Chiều ngày 24/4/2023, Bảo tàng Mỹ thuật Cécile Le Pham ( 53 Hàm Nghi) đã chính thức mở cửa đón tiếp, phục vụ công chúng đến tham quan.Đến dự có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ.
Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham được phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập theo Quyết định số 1578/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2022 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là bảo tàng ngoài công lập thứ 5 tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham có số lượng hiện vật lớn, có ý nghĩa đặc biệt về lịch sử, văn hóa và mỹ thuật; đa dạng về chất liệu, phong phú về loại hình và nguồn gốc. Hơn 1.000 hiện vật được lưu trữ trong bảo tàng và còn tiếp tục được bổ sung trong thời gian đến - là kết quả của quá trình nghiên cứu, sưu tầm trong gần 30 năm của bà Cecile Le Pham (người Pháp gốc Việt) trên một không gian rộng từ gần 40 quốc gia thuộc 4 châu lục (Á, Âu, Phi, Mỹ).
![]() |
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ phát biểu tại buổi khai trương |
Không gian trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Cecile Le Pham bao gồm bên trong tòa nhà 2 tầng và bên ngoài sân vườn với diện tích khoảng 400m2. Bảo tàng trưng bày và giới thiệu đến công chúng trong nước và bạn bè quốc tế những bộ sưu tập tiêu biểu về văn hóa, lịch sử, mỹ thuật của Việt Nam và các nước trên thế giới.
Không gian tầng 1 của Bảo tàng trưng bày chủ đề: Nghệ thuật pháp lam và Bộ sưu tập vật dụng trang trí của Việt Nam, Nhật Bản và Pháp. Nội dung trưng bày giới thiệu gần 200 hiện vật thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp được chế tác vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, loại hình chủ yếu là đồ trang trí, đồ thờ, đồ gia dụng bằng các chất liệu đá, đồng, gỗ, giấy, vải, gốm sứ, pháp lam.. với kỹ thuật chế tác thủ công tinh xảo, có nhiều giá trị thẩm mỹ và nghệ thuật đặc sắc.
![]() |
Không gian tầng 2 trưng bày chủ đề: Nghệ thuật Phật giáo Á Đông - những tiếp cận đa chiều. Đây là nội dung trưng bày chính của Bảo tàng nhằm giới thiệu đến công chúng những tư liệu quý về lịch sử, văn hoá, mỹ thuật của nghệ thuật điêu khắc Phật giáo. Với hơn 100 tác phẩm nghệ thuật điêu khắc Phật giáo và 1 số tư liệu Hán Nôm thời Nguyễn, phác họa bức tranh lịch sử nghệ thuật Phật giáo Việt Nam cùng với các nước Đông Nam Á và cả sự tiếp xúc, giao lưu với các nền văn hoá khác nhau từ Đông sang Tây, cho thấy nhiều phong cách đặc trưng và bản sắc nghệ thuật Phật giáo của nhiều quốc gia châu Á bằng những chất liệu đồng, bạc, ngọc, gỗ, gốm,.. thể hiện sự trường tồn và sức sống mãnh liệt của Phật giáo qua các giai đoạn. Các hiện vật cũng phản ánh vị trí đặc biệt của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tâm linh của người dân Huế.
Bảo tàng mở cửa với hy vọng sẽ là điểm đến văn hoá độc đáo và hấp dẫn để công chúng trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá lịch sử văn hóa, quá trình giao lưu văn hoá Đông - Tây và tương tác, trải nghiệm các hoạt động liên quan đến văn hóa- nghệ thuật, những hoạt động phát triển thẩm mỹ, hội họa cho học sinh, sinh viên.
Một số hiện vật trưng bày tại bảo tàng:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Phương Anh
Theo kết quả tại Hội nghị công bố chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) năm 2024 được Bộ Nội vụ tổ chức vào sáng ngày 6/4, thành phố Huế tăng 17 bậc về chỉ số SIPAS và nằm trong Top 10 cả nước về chỉ số PAR Index.
