đề là giới trẻ của chúng ta đang quan tâm gì và đọc gì?

  • Robert Lucius - giám đốc chương trình khu vực châu Á, Tổ chức Humane Society International, một tổ chức bảo vệ động vật quốc tế hơn 60 năm - đã trở lại Việt Nam trong một chuyến đi đặc biệt khi Việt Nam đã làm ông thay đổi cuộc đời của mình, từ một sĩ quan quân đội ông trở thành nhà hoạt động bảo vệ động vật.

  • Trách nhiệm giáo dục thuộc về ai? Gia đình, nhà trường hay xã hội? có nhiều người đổ lỗi cho đó là bị tác động bởi "mặt trái của kinh tế thị trường".

  • Con số 6.200 nói lên điều gì...!

    6.200 người bị nhập viện do ẩu đả trong dịp tết nguyên đán Ất Mùi 2015 nói lên điều gì, chẳng phải là bạo lực đang lên ngôi!

  • Xem lễ hội ở xứ ta dễ có cảm giác mình bị dẫm nát như những cánh hoa trên Đường hoa xuân. Lễ hội Việt hiện đại, không khéo, trở thành đồng nghĩa với từ vandalism – nôm na là hủy hoại các giá trị văn hóa nhân loại.

  • Tưởng lì xì con trẻ là... chuyện nhỏ, nhưng thật ra có rất nhiều điều đáng bàn quanh câu chuyện lì xì đầu năm.

  • Cần có một cơ quan kiểu như Trung tâm Bảo vệ quyền tác giả Âm nhạc Việt Nam trong lĩnh vực báo chí và các cơ quan báo chí cần phải liên kết lại trong cuộc chiến chống vi phạm bản quyền báo chí. Đó là giải pháp được nhiều đại biểu đồng tình nhất tại Hội thảo "Vấn đề Bản quyền báo chí trong kỷ nguyên số" được tổ chức ngày 28/1 tại TP.HCM.

  • Theo thống kê của Cục Xuất bản-in-phát hành, năm 2014 ngành xuất bản đã tăng 50 triệu bản sách so với 10 năm trước.

  • Đó là một trong những vấn đề đã được đưa ra thảo luận sôi nổi tại buổi tọa đàm với chủ đề “Những cuốn sách làm ô nhiễm môi trường giáo dục thanh thiếu niên - Thực trạng và Giải pháp”, do Hội xuất bản Việt Nam tổ chức vào sáng nay 21/1 ở TPHCM.

  • Tiếp theo Thánh Gióng, lại thêm một vị “Tứ Bất tử” nữa của người Việt Nam được dựng tượng. Đó là Đức Thánh Tản, hay Tản Viên Sơn Thánh, hay gọi một cách học trò là Sơn Tinh, gắn với truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh.

  • “Phải xem hành lang pháp lý cho văn hóa còn thiếu cái gì. Cái gì lỗi thời rồi cần đổi mới, cái gì mâu thuẫn cần điều chỉnh”, GS-TS Phùng Hữu Phú, Phó chủ tịch Hội đồng Lý luận T.Ư, nói tại hội thảo quốc gia Những giải pháp tổ chức triển khai Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người VN đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.