Tối ngày 04/06, tại công viên Tứ Tượng, Sở Du lịch tổ chức Ngày Hội Sen Huế 2022 với chủ đề “Sen - tinh hoa của đất trời”. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tham quan các gian hàng tại Lễ hội Sen Huế 2022
Đây là một hoạt động hưởng ứng Lễ hội mùa Hạ của Festival Huế 2022 và Tuần cao điểm các hoạt động Festival Huế (từ 25-30/6), đồng thời tạo một hiệu ứng kích cầu du lịch, thu hút du khách bốn phương đến với Huế trong mùa du lịch Hè, góp phần thúc đẩy sự phục hồi và phát triển trở lại của du lịch Thừa Thiên Huế trong trạng thái bình thường mới.
![]() |
Giám đốc sở Du lịch Nguyễn Văn Phúc phát biểu khai mạc |
Từ ngàn xưa đến nay, hoa sen là biểu tượng văn hóa bén rễ sâu trong tâm khảm người Việt nói chung và con người xứ Huế nói riêng. Dường như, hình ảnh của loài hoa này luôn hiện diện khắp nơi, một cách gần gũi, mộc mạc và thân thiết trong cuộc sống thường nhật của chúng ta từ âm nhạc, thi ca, hội họa, thời trang, vật dụng hàng ngày cho đến kiến trúc, ẩm thực và tôn giáo. Với Huế thì Sen càng được trân quý. Có lẽ vì Huế là xứ sở của Phật giáo nên Sen được tôn lên vị trí đặc biệt. Từ năm 2000 đến nay, trong rất nhiều kỳ Festival Huế, sen đã được tôn vinh qua các chương trình nghệ thuật đặc sắc.
![]() |
Ban tổ chức cùng các vị đại biểu tuyên bố khai mạc Ngày Hội Sen Huế 2022 |
Ngày hội Sen Huế 2022 được tổ chức tại công viên Tứ Tượng bên bờ sông Hương thơ mộng với ba không gian chính, bao gồm Sắc sen: Chương trình trình diễn Bộ sưu tập áo dài “Sen” với những họa tiết trang trí loại hoa này; Vị Sen: gồm các hoạt động trưng bày, giới thiệu về ẩm thực sen; Hương sen: Quảng diễn thực hiện một số sản phẩm sử dụng hình ảnh của sen như Tranh Trúc Chỉ, Nón lá sen, hoa sen giấy...
Ngày hội Sen sẽ đóng góp môt điểm nhấn trong chuỗi lễ hội truyền thống và đương đại đặc sắc của Festival Huế 2022 trong dịp hè, góp phần tiếp tục tôn vinh giá trị của Sen ở Huế cũng như trên phami vi toàn quốc, qua đó giới thiệu một số hình thức trải nghiệm mới, sáng tạo đến với khách du lịch. Ngày hội Sen cũng sẽ góp phần khẳng định danh hiệu Huế - thành phố Festival của Việt Nam, Kinh đô ẩm thực, Kinh đô áo dài.
Một số hình ảnh tại Ngày hội Sen Huế:
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Phương Anh
Vào một buổi chiều, tình cờ đi quanh làng Dã Lê Thượng, phường Thủy Phương, tôi thấy chú Dương Văn Thọ (56 tuổi) ở tổ 01 (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) đang quét dầu cho chiếc ghe mới đan của mình. Trong trí nhớ của mình và những gì mình biết, tôi chợt nhận thấy bóng dáng của một cái nghề mà ngày xưa người làng mình đã làm: nghề làm, đan ghe thuyền.
Dân làng vẫn truyền tai nhau tại gò đất bên cạnh thôn Tư bây giờ trước đây vốn là một bãi đất trống, nhưng sau một đêm mưa gió, sấm chớp đùng đoàng, đất trời rung chuyển, đến sáng ra đã thấy tượng Bà nằm sừng sững trên mặt đất, ...
Những ngọn núi linh thiêng trên mảnh đất di sản miền Trung thường gắn liền với những huyền thoại đẹp, mang âm hưởng tiêu dao. Tạm xa cuộc sống ồn ào nơi phố thị, bạn hãy thực hiện chuyến du hành tâm linh khám phá một trong số những ngọn núi linh thiêng, đó là Bạch Mã Sơn.
Đi từ Cha Lịnh, Mù Nú qua Khe Liềm (TT- Huế), nơi đâu cũng thấy dấu chân của những cán bộ kiểm lâm ngày đêm cắt rừng lội suối, bảo vệ những cánh rừng xanh của thượng nguồn Hương Giang, Ô Giang.
Nếu có dịp dạo chơi trên con đường Kim Long thênh thang, lộng gió; sau khi ghé thăm lăng tẩm, thưởng thức món bánh ướt nổi tiếng xứ Huế bạn đừng quên dừng chân ghé lại trà thất Kim Long-chỉ đơn giản là để thả mình trong một không gian nhẹ nhàng, thư thái và khám phá hương vị thơm ngon của những tách trà ấm nóng dậy hương.
Cho dù đã trải qua nhiều biến động, thăng trầm của lịch sử, đấu trường Hổ quyền vẫn tọa lạc sừng sững, phảng phất chất uy nghi, và là một kiến trúc vô cùng quan trọng trong quần thể di tích đất cố đô Huế.
