NHỤY NGUYÊN
Một câu trong Kinh Cựu ước: Khởi thủy là lời. Tôi không dám khoác thêm bộ cánh mới, mà chỉ muốn tìm cho nó một mỹ từ gần gũi: Khởi thủy là mùa Xuân.
Ảnh: internet
Trong những tính từ chỉ màu sắc được ghép với các mùa như Hạ trắng, Thu vàng,… thì Xuân hồng theo tôi hoàn hảo. Hồng là màu nền của phận hoa đào mong manh. Má hồng. Một nhà mỹ học từng nói: “Cái đẹp không nằm trên má hồng thiếu nữ mà trong đôi mắt của kẻ si tình”. Mỗi người đàn ông sẽ chiêm cảm mùa xuân theo cách riêng của riêng mình, và họ sẽ tìm được người phụ nữ dẫu không là đại diện của nhan sắc. Và như vậy, Xuân có thể ví với phụ nữ. Đất trời không thể không có mùa Xuân, cũng như không thể thiếu vắng phụ nữ.
Xuân - mùa lễ hội. Từ rất xưa một nữ sĩ đã miêu tả hội đu tiên mà cho tới nay “loài thi sĩ” không khỏi run tay khai bút đầu năm. Lễ hội đu tiên diễn ra nhiều nơi vào những ngày mùng năm mới. Hiếm tay nhiếp ảnh nghệ thuật chuyên nghiệp nào bỏ qua cơ hội chộp lấy những thế độc của đôi uyên ương chao lộn giữa bầu trời như bướm xuân say mật.
Xuân - mùa tình. Chút se lạnh còn lại của mùa đông, chút nắng tàn sót dưới lá thu… Chút lạnh và nắng không rõ rệt ấy khiến người ta rạo rực bâng khuâng, khiến người ta nhung nhớ cái trời ơi đất hỡi. Rồi trai gái hẹn hò. Mùa xuân bao giờ đám cưới cũng được tổ chức dồn dập hơn các mùa trong năm. Trước tết và ra giêng là thời điểm thầy xem số đón nam thanh nữ tú. Chọn lấy ngày đẹp trong Kinh dịch để ra mắt, họ nhập thành tổ ấm.
Xuân - mùa sinh sôi. Nếu để chọn lựa, hẳn cặp vợ chồng nào cũng muốn có một đứa trẻ chào đời trong vòng tay êm ái của nàng xuân. Sinh mệnh non mởn như lộc biếc ngơ ngẩn giữa thênh thang xanh. Trái đất ngày càng già nua, khí hậu trở nết thất thường song chồi non vẫn bất chấp sương giá đội cả cơn đau trình diện thêm những minh chứng về sự sống vĩnh hằng. Mà, lúc xuân đương độ liệu có tin buồn? Mùa xuân chẳng ai muốn nghe chuyện buồn. Nhưng sự thật không hiếm phụ nữ dội nước lên những chồi lửa đêm ba mươi. Trong niềm cảm xúc ngập lối, một thi sĩ vẫn thầm lặng đưa hình tượng nghẹn lòng ấy vào thơ. Bản thân tôi cũng cố giấu nỗi ưu tư mà xem ra chẳng dễ. Chuyện từ vườn mai của người bạn vong niên hàng xóm, sáng nào cũng nhấp trà tri luận. Rồi bỗng một ngày ông biến khỏi trần gian. Không còn mỗi sớm con người dong dỏng ấy cầm chỗi quét sạch từng chiếc lá mai về cội nữa. Những năm trước mai được trảy lá đúng hạn, cứ ngày đầu năm là bung nụ, nay thì lá vàng không buồn rụng, hoa nở rời rạc lúc xuân còn xa ngái.
Xuân - mùa hoa. Không phải bài thơ Mùa hoa. Hoa ở đây cũng không mang nghĩa bóng biểu trưng cho nguồn sống. Mà hoa của cây cỏ đất trời. Giá rét mùa đông khiến con người yếu ớt trước tự nhiên. Hoa nở là sự dung chứa thông điệp, rằng trái đất đã nhớ lại sứ mệnh duy trì sự sống muôn loài, rằng giá rét sẽ xếp lại để vạn vật sinh sôi. Hoa mọc tin vui, mọc niềm hy vọng từ sâu thẳm lòng đất u tối.
