Nhà thơ Thanh Thảo - Ảnh: muctim
(Trích) Tôi xoay những ô vuông. Bài hát “Những người bạn chết”. Tấm tăng xám quấn thân hình bạn. Không một chút lễ nghi. Đất nơi bạn nằm bên ngoài biên giới . Một lần nữa, đất rơi xuống. Xin nhớ: không phải đất mà là Tổ quốc, lặng lẽ phủ trên thi hài người lính trẻ. Tôi xoay những ô vuông. Đột ngột, những cánh rừng mọc dậy. Một chiếc lá rơi vang khẽ. Mùa xuân giữa sóng âm và hơi. Buổi sáng tôi ra suối rửa mặt. Đá như người già ngồi im hút thuốc. Tôi xoay những ô vuông. Màu vàng chanh: em bé nhỏ dưới những chùm quả sấu. Yên lành của đêm mưa. Hình như lúc ấy chưa có ai nói tục, không nghe tiếng chửa thề ngoài phố. Không khí cũ đi một cách dễ chịu. Tôi xoay những ô vuông. Những cánh võng loáng thoáng dưới rừng già. Những đứa em tôi nói toàn chuyện vui. Nhưng đã xuất hiện vài kẻ lười biếng và ích kỷ. Có anh chàng tên là Sanh, ngoài bốn mươi tuổi chuyên ngủ khi mọi người dọn bãi, lấy nước, nấu cơm… chuyên xơi của người khác, cho đến điểm tập kết, khi chúng tôi đã cạn sạch lương thảo thì anh ta vẫn trữ trong bòng hơn nửa ký bột ngọt, mấy ký đường… sau đó chừng nửa năm, anh ta đi chiêu hồi. Tôi xoay những ô vuông. Trạm 79 đường dây. Anh họa sĩ cho nhóm sốt rét chúng tôi mấy lạng đường. Anh đang ra Bắc, còn chúng tôi tiếp tục vào Nam. Mười hai năm sau, thìa đường anh cho vẫn còn ngọt trong cổ tôi. Xin chúc anh vẽ được nhiều bức tranh đẹp. Xin chúc mừng thìa đường ngọt mãi. Tôi xoay những ô vuông. Đôi khi, những đồ vật đã che khuất chúng ta. - còn sự thành đạt? - đôi khi, nó cũng là một thứ đồ vật - như một chiếc áo đẹp, một căn phòng đầy đủ tiện nghi - nó làm ta thấy dễ chịu - thấy mình hơn những người khác - hơn cả những đồng đội của mình đã chết??? Tôi xoay những ô vuông. Những luồng sáng ngắt. Trong một thoáng nó soi rõ những kẻ hở, những mối hàn, những góc khuất còn chưa được sắp xếp, những chỗ ta thường vất bừa bãi nhiều thứ, những chỗ ta ít muốn cho người khác nhìn thấy. Tôi xoay những ô vuông. Anh y tế Hải Ba, quê Hà Nam Ninh, vốn là giáo viên dạy văn. Khiêm nhường như con gái, anh phục vụ ở bệnh viện binh trạm và kín đáo làm thơ. Anh là người đầu tiên tôi chép tặng mấy bài thơ mới viết trên đường, cũng là người đầu tiên tin rằng tôi có thể làm thơ. Bây giờ, anh ở đâu? Đây là những dòng nhắn tin ngắn ngủi, mong anh sớm nhận được. Tôi xoay những ô vuông. Muôn năm những tình thương đầy hiệu quả! Không sướt mướt, không đãi bôi, đã thương là phải giúp được nhau, dù một chút. Mang ba-lô đỡ bạn qua đoạn dốc, kiếm nắm rau rừng nấu canh tổ ba người ăn mát ruột, xé nửa tấm đắp của mình đổi một chú cầy tơ cho đơn vị cải thiện… Khi vỡ ra điều ấy, tôi biết, mình đã bươn được quãng căng nhất của con dốc. Tôi xoay những ô vuông. Những màu sắc chưa đồng nhất. Ru-bích một trò chơi kỳ lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp lại những ý nghĩ. Có hàng tỷ cách sắp xếp. Ru-bích - đó là cấu trúc của thơ. Tôi xoay những ô vuông. Màu trắng bên màu đen. Màu trắng như cánh cửa mở vào ánh trăng. Màu đen như khu rừng đầy bóng tối. Em ở xa em chỉ hiện về trong nỗi nhớ đầy trăng anh không thể ngủ không thể ngủ dù đêm rất bình yên… Tôi xoay những ô vuông. Đêm bình yên. Có thật anh yêu em là hạnh phúc? Có thật nếu thiếu anh em sẽ thiếu hạnh phúc? Buổi chiều anh đi bộ qua cầu Long Biên, lành lạnh, ráng đỏ dần dần chìm xuống sông Hồng… Và trước anh, thành phố lên đèn! Tự nhiên thấy ấm áp, anh mong và tin sẽ gặp em, như anh gặp thành phố. Tôi xoay những ô vuông. Cuộc chiến tranh của em. Ở đó, em một mình phải chịu đựng những gì mà anh không thể nào hiểu hết. Có thể là lòng thương hại, có thể là những lời dèm pha. Để em thấy thủy chung là vô nghĩa, để em kiệt sức trước hạnh phúc của người khác. Để em thay đổi. Còn thời gian, còn những chỗ trống của thời gian mà em phải lấp bằng tuổi trẻ của mình… Tôi xoay những ô vuông. Hơn cả tắm trong lửa, trong nước, là tắm trong những ý nghĩ trung thực. Vào nhà hát, ra cuộc đời, chúng ta chỉ thích đóng vai khán giả: bi kịch là của người khác, sự tẩy rửa xảy đến cho người khác. Béctôn Brếch nói: bi kịch đó là của anh, chính anh cần tẩy rửa. Trái đất theo tưởng tượng của ông bà chúng tôi mang hình một khối vuông. Tôi xoay những ô vuông. Trong chớp mắt hiển hiện cảnh bể dâu. Chắc Nguyễn Du và Tú Xương sẽ thú vị nếu được cầm trên tay trò chơi ru-bích. Thượng đế bằng sáng tạo. Không phải thượng đế. Sáng tạo là hành động cao cả nhất của con người. Tôi xoay những ô vuông. Ru-bích không phải trò chơi chiến tranh. Đừng hòng xoay nhân loại trong bàn tay bạo lực. Năm tấn thuốc nổ cho mỗi người. Những cái đầu tiên của tòa Bạch ốc. Ru-bích cũng không phải trò kỳ nhông đổi sắc, nó chẳng có họ hàng gì với những kẻ cơ hội. Tôi xoay những ô vuông. Vương quốc của những niềm say mê. Đối chọi. Hòa hợp. Con người thế kỷ hai mươi chiếm lĩnh những đỉnh E.vơ-rét-trí-tuệ, đẩy lùi xa những giới hạn chính mình. Ru-bích không phải trò chơi lãng quên. Anh công nhân thất nghiệp ở Hăm-buốc, Luân-đôn, Mai-a-mi, những ngón tay nóng nảy bấu vào khối nhựa vuông mong làm bật ra phép lạ: biết xoay xở cách nào đưa gia đình qua khỏi mùa đông? Tôi xoay những ô vuông. Có tiếng nói trong cơn bão gây điên loạn tất cả thủy thủ trên tàu giữa vùng: “Tam giác quỉ”. Có tiếng nói tình cờ làm đổi thay số phận. Đây tiếng thì thầm của khoảnh khắc qua nhanh. Ta đã dằn vặt vì một vài bậc lương, vì anh thủ trưởng quan liêu hay chị mậu dịch viên cửa quyền, vì bà vợ đoảng hay đứa con học hành lôm côm… Có lúc nào ta hoàn toàn yên tĩnh trong một ô vuông xanh. Hãy biết quý những gì không trở lại. Tôi xoay những ô vuông. Chiều thứ ba của ru-bích: thời gian trong tiềm thức. Những cố gắng định vị các phần tử đang chuyển động hỗn loạn, cố gắng giải nghĩa chúng. Những giấc mơ đầy màu sắc biến ảo. Quá khứ, hiện tại, tương lai cùng nổi lên trên một bề mặt. Lúc đó, thời gian như không tồn tại nữa. … Tôi xoay những ô vuông. Càng từng trải, anh có thể khôn ngoan hơn, nhưng sẽ làm hả nhạt đi hương vị chân chất của đời mình: nó là cách nói lên sự thật như từ miệng một đứa trẻ nói. Cũng sẽ mất dần độ nhảy cảm của đôi cánh chuồn chuồn trước thời tiết thay đổi, những phản ứng khó nhận biết nhất của lá non, những phản ứng không nhằm khẳng định mình, mà khẳng định cái thế giới mình đang sống. Nhưng anh làm sao khác được, anh phải lớn lên như một cái cây lớn lên, nếu không anh sẽ có số phận của cây cảnh trang trí cho hòn non bộ. Tôi xoay những ô vuông. Người sáng tạo trò chơi ru-bích nói: “khắp nơi quanh ta đều là những kết cấu phức tạp …” Dù là để trở thành nhà vô địch xếp màu ru-bích trong 23 giây! Chạy 100 mét hết 9 giây 93, thực hiện bước nhảy xa 8 mét 90 vào thế kỷ hai mốt, hay chỉ dùng tay không chinh phục ngọn núi đá dựng đứng 1000 mét cao… và làm một câu thơ hay một bài thơ hay một tập thơ hay… Chẳng có gì đơn giản. (5/2-84) |
LTS: Đỗ Hoàng, sinh ngày 11-10-1949 tại Lệ Ninh, Quảng Bình, có thơ in từ năm 1970 ở các sách báo Trung ương và địa phương. Các tập thơ đã được xuất bản: Mùa lên xanh (in chung) - NXB Tác phẩm Mới 1978; Những miền đất nhớ (in chung) - NXB Lao động năm 1983; Những cánh rừng (in chung) - NXB Thanh niên năm 1984…
Đông Hà - Từ Nguyễn - Đông Triều - Quách Thành - Nguyễn Nhã Tiên - Nguyễn Trọng Văn - Quang Huy - Lê Văn Doãn - Trần Nhuận Minh.
L.T.S: Lý Hoài Xuân: Tên thật là Nguyễn Quốc Duẩn, sinh ngày 26-12-1954 tại Lệ Ninh, Quảng Bình. Tốt nghiệp đại học Luật. In thơ từ năm 1973. Là một chiến sĩ quân đội có mặt trong chiến trường Trị Thiên trong những năm ác liệt nhất. Có nhiều bài thơ và truyện ngắn in trên các báo, tạp chí Văn nghệ, Văn nghệ quân đội , Quân đội nhân dân, Đại đoàn kết, Độc lập, Đất Quảng… và sách của NXB Thuận Hóa , Công an nhân dân.
Thêm một biệt thơ hòa vào xu trào cách tân của Thơ Việt; Phan Quỳnh Dao với bút năng khỏe, cách lập ngôn ngoài khuôn cũ, thơ dòng nào cũng đầy ắp nỗi niềm trong tầng tầng suy tư... Chị vừa xuất bản tập thơ “Khuyết” cuối năm 2010 vừa rồi. Xin trân trọng giới thiệu.Đàn An Nguyên (gt)
Nguyễn Văn Dinh sinh ngày 5-3-1932 tại Quảng Trạch, Bình Trị Thiên. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Có thơ in từ năm 1952. Các tập thơ đã xuất bản: “Hát về ngọn lửa” (in chung), “Cánh buồn quê hương” (in chung), “Hoa trăm miền” (in chung). Giải thưởng về đề tài chống Pháp 1953 của Bộ tư lệnh quân khu 4. Giải thưởng cuộc thi về đề tài lâm nghiệp của Bộ Lâm nghiệp 1969-1971. Giải thưởng văn học Bình Trị Thiên 7 năm 1976-1982.
ĐINH CƯỜNGMười năm rồi Sơn ơi
NGUYỄN PHAN QUẾ MAI
Xuân Hoàng - Nguyễn Xuân Thâm - Phạm Ngọc Cảnh - Mai Nguyên - Thế Dũng - Hải Vân - Hà Đức Hạnh
PHAN DUY NHÂNThơ xuân đọc với nam hà
Lê Huỳnh Lâm - Triệu Nguyên Phong - Nguyễn Hữu Hồng Minh - Trần Ninh Hồ - Phùng Tấn Đông - Trần Hữu Lục - Phạm Trường Thi - Nguyễn Man Kim - Tôn Nữ Thu Thủy - Trương Đăng Dung - Lê Huy Quang - Đoàn Mạnh Phương - Châu Thu Hà - Lê Ngã Lễ - Lâm Anh - Đỗ Văn Khoái - Nguyễn Khắc Thạch - Lê Tấn Quỳnh
Nguyễn Khoa Điềm - Thanh Thảo - Hoàng Vũ Thuật - Trần Quang Đoàn - Hải Bằng - Nguyễn Văn Dinh - Hải Kỳ - Nguyễn Khắc Thạch - Phạm Đức - Đỗ Văn Khoái - Quốc Minh - Ngô Xuân Hội
Mai Linh - Nguyễn Quang Lập - Tâm Hành - Mai Nam Thắng - Nguyễn Loan
Nguyễn Khoa Điềm - Tôn Nữ Hỷ Khương - Tiến Thảo - Hồ Đắc Thiếu Anh - Ngàn Thương - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Văn Quang - Tây Linh Phạm Xuân Phụng - Bảo Cường - Công Nam - Trần Hoàng Vũ Nguyên - Nguyễn Dũng - Kiều Trung Phương - Phan Như - Nguyễn Sông Bồ - Nguyễn Tuất - Mai Nam Thắng
Lam Hạnh - Tôn Phong - Nguyễn Quang Hà - Đinh Thị Như Thúy - Nguyễn Đông Nhật - Nguyễn Thiền Nghi - Từ Nguyễn - Nguyễn Hoa - Từ Hoài Tấn - Nguyễn Thị Anh Đào - Trần Tịnh Yên - Nguyễn Thánh Ngã - Huỳnh Thúy Kiều - Mai Văn Phấn - Kim Chuông - Tuệ Lam - Hồng Vinh - Nguyễn Minh Khiêm - Võ Mạnh Lập - Nguyễn Nguyên An - Cao Quảng Văn
Trần Xuân An - Nguyễn Đức Phú Thọ - Vũ Kim Liên - Đức Sơn
VĂN LỢIĐồng Hới trong anh
PHÙNG TẤN ĐÔNG Nghe đàn tranh ở Huế
TRẦN THỊ HUYỀN TRANGẢo ảnh
THANH THẢOHà Nội- nhìn về phía tôi
NGỌC TUYẾTSói