Ẩn mình giữa rừng cây cối um tùm của thôn Kim Ngọc (xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) là một túp lều đơn sơ bằng tranh tre nứa lá. Nương mình trong đó là một mái đầu đã bạc trắng vì sương gió, một gương mặt hằn đầy vết thời gian.
Theo ông Bernard Dorival, Giám đốc Bảo tàng Nghệ thuật quốc gia Pháp, Điềm Phùng Thị là một trong những nhà tạc tượng tài hoa nhất của thời đại ông đang sống.
Những năm qua, có không ít các tác phẩm văn học nghệ thuật viết về Ðại tướng Nguyễn Chí Thanh, một vị tướng văn võ song toàn, một nhà chỉ huy quân sự, một nhà lãnh đạo xuất sắc của Ðảng ta. Hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày sinh của ông (1-1-1914 - 1-1-2014), nhà văn Trần Công Tấn đã kể những kỷ niệm về Ðại tướng đã thôi thúc ông viết cuốn tiểu thuyết Nguyễn Chí Thanh - Sáng trong như ngọc một con người.
Hỏi chiến trường nào gắn bó nhất với nhà văn Xuân Thiều, chắc chắn đó là Trị Thiên - Huế, chiến trường thuộc loại ác liệt nhất của đất nước ta ở cả hai cuộc kháng chiến. Từ tuổi 20, ông đã trực tiếp tham gia chiến đấu ở chiến trường này, và rồi gần như trọn vẹn cuộc kháng chiến chống Mỹ ông bám trụ ở đây. Nhất là trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968. Đây không phải quê hương của Xuân Thiều (ông người Đức Thọ - Hà Tĩnh), nhưng là quê hương của đời lính, là quê hương văn học của ông.
SHO - Nhân 62 năm ngày Truyền thống Mỹ thuật Việt Nam, 56 năm ngày thành lập Hội Mỹ Thuật Việt Nam; chiều ngày 07/12, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Hội Mỹ thuật Thừa Thiên Huế, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam tại Thừa Thiên Huế phối hợp tổ chức Khai mạc phòng triển lãm Mừng ngày truyền thống Mỹ thuật Việt Nam 10/12 và Trao giải thưởng tác phẩm mỹ thuật xuất sắc năm 2013, diễn ra tại Trung tâm Văn hóa Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Huế.
Dù nằm giữa thành phố Huế, nhưng Thủy Biều lại mang dáng dấp của một làng quê yên bình với khu vườn thanh trà ngát hương và những ngôi nhà rường hàng trăm năm tuổi.
Ngày 3/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế đã tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914 - 1/1/2014), tại Thừa Thiên - Huế (quê hương ông) và Hà Nội.
Ngày 01/12/2013, tại Nhà thờ Tam công Nguyễn Tri Phương (thôn Trung Thạnh, xã Phong Chương, huyện Phong Điền), Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đã tổ chức tưởng niệm nhân kỷ niệm 140 năm ngày mất của danh tướng Nguyễn Tri Phương (1873 - 2013.
Trải qua hàng trăm năm với bao biến thiên lịch sử, đến nay, cố đô Huế vẫn còn lưu giữ được những vết tích của một đấu trường độc nhất vô nhị trên thế giới - đấu trường Hổ quyền, đây không chỉ là nơi từng diễn ra những trận quyết chiến đẫm máu giữa hai loài voi - hổ, mà còn là cuộc thị uy quyền lực tuyệt đối của triều đại nhà Nguyễn.
Chiến tranh đã đi qua, nhưng hậu quả của nó vẫn nặng nề tại nhiều vùng đất A Lưới (Thừa Thiên Huế). Vẫn còn đó những làng "da cam"-nơi những đứa trẻ sinh sau chiến tranh đang trực tiếp gánh chịu ảnh hưởng của chất độc da cam; nhiều đứa trẻ sinh ra rồi mất đi hoặc chấp nhận sống dị dạng giữa cuộc đời đầy nghiệt ngã.
Từ ngày 27 đến 29-11, Bộ CHQS tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức diễn tập chỉ huy, tham mưu một bên hai cấp với sự tham gia của Ban CHQS 9 huyện, thị, thành và huy động các đơn vị chủ lực của LLVT tỉnh tiến hành thực binh đánh địch đổ bộ đường không. Dự chỉ đạo diễn tập có Thiếu tướng Nguyễn Chí Hướng, Phó tư lệnh Quân khu 4, ông Lê Trường Lưu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh…
Công trình đường tránh lũ dài 1,5km nối 2 thôn Tân Tô và Hòa Phong, thuộc xã Thủy Tân, thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên- Huế, có tổng vốn đầu tư gần 6 tỷ đồng. Thế nhưng do thi công kiểu “rùa bò”, đã khiến hàng trăm hộ dân sinh sống trên địa bàn rơi vào cảnh “khóc dở, mếu dở”...
Hiện tại nhiều hộ dân ở vùng ven đầm phá ở xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh TT Huế vẫn luôn sống trong tình trạng thiếu nước và mỏi mòn chờ nước sạch để sinh hoạt.