Nhà thơ Thanh Thảo - Ảnh: muctim
(Trích) Tôi xoay những ô vuông. Bài hát “Những người bạn chết”. Tấm tăng xám quấn thân hình bạn. Không một chút lễ nghi. Đất nơi bạn nằm bên ngoài biên giới . Một lần nữa, đất rơi xuống. Xin nhớ: không phải đất mà là Tổ quốc, lặng lẽ phủ trên thi hài người lính trẻ. Tôi xoay những ô vuông. Đột ngột, những cánh rừng mọc dậy. Một chiếc lá rơi vang khẽ. Mùa xuân giữa sóng âm và hơi. Buổi sáng tôi ra suối rửa mặt. Đá như người già ngồi im hút thuốc. Tôi xoay những ô vuông. Màu vàng chanh: em bé nhỏ dưới những chùm quả sấu. Yên lành của đêm mưa. Hình như lúc ấy chưa có ai nói tục, không nghe tiếng chửa thề ngoài phố. Không khí cũ đi một cách dễ chịu. Tôi xoay những ô vuông. Những cánh võng loáng thoáng dưới rừng già. Những đứa em tôi nói toàn chuyện vui. Nhưng đã xuất hiện vài kẻ lười biếng và ích kỷ. Có anh chàng tên là Sanh, ngoài bốn mươi tuổi chuyên ngủ khi mọi người dọn bãi, lấy nước, nấu cơm… chuyên xơi của người khác, cho đến điểm tập kết, khi chúng tôi đã cạn sạch lương thảo thì anh ta vẫn trữ trong bòng hơn nửa ký bột ngọt, mấy ký đường… sau đó chừng nửa năm, anh ta đi chiêu hồi. Tôi xoay những ô vuông. Trạm 79 đường dây. Anh họa sĩ cho nhóm sốt rét chúng tôi mấy lạng đường. Anh đang ra Bắc, còn chúng tôi tiếp tục vào Nam. Mười hai năm sau, thìa đường anh cho vẫn còn ngọt trong cổ tôi. Xin chúc anh vẽ được nhiều bức tranh đẹp. Xin chúc mừng thìa đường ngọt mãi. Tôi xoay những ô vuông. Đôi khi, những đồ vật đã che khuất chúng ta. - còn sự thành đạt? - đôi khi, nó cũng là một thứ đồ vật - như một chiếc áo đẹp, một căn phòng đầy đủ tiện nghi - nó làm ta thấy dễ chịu - thấy mình hơn những người khác - hơn cả những đồng đội của mình đã chết??? Tôi xoay những ô vuông. Những luồng sáng ngắt. Trong một thoáng nó soi rõ những kẻ hở, những mối hàn, những góc khuất còn chưa được sắp xếp, những chỗ ta thường vất bừa bãi nhiều thứ, những chỗ ta ít muốn cho người khác nhìn thấy. Tôi xoay những ô vuông. Anh y tế Hải Ba, quê Hà Nam Ninh, vốn là giáo viên dạy văn. Khiêm nhường như con gái, anh phục vụ ở bệnh viện binh trạm và kín đáo làm thơ. Anh là người đầu tiên tôi chép tặng mấy bài thơ mới viết trên đường, cũng là người đầu tiên tin rằng tôi có thể làm thơ. Bây giờ, anh ở đâu? Đây là những dòng nhắn tin ngắn ngủi, mong anh sớm nhận được. Tôi xoay những ô vuông. Muôn năm những tình thương đầy hiệu quả! Không sướt mướt, không đãi bôi, đã thương là phải giúp được nhau, dù một chút. Mang ba-lô đỡ bạn qua đoạn dốc, kiếm nắm rau rừng nấu canh tổ ba người ăn mát ruột, xé nửa tấm đắp của mình đổi một chú cầy tơ cho đơn vị cải thiện… Khi vỡ ra điều ấy, tôi biết, mình đã bươn được quãng căng nhất của con dốc. Tôi xoay những ô vuông. Những màu sắc chưa đồng nhất. Ru-bích một trò chơi kỳ lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp lại những ý nghĩ. Có hàng tỷ cách sắp xếp. Ru-bích - đó là cấu trúc của thơ. Tôi xoay những ô vuông. Màu trắng bên màu đen. Màu trắng như cánh cửa mở vào ánh trăng. Màu đen như khu rừng đầy bóng tối. Em ở xa em chỉ hiện về trong nỗi nhớ đầy trăng anh không thể ngủ không thể ngủ dù đêm rất bình yên… Tôi xoay những ô vuông. Đêm bình yên. Có thật anh yêu em là hạnh phúc? Có thật nếu thiếu anh em sẽ thiếu hạnh phúc? Buổi chiều anh đi bộ qua cầu Long Biên, lành lạnh, ráng đỏ dần dần chìm xuống sông Hồng… Và trước anh, thành phố lên đèn! Tự nhiên thấy ấm áp, anh mong và tin sẽ gặp em, như anh gặp thành phố. Tôi xoay những ô vuông. Cuộc chiến tranh của em. Ở đó, em một mình phải chịu đựng những gì mà anh không thể nào hiểu hết. Có thể là lòng thương hại, có thể là những lời dèm pha. Để em thấy thủy chung là vô nghĩa, để em kiệt sức trước hạnh phúc của người khác. Để em thay đổi. Còn thời gian, còn những chỗ trống của thời gian mà em phải lấp bằng tuổi trẻ của mình… Tôi xoay những ô vuông. Hơn cả tắm trong lửa, trong nước, là tắm trong những ý nghĩ trung thực. Vào nhà hát, ra cuộc đời, chúng ta chỉ thích đóng vai khán giả: bi kịch là của người khác, sự tẩy rửa xảy đến cho người khác. Béctôn Brếch nói: bi kịch đó là của anh, chính anh cần tẩy rửa. Trái đất theo tưởng tượng của ông bà chúng tôi mang hình một khối vuông. Tôi xoay những ô vuông. Trong chớp mắt hiển hiện cảnh bể dâu. Chắc Nguyễn Du và Tú Xương sẽ thú vị nếu được cầm trên tay trò chơi ru-bích. Thượng đế bằng sáng tạo. Không phải thượng đế. Sáng tạo là hành động cao cả nhất của con người. Tôi xoay những ô vuông. Ru-bích không phải trò chơi chiến tranh. Đừng hòng xoay nhân loại trong bàn tay bạo lực. Năm tấn thuốc nổ cho mỗi người. Những cái đầu tiên của tòa Bạch ốc. Ru-bích cũng không phải trò kỳ nhông đổi sắc, nó chẳng có họ hàng gì với những kẻ cơ hội. Tôi xoay những ô vuông. Vương quốc của những niềm say mê. Đối chọi. Hòa hợp. Con người thế kỷ hai mươi chiếm lĩnh những đỉnh E.vơ-rét-trí-tuệ, đẩy lùi xa những giới hạn chính mình. Ru-bích không phải trò chơi lãng quên. Anh công nhân thất nghiệp ở Hăm-buốc, Luân-đôn, Mai-a-mi, những ngón tay nóng nảy bấu vào khối nhựa vuông mong làm bật ra phép lạ: biết xoay xở cách nào đưa gia đình qua khỏi mùa đông? Tôi xoay những ô vuông. Có tiếng nói trong cơn bão gây điên loạn tất cả thủy thủ trên tàu giữa vùng: “Tam giác quỉ”. Có tiếng nói tình cờ làm đổi thay số phận. Đây tiếng thì thầm của khoảnh khắc qua nhanh. Ta đã dằn vặt vì một vài bậc lương, vì anh thủ trưởng quan liêu hay chị mậu dịch viên cửa quyền, vì bà vợ đoảng hay đứa con học hành lôm côm… Có lúc nào ta hoàn toàn yên tĩnh trong một ô vuông xanh. Hãy biết quý những gì không trở lại. Tôi xoay những ô vuông. Chiều thứ ba của ru-bích: thời gian trong tiềm thức. Những cố gắng định vị các phần tử đang chuyển động hỗn loạn, cố gắng giải nghĩa chúng. Những giấc mơ đầy màu sắc biến