Bắt đầu từ một lễ hội - nguyên cớ của hẹn hò, trai gái tìm đến nhau theo bản năng và được duyên trời tác hợp. Mùa tình bắt đầu sau đêm tân hôn. Những sinh mệnh nẩy mầm. Khai nụ đơm hoa. Lại tiếp tục một vòng quay là khởi nguyên cho điềm lành của tạo hóa. Một bộ phim pha lẫn vị thiền: Xuân Hạ Thu Đông. Rồi lại Xuân... Mùa xuân như là nốt khóa của vòng luân hồi vũ trụ, cũng là điểm mở ra con đường mới cho bất kỳ ai muốn chinh phục. Nếu các mùa đều được vo thành hạt đều nhau xâu thành chuỗi, ai đó nhắm mắt tĩnh tâm sẽ nhận ra “hạt xuân”. Bởi hạt xuân là hạt cơ bản mang tính nữ song hành với bản chất luân hồi của nam nhân muôn thuở.
N.N
(SH276/2-12)
VĨNH NGUYÊN Truyện kýSau “vụ” gặp em, tôi băn khoăn lắm lắm. Là bởi trước đó - trước quả rốc-két mà chiếc F4H phóng xuống và em bị thương dưới đùi, em đang chờ tháo dây thuyền ở hốc đá, còn tôi thì giữ lấy ống ti-dô cho nước vào hai cái thùng phuy trên thuyền cho em. Hai chiếc thùng phuy 400 lít nước sắp tràn đầy. Như vậy là quá đủ thời gian cho chúng ta có thể hiểu biết về nhau, tên tuổi, quê hương bản quán.
ĐẶNG VĂN SỞ Ghi chépKhông hiểu sao tôi lại đi tìm anh - anh Nguyễn Đức Thuận - người anh chú bác ruột cùng chung sống dưới một mái nhà với tôi. Tôi chỉ nhớ là hồi đó chồng của cô tôi nằm mơ thấy anh, và bác vào tận Nha Trang để đi tìm anh Mậu, người đồng đội và là người chứng kiến lúc chôn cất anh.
NGUYỄN QUANG HÀMột buổi sáng vợ chồng anh Thảo, chị Ái đang đèo nhau, phóng xe Honda trên đường Nguyễn Trãi, một con đường lớn của thành phố Huế, bỗng có một người lao thẳng vào xe anh Thảo. Nhờ tay lái thiện nghệ, nên anh Thảo đã phanh xe kịp. Hai vợ chồng dựng xe, ra đỡ nạn nhân dậy.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGBút kýAnh đã xứng đáng với danh hiệu "Nghệ sĩ Nhân dân" của nhà nước ta phong tặng. Riêng Hội Nghệ sĩ điện ảnh Nhật Bản đã tặng cho anh giải thưởng vẻ vang dành cho người nghệ sĩ thuật lại sự tích dân tộc mình bằng điện ảnh...
ĐÀO XUÂN QUÝĐã lâu lắm, có đến hơn hai năm, kể từ khi bị tai nạn ở chân tôi chưa đi vào các hiệu sách, kể cả các hiệu sách ở Nha Trang. Đi tới các hiệu sách thì xa quá, đi bộ thì không đi nổi, mệt và nóng lắm, mà đi xe thuê thì cũng khó, vì họ không phải chỉ đưa mình tới nơi mà còn phải đợi hàng giờ khi mình phải tìm chọn sách nơi này nơi nọ, quầy này quầy khác v.v...
NGUYỄN THANH CHÍHai mươi tám tuổi, nó không biết chữ và không quen đi dép, mặc áo quần dài; lầm lũi, ít nói nhưng rất khoẻ mạnh... Với nó rừng là nhà, các lối mòn trong rừng thì thuộc như lòng bàn tay... Đó là Trương Ngọc Hoàng, sinh năm 1977.
NGUYỄN TRỌNG BÍNHMọi chuyện xẩy ra suốt 55 ngày đêm ở đơn vị trong cuộc tổng tiến công nổi dậy xuân 1975 mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tôi đều nhớ như in. Thế mà, lạ lùng thay, suốt thời gian đó, hàng ngày mình ăn thế nào, lại không nhớ nổi. Chỉ nhớ mang máng có lúc ăn cơm nắm, ăn lương khô. Về giấc ngủ, có thể là tranh thủ nửa ngủ nửa thức giữa 2 trận đánh hoặc lúc ngồi trên xe trong đội hình hành tiến. Cố hình dung, tôi nhớ được bữa cơm chiều ở dinh Độc Lập, hôm 30-4-1975.
NGÔ MINHỞ CỬA NGÕ XUÂN LỘCSư Đoàn 7 thuộc Quân Đoàn 4 của chúng tôi hành quân từ Bảo Lộc về ém quân trong một rừng chuối mênh mông, chuẩn bị tấn công cứ điểm Xuân Lộc, cửa ngõ Đông Bắc Sài Gòn, đúng đêm 1-4-1975.
HUỲNH KIM PHONG(Chào mừng kỷ niệm 30 năm ngày giải phóng miền , thống nhất đất nước 30.4.1975 - 30.4.2005)
LÊ HOÀNG HẢICon người từ khi cảm nhận thế giới xung quanh là lúc cảm được sự xa vắng, ly biệt... Nhớ hồi thơ dại, đứng trên bến sông trước nhà nhìn sang Cồn Hến thấy sông rộng lắm cứ nghĩ khó mà bơi sang sông được. Mỗi lần đi bộ từ nhà lên cầu Gia Hội dù chỉ vài trăm mét nhưng lại cảm thấy rất xa. Càng lớn khôn cảm nhận về khoảng cách được rút ngắn. Nhưng lạ thay khoa học ngày càng khám phá không gian, vũ trụ thì chạm đến cõi vô cùng.
HỒ NGỌC PHÚTôi về lại Huế sau trận lụt tuy muộn nhưng khá lớn vào gần cuối tháng 12 năm 2004. Ngồi ở quán cà phê Sơn bên bờ chân cầu Trường Tiền, nhìn sông Hương vào lúc sáng sớm sao thấy khang khác, trong có vẻ như sáng hơn ngày thường.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGĐã lâu tôi không hề nhắc đến hoa, và tôi cảm thấy tôi đã có lỗi đối với những người bạn tâm tình ấy dọc suốt một quãng đời chìm đắm trong khói lửa. Thật ra, những cánh hoa nhỏ bé và mong manh ấy đã viền con đường tuổi trẻ đầy kham khổ của tôi. Chiến chinh qua rồi có nhiều cái tôi đã quên, nhưng những cánh hoa dại dọc đường không hiểu sao tôi vẫn nhớ như in, như thể chúng đã được ấn vào trí nhớ của tôi thành những vết sẹo.
NGUYỄN THẾ QUANG(Chuyện tình chưa kể của nhà thơ Hoàng Cầm)
VÕ NGỌC LANTôi sinh ra và lớn lên tại vùng Kim Long, một làng nhỏ thuộc vùng cận sơn, không xa Huế là bao. Bởi thuở nhỏ chỉ loanh quanh trong nhà, trong làng ít khi được “đi phố” nên đối với tôi, Huế là một cái gì thật xa cách, thật lạ lùng. Đến nỗi tôi có ý nghĩ buồn cười: “Huế là của người ta, của ai đó, chứ không phải là Huế của tôi”, ngôi chợ mái trường, một khoảng sông xanh ngắt và tiếng chuông chùa Linh Mụ... mấy thứ ấy mới là của tôi.
NGUYỄN XUÂN HOÀNGNhân một lần ghé ngang Paris , võ sư người Huế Nguyễn Văn Dũng đã đi thăm sông Seine. Đứng lặng lẽ bên dòng sông thơ mộng bậc nhất nước Pháp, bỗng lòng ông nhớ sông Hương quá trời. Về lại Việt , ngồi bên bờ sông Hương, ông vẫn hãy còn thấy nhớ cồn cào cái dòng chảy thầm thì trong sương mù như một nhát cắt ngọt ngào giữa trái tim đa cảm.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNGTôi rẽ vào nhà Thiệp để đưa bé Miên Thảo đi học. Cô bé hét vang nhà để bắt tìm cho ra chiếc dép đi trời mưa lạc nơi đâu không biết. Miên Thảo mặc chiếc quần Jean xanh và khoác áo len đỏ, choàng một chiếc phu la cổ màu đen trông thật đỏm dáng.
NGUYỄN QUANG HÀSông Bồ là con sông không dài, nhưng đẹp ở về phía Bắc Huế. Phía tả ngạn, hữu ngạn vùng thượng lưu sông là hai huyện Phong Điền và Hương Trà, vùng hạ lưu sông chảy qua Quảng Điền rồi đổ vào phá Tam Giang. Làng xóm hai bên bờ sông khá trù mật.
MINH CHUYÊN (Tiếp Sông Hương số 12-2008)
MINH CHUYÊN (Tiếp theo và hết)
LÊ HUỲNH LÂMCó thể gọi xứ Huế là thành phố của những tiếng chuông. Sự khởi đầu của một ngày, một ngày mai hun hút trong tương lai cũng như một ngày tận trong nghìn trùng quá khứ. Một ngày mà âm thanh từ đại hồng chung phát ra; vang, ngân, vọng và im bặt. Người ta gọi âm thanh đó là tiếng chuông. Vậy thì, im bặt cũng là một phần của tiếng chuông.