Ngô nương mạc xướng tiêu tiêu khúc Thử khứ Giang Nam hựu vạn trùng
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam vừa có thông báo về việc để quốc tang đồng chí Khamtay Siphandone.
Biết đâu nguồn cội như một khúc du ca phiêu bồng cất lên giữa những câu chuyện kể hoài kể mãi. Tại Gác Trịnh, vào chiều tối ngày 01/04/2025 đã diễn ra một đêm nhạc tưởng nhớ 24 năm nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm.
Kinh tế Huế đang có những bước phát triển đột phá khi 3 tháng đầu năm 2025, chỉ số GRDP - tổng sản phẩm trên địa bàn - cán đích 9.9%. Tiếp đà này, dự báo tốc độ phát triển KTXH của Huế sẽ vượt xa dự đoán 8%, hứa hẹn chạm mốc 2 con số.
Sáng 26/3, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Huế (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (4/1930 - 4/2025).
Tối ngày 25/3, tại sân khấu bán thực cảnh ven sông Hương đã diễn ra Lễ khai mạc năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề “Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới”.
Hàng loạt dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố Huế động thổ, khởi công và khánh thành, nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương. Sau khi chính thức được công nhận là thành phố trực thuộc Trung Ương, Huế khởi sắc về nhiều mặt, nhất là kinh tế và du lịch.
Sáng 24/3, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Huế long trọng tổ chức Lễ dâng hương, dâng hoa tại Nghĩa trang Liệt sĩ thành phố nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế (Nay là thành phố Huế) (26/3/1975 - 26/3/2025).
Lễ khai mạc Năm Du lịch Quốc gia – Huế 2025 với chương trình nghệ thuật có Chủ đề: “Lời tự tình dòng sông” sẽ diễn ra vào ngày 25 tháng 3 năm 2025 tại sân khấu bờ Sông Hương phía trước trường Quốc Học (12 Lê Lợi, TP Huế).
Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng quê hương (26/3/1975-26/3/2025) và 95 năm thành lập Đảng bộ thành phố Huế (tháng 4/1930 - tháng 4/2025), nhiều dự án trọng điểm trên địa bàn sẽ được động thổ, khởi công và đưa vào hoạt động nhằm chào đón sự kiện quan trọng này.
Sáng ngày 17/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Đảng bộ các cơ quan Thành phố Huế đã tổ chức công bố quyết định thành lập Đảng bộ Hội đồng nhân dân Thành phố Huế nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do Phó bí thư Thường trực Thành ủy Huế Phạm Đức Tiến chủ trì.
Sáng 10/03 (nhằm ngày 11 tháng 02 Âm lịch), Thành phố Huế tổ chức lễ tế đàn xã tắc tại Di tích Đàn Xã Tắc – phường Thuận Hòa, Quận Phú Xuân. Đây là nghi lễ truyền thống được duy trì để bày tỏ lòng thành kính đối với thần Đất (Xã) và thần Ngũ Cốc (Tắc).
Chiều 5/3, UBND thành phố đã tổ chức buổi họp báo thường kỳ tháng 2 năm 2025 với nhiều thông tin quan trọng về kinh tế xã hội trên địa bàn. Đáng chú ý, nhiều dự án trọng điểm của Huế đang tăng tốc về đích với tiến độ khả quan.
Sáng ngày 03/3, tại trụ sở UBND thành phố Huế, Ban Chấp hành Đảng bộ UBND thành phố đã tổ chức hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2020-2025. Hội nghị do đồng chí Nguyễn Văn Phương – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND thành phố chủ trì.
Sáng 26/2, tại Kỳ họp chuyên đề lần thứ 22, Hội đồng nhân dân thành phố Huế đã thông qua Nghị quyết về việc thành lập tổ chức lại các cơ quan chuyên môn trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Huế và công bố các quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố về bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý.