Sáng 27/10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 5, khóa XV để thảo luận và cho ý kiến về Đề án phát triển du lịch, dịch vụ Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án giảm nghèo bền vững Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020 và một số vấn đề quan trọng khác. Các đồng chí: Lê Trường Lưu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Bùi Thanh Hà, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Cao, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu nhấn mạnh, Thừa Thiên Huế là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế so sánh cả về văn hóa, di sản, thiên nhiên và con người xứ Huế. Từ năm 1996, Du lịch được tỉnh xác định là ngành kinh tế mũi nhọn; Tỉnh ủy đã ban hành nhiều Nghị quyết chuyên đề về du lịch, đồng thời, tập trung các nguồn lực để đầu tư đồng bộ hạ tầng du lịch. Nhìn tổng thể, bức tranh du lịch Thừa Thiên Huế có những chuyển biến tích cực, cơ sở hạ tầng du lịch từng bước được đầu tư hoàn thiện, tổng lượt khách du lịch đến Huế tăng bình quân hàng năm 10%, sản phẩm du lịch và dịch vụ du lịch phát triển đa dạng, từng bước nâng cao chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay ngành du lịch của tỉnh đang có dấu hiệu chững lại, hiệu quả kinh tế du lịch chưa cao, chưa có sản phẩm đặc sắc mang bản sắc Huế.
Giảm nghèo bền vững là chương trình mục tiêu quốc gia, được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội, là điều kiện cơ bản để thực hiện thắng lợi chiến lược tăng trưởng xanh và bền vững. Trong những năm qua, các cấp, các ngành, địa phương đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, huy động nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững. Đưa tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 11,16% (năm 2010) xuống còn 4,10% (năm 2015). Tuy vậy, kết quả giảm nghèo chưa thực sự bền vững; nguy cơ tái nghèo vẫn còn cao; chưa phát huy các nguồn lực trong dân và chính của người nghèo; vẫn còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nguồn vốn ngân sách.
Thay mặt Ban Thường vụ, Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đề nghị các đại biểu tham dự họp phát huy tinh thần trách nhiệm, dân chủ và trí tuệ, tập trung thảo luận và đề xuất những giải pháp đột phá để phát triển du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đưa du lịch Thừa Thiên Huế vào tốp ba của cả nước; đồng thời, thực hiện thành công chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020.
Trên cơ sở nội dung các tờ trình của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về 2 đề án: Phát triển du lịch, dịch vụ TT Huế giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Đề án giảm nghèo bền vững Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016 - 2020. Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận, cho ý kiến cụ thể vào từng nội của các đề án.Trong đó, tập trung vào các vấn đề: hiệu quả kinh tế du lịch Thừa Thiên Huế; sản phẩm du lịch và chất lượng các dịch vụ; tính chuyên nghiệp trong công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; nâng cao chất lượng nguồn du lịch; các cơ chế, chính sách cụ thể để phát triển du lịch; kết quả nghèo bền vững; giải pháp huy động nguồn lực giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020; giải pháp gắn giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới và bảo vệ môi trường; các giải pháp để đẩy mạnh xã hội hóa công tác giảm nghèo bền vững.
Theo www.thuathienhue.gov.vn
Trong khuôn khổ chương trình Phát triển Không gian Văn hóa, vào lúc 8h 30 phút, ngày 29 tháng 8 năm 2014 tại Salon VĂN HÓA CÀ PHÊ THỨ BẢY, lầu 1, Trung Nguyên Coffee, 19 Phạm Ngọc Thạch, Q3 Thành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Sông Hương sẽ tổ chức giới thiệu tập sách “Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo.”
Trong khuôn khổ chương trình Phát triển Không gian Văn hóa, sáng ngày 15/ 8, Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu tập sách “Thơ Tân hình thức Việt - Tiếp nhận và sáng tạo.”
Huế là nơi địa linh nhân kiệt nên văn hóa đọc đã có một bề dày lịch sử trên mảnh đất này.
Chiều ngày 22/11/2013, tại số nhà 203/19 đường Nguyễn Trường Tộ (Tp Huế), Tạp chí Sông Hương và Gác Trