NHỤY NGUYÊN
Một câu trong Kinh Cựu ước: Khởi thủy là lời. Tôi không dám khoác thêm bộ cánh mới, mà chỉ muốn tìm cho nó một mỹ từ gần gũi: Khởi thủy là mùa Xuân.
Ảnh: internet
Trong những tính từ chỉ màu sắc được ghép với các mùa như Hạ trắng, Thu vàng,… thì Xuân hồng theo tôi hoàn hảo. Hồng là màu nền của phận hoa đào mong manh. Má hồng. Một nhà mỹ học từng nói: “Cái đẹp không nằm trên má hồng thiếu nữ mà trong đôi mắt của kẻ si tình”. Mỗi người đàn ông sẽ chiêm cảm mùa xuân theo cách riêng của riêng mình, và họ sẽ tìm được người phụ nữ dẫu không là đại diện của nhan sắc. Và như vậy, Xuân có thể ví với phụ nữ. Đất trời không thể không có mùa Xuân, cũng như không thể thiếu vắng phụ nữ.
Xuân - mùa lễ hội. Từ rất xưa một nữ sĩ đã miêu tả hội đu tiên mà cho tới nay “loài thi sĩ” không khỏi run tay khai bút đầu năm. Lễ hội đu tiên diễn ra nhiều nơi vào những ngày mùng năm mới. Hiếm tay nhiếp ảnh nghệ thuật chuyên nghiệp nào bỏ qua cơ hội chộp lấy những thế độc của đôi uyên ương chao lộn giữa bầu trời như bướm xuân say mật.
Xuân - mùa tình. Chút se lạnh còn lại của mùa đông, chút nắng tàn sót dưới lá thu… Chút lạnh và nắng không rõ rệt ấy khiến người ta rạo rực bâng khuâng, khiến người ta nhung nhớ cái trời ơi đất hỡi. Rồi trai gái hẹn hò. Mùa xuân bao giờ đám cưới cũng được tổ chức dồn dập hơn các mùa trong năm. Trước tết và ra giêng là thời điểm thầy xem số đón nam thanh nữ tú. Chọn lấy ngày đẹp trong Kinh dịch để ra mắt, họ nhập thành tổ ấm.
Xuân - mùa sinh sôi. Nếu để chọn lựa, hẳn cặp vợ chồng nào cũng muốn có một đứa trẻ chào đời trong vòng tay êm ái của nàng xuân. Sinh mệnh non mởn như lộc biếc ngơ ngẩn giữa thênh thang xanh. Trái đất ngày càng già nua, khí hậu trở nết thất thường song chồi non vẫn bất chấp sương giá đội cả cơn đau trình diện thêm những minh chứng về sự sống vĩnh hằng. Mà, lúc xuân đương độ liệu có tin buồn? Mùa xuân chẳng ai muốn nghe chuyện buồn. Nhưng sự thật không hiếm phụ nữ dội nước lên những chồi lửa đêm ba mươi. Trong niềm cảm xúc ngập lối, một thi sĩ vẫn thầm lặng đưa hình tượng nghẹn lòng ấy vào thơ. Bản thân tôi cũng cố giấu nỗi ưu tư mà xem ra chẳng dễ. Chuyện từ vườn mai của người bạn vong niên hàng xóm, sáng nào cũng nhấp trà tri luận. Rồi bỗng một ngày ông biến khỏi trần gian. Không còn mỗi sớm con người dong dỏng ấy cầm chỗi quét sạch từng chiếc lá mai về cội nữa. Những năm trước mai được trảy lá đúng hạn, cứ ngày đầu năm là bung nụ, nay thì lá vàng không buồn rụng, hoa nở rời rạc lúc xuân còn xa ngái.