ảo. Quá khứ, hiện tại, tương lai cùng nổi lên trên một bề mặt. Lúc đó, thời gian như không tồn tại nữa. … Tôi xoay những ô vuông. Càng từng trải, anh có thể khôn ngoan hơn, nhưng sẽ làm hả nhạt đi hương vị chân chất của đời mình: nó là cách nói lên sự thật như từ miệng một đứa trẻ nói. Cũng sẽ mất dần độ nhảy cảm của đôi cánh chuồn chuồn trước thời tiết thay đổi, những phản ứng khó nhận biết nhất của lá non, những phản ứng không nhằm khẳng định mình, mà khẳng định cái thế giới mình đang sống. Nhưng anh làm sao khác được, anh phải lớn lên như một cái cây lớn lên, nếu không anh sẽ có số phận của cây cảnh trang trí cho hòn non bộ. Tôi xoay những ô vuông. Người sáng tạo trò chơi ru-bích nói: “khắp nơi quanh ta đều là những kết cấu phức tạp …” Dù là để trở thành nhà vô địch xếp màu ru-bích trong 23 giây! Chạy 100 mét hết 9 giây 93, thực hiện bước nhảy xa 8 mét 90 vào thế kỷ hai mốt, hay chỉ dùng tay không chinh phục ngọn núi đá dựng đứng 1000 mét cao… và làm một câu thơ hay một bài thơ hay một tập thơ hay… Chẳng có gì đơn giản. (5/2-84) |
Thạch Quỳ - Nguyên Quân - Đông Hà - Kiều Trung Phương - Nguyên Hào - Lê Quốc Hán - Đinh Thu - Hoàng Thị Thiều Anh - Nguyễn Phước Loan
...nghe thanh âm mà không có tiếng ngườisao khép mắt mà không thể chết được...
Từ Nguyên Tĩnh - Lê Huỳnh Lâm - Nguyễn Thiền Nghi - Trần Hữu Lục - Mai Thìn - Cao Hạnh - Văn Công Hùng - Trần Tuấn - Nguyễn Ngọc Phú - Đức Sơn - Trần Vạn Giã - Trần Cao Sơn - Lê Hữu Khoá - Trần Hoàng Phố - Phạm Thị Anh Nga
Đất nước đã vẹn toàn một mối hơn ba mươi năm, song còn đó những nỗi đau âm ỉ, thấm vào cốt xương của thân nhân các thương binh - liệt sĩ, thấm vào máu thịt của những ai từng kinh qua hoặc không kinh qua chiến tranh mà nay đều được hưởng cuộc sống yên bình. Kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ(27/7/1947 – 27/7/2007), Sông Hương xin nghiêng mình trước nỗi đau không hề ngẫu nhiên đã thấm vào thơ ấy… *Nguyễn Gia Nùng - Triệu Nguyên Phong - Trần Đức Đủ - Huỳnh Tuấn Vinh
Vân Long là tạng người thơ không chịu cũ. Nhà thơ luôn ý thức được việc làm mới mình để có thể đồng hành với nền thơ đương đại và nhịp thở nóng hổi của cuộc sống thường nhật.Dù là trữ tình tự sự hay nội cảm ngoại quan, thơ Vân Long luôn để lại những dấu ấn sáng tạo - dấu ấn lao động thơ. Vân Long đã từng có duyên với xứ Huế qua “Đêm sông Hương”, “Vườn Huế”... được tuyển chọn trong Tuyển thơ Sông Hương 20 năm...
khi em là vực sâu im lặng tôi pho tượng đá lắng nghe...
...chim chích bay về đăm đắm mắtnghe phế hưng bông lơn ký ức thành xanhrêu...
Nguyễn Văn Quang - Trần Thu Hà - Nhất Lâm - Lê Ngã Lễ - Mai Văn Hoan - Ngàn Thương - Ngô Thị Hạnh - Nguyễn Thánh Ngã - Xuân Thanh - Phan Văn Chương - Thạch Thảo - Trần Đôn - Nguyễn Nhã Tiên - Đoàn Lam - Tiến Thảo - Đoàn Giao Hưởng
...Cả thành phố lúc nào cũng rậm lờiAnh không thấy tấc vỉa hè nào dành cho mình cả...
...họ mơ thấy Hồ Gươmlà một vò rượu lớnbị bỏ quênbên sông Hồng đến cả ngàn năm...
Mai Văn Phấn - Hoàng Chinh Nhân - Lê Huỳnh Lâm - Ngô Thiên Thu - Bùi Đức Vinh - Nguyễn Hoa - Hoàng Nguyệt Xứ - Lê Hưng Tiến - Phạm Xuân Trường - Ngô Công Tấn - Từ Hoài Tấn - Văn Lợi - Quang Tuyến - Nguyễn Loan - Lê Vĩnh Thái - Vĩnh Nguyên - Hoàng Ngọc Quý
HUỲNH THÚY KIỀUHọ và tên: Huỳnh Thuý Kiều; Cầm tinh con Ngựa - 1978Bút danh: Hoa Đồng Nội. Nơi làm việc: Nhà xuất bản Phương Đông tỉnh Cà MauĐã có tuỳ bút, tản văn, đặc biệt là thơ đăng trên các báo Trung ương và địa phương. http://huynhthuykieu.vnweblogs.com
NGUYỄN THỊ ANH ĐÀOSinh năm: 1979Quê quán: Hà TĩnhTốt nghiệp khoa Ngữ văn Đại học Khoa học HuếHiện là biên tập viên tạp chí Đà Nẵng ngày nayhttp://nguyenthianhdao.vnweblogs.com
Trần Thị Huê, sinh năm 1970 ở Hiền Ninh - Quảng Ninh - Quảng Bình. Năm 1997 xuất hiện lần đầu tiên trên tạp chí Nhật Lệ với chùm thơ 3 bài Chiều, Đợi, Cỏ xanh. 5 năm sau chị xuất bản tập thơ đầu tay Sóng vọng. Nhưng phải đợi đến những năm gần đây gương mặt thơ chị mới hiển lộ với những đường nét vụt hiện, gấp khúc. Cái - tôi - cá - thể đã làm giàu thêm mục đích và ý nghĩa sáng tạo nghệ thuật.
Bạch Diệp - Vi Thuỳ Linh - Phan Huyền Thư - Phùng Hà - Nguyễn Thị Hợi - Hồng Vinh - Đông Hà - Nguyễn Thị Thái - Hoàng Thị Thiều Anh - Đinh Thị Như Thuý - Nguyễn Thị Thuý Ngoan - Thạch Thảo
...Vắt qua bầu trời mờ cánh chim nhỏVắt ngang dòng sông trổ nụ hồngVắt ngực tình em bay hương cỏVắt suốt mùa đợi một ngóng trông...
Nguyễn Trọng Tạo - Tường Phong - Trần Áng Sơn - Nguyễn Thánh Ngã - Ngô Hữu Đoàn - Nguyên Quân - Nguyễn Thành Nhân
HÀ NHẬTLTS: Lớp học sinh niên khóa 1964-1967 ở Trường Cấp 3 Lệ Thủy, Quảng Bình 40 năm trước đã sinh ra hàng chục nhà thơ, trong đó có những người đã thành danh như Lâm Thị Mỹ Dạ, Ngô Minh, Hải Kỳ, Đỗ Hoàng, Lê Đình Ty... Công lao bồi dưỡng, vun đắp nên những nhà thơ đó là hai thầy giáo dạy văn cực giỏi: Lương Duy Cán và Phan Ngọc Thu.
...Lão du - già xát đầy mình tro tử thi vừa nguộiƯớp xác phàm bằng hương liệu sắc - không...
...ai đuổi theo xe tăng, bắn B40 vào xe tăng, rồi bị xe tăng nghiền nát trên con lộ Bốn?ai đạp phải mìn cụt một chân ở chi khu Xuân Lộc, rồi bằng nạng gỗ với một chân...