Xuân - mùa hoa. Không phải bài thơ Mùa hoa. Hoa ở đây cũng không mang nghĩa bóng biểu trưng cho nguồn sống. Mà hoa của cây cỏ đất trời. Giá rét mùa đông khiến con người yếu ớt trước tự nhiên. Hoa nở là sự dung chứa thông điệp, rằng trái đất đã nhớ lại sứ mệnh duy trì sự sống muôn loài, rằng giá rét sẽ xếp lại để vạn vật sinh sôi. Hoa mọc tin vui, mọc niềm hy vọng từ sâu thẳm lòng đất u tối.
Bắt đầu từ một lễ hội - nguyên cớ của hẹn hò, trai gái tìm đến nhau theo bản năng và được duyên trời tác hợp. Mùa tình bắt đầu sau đêm tân hôn. Những sinh mệnh nẩy mầm. Khai nụ đơm hoa. Lại tiếp tục một vòng quay là khởi nguyên cho điềm lành của tạo hóa. Một bộ phim pha lẫn vị thiền: Xuân Hạ Thu Đông. Rồi lại Xuân... Mùa xuân như là nốt khóa của vòng luân hồi vũ trụ, cũng là điểm mở ra con đường mới cho bất kỳ ai muốn chinh phục. Nếu các mùa đều được vo thành hạt đều nhau xâu thành chuỗi, ai đó nhắm mắt tĩnh tâm sẽ nhận ra “hạt xuân”. Bởi hạt xuân là hạt cơ bản mang tính nữ song hành với bản chất luân hồi của nam nhân muôn thuở.
N.N
(SH276/2-12)
ÐÔNG HÀ
Tôi là người sinh ra sau chiến tranh, lớn lên bằng những bài học lịch sử. Thế hệ chúng tôi yêu Tổ quốc theo những bài học ông cha để lại qua những trang sách cộng thêm chút tính cách riêng của chính bản thân mỗi người. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện tình yêu đó khác nhau.
CHẾ LAN VIÊN
Hồi ký về Đoàn Nghệ thuật Xây dựng (Huế 1946)
NGUYỄN QUANG HÀ
(Bút ký)
Ông Lê nguyên giám đốc sở Văn hoá Bình Trị Thiên, một lần về Thủy Dương lấy tài liệu viết tuyên truyền cho vụ lúa mùa, đã cụng đầu với ông bí thư xã.
TẠ QUANG BỬU
(Hồi ký)
Tôi đã học ở trường Quốc Học bốn năm từ năm 1922 đến 1926, cách đây đúng 60 năm.
TRỊNH BỬU HOÀI
Đất trời đang mặc chiếc áo mới cho trần gian. Con người cũng thay chiếc áo mới cho mình. Chiếc áo khoác trên đôi vai sau một năm oằn gánh công việc. Chiếc áo phủ lên tâm hồn ít nhiều khói bụi thế nhân.
ĐÔNG HƯƠNG
Trí nhớ tôi tự dưng quay trở về với tuổi thơ, tuổi ba mẹ vừa cho đi học. Ờ! Lâu quá rồi, cái Tết đối với tôi không còn ý nghĩa gì nữa, trí nhớ lơ mơ trở lại khoảng đời thơ ấu, có lẽ đẹp nhất trong đời của mỗi con người của chúng ta.
TRẦN HỮU LỤC (Tùy bút)
Tháng Chạp ở quê tôi là tháng của hoa mai. Dường như màu của hoàng mai tươi thắm khắp mọi nẻo đường. Những chậu mai kiểng, vườn mai chùa, vườn mai nhà, đường phố mai, công viên mai, những thung lũng mai núi… đến thì lại nở đẹp một màu vàng mỏng nhẹ trong sương sớm.
DƯƠNG PHƯỚC THU (Bút ký lịch sử)
Nhiều năm men theo dấu chân của nàng Huyền Trân, công chúa nhà Trần mở đất Ô, Lý, hễ có dịp là tôi lại hành hương đất Bắc. Viếng đền thờ các vua nhà Trần ở làng Tức Mặc - nơi ấy nay thuộc phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định.
HÀ THÚC HOAN
Những ai đã từng là học sinh trường Quốc Học - Huế đều có Một thời Quốc Học(1). Thời Quốc Học của tác giả bài viết này là ba năm học tập ở các lớp đệ tam (lớp 10), đệ nhị (lớp 11) và đệ nhất (lớp 12), từ năm 1956 đến năm 1959.
TRẦN HUY MINH PHƯƠNG (Tùy bút)
Thoáng một cái, xài hết ba trăm sáu mươi lăm ngày mà hổng biết. Bao dự tính giằng co rồi dang dở, chưa kịp nghĩ thấu, chưa xiết làm xong, phân vân nhiều nốt lặng, yêu người chưa sâu nặng, nợ người chưa trả xong… ngày giũ vội qua đi. Ngẩn ngơ, mùa về!
THIẾU HOA Hắn! Một vị khách không mời mà đến. Hắn đến viếng nhà tôi trong một đêm mưa to gió lớn. Cả nhà ai cũng biết sự có mặt của Hắn. Đêm đầu tiên cứ nghĩ Hắn chỉ trốn mưa tạm thời rồi hôm sau sẽ đi. Nhưng đến nay đã qua một mùa xuân, Hắn vẫn còn ung dung tự tại ở trong nhà, lại ở đúng trong phòng của tôi như một thành viên chính thức trong gia đình.
PHAN QUANG Trích hồi ký ... Đến thị xã Sơn La chiều hôm trước, sáng hôm sau trong khi chờ đến giờ sang làm việc với Khu ủy Tây Bắc, đồng chí Nguyễn Chí Thanh - mà các đồng chí gần gũi đều quen gọi bằng tên thân mật: anh Thao - cho mời chủ nhiệm nhà khách của khu tới.
VÂN NGUYỄN Tùy bút “Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...” (Trịnh Công Sơn)
PHAN THỊ THU QUỲ Ba tôi - liệt sĩ Phan Tấn Huyên, Nguyên Chánh Văn phòng Ủy ban Hành chánh Kháng chiến Thừa Thiên - thường dặn tôi mấy điều: dù khó khăn đến mấy cũng không được ngừng nghỉ phấn đấu học hành bởi tri thức là sức mạnh; dù như thế nào đi nữa cũng phải giữ cho được bản sắc văn hóa Huế rất đỗi tự hào của mình...
TẤN HOÀI Một khung trời mây Một dải gương lung linh cuộn quanh hoàng thành cổ kính. Trầm mặc và ưu tư. Tưởng chừng như thế!...
XUÂN HOÀNG Tôi được Hội Nhà văn Việt Nam cử đi thăm hai nước Ru-ma-ni và Bun-ga-ri đúng vào những ngày đầu xuân Mậu Thân, sôi động.
HỮU THU & BẢO HÂN Ký Đến bây giờ nhiều người vẫn chưa quên hình ảnh hãi hùng mà cơn bão mang tên Cecil tàn phá vào cuối tháng 10 của năm 1985 ở miệt phá Tam Giang của tỉnh Thừa Thiên-Huế.
PHẠM THỊ CÚC Thầy dạy lớp Nhì Thầy dạy lớp Nhì tên Thanh. Người thầy roi roi, hơi thấp và nhỏ con. Bù lại, thầy rất nhanh nhẹn và vui vẻ, hoạt bát, nụ cười luôn nở trên môi.
VĨNH NGUYÊN Biết sở Ngoại thương có đến năm ông vua, tôi tặc lưỡi - chà, thời buổi này tiếng vua quan nghe có vẻ mai mỉa làm sao ấy? Nhưng lên được ngôi vua đâu phải đơn giản? Dẫu vua ác, vua hiền, vua tài ba hay bất lực, vẫn là vua một thời và khối kẻ mong ước được "một ngày tựa mạn thuyền rồng"...
TRẦN THỊ HƯỜNG (*) Hồi Ký Mùa thu năm 1922 tôi rời thị xã Quảng Ngãi hòa trong dòng học sinh của nhiều miền trong đất nước về học tại trường nữ sinh Đồng Khánh (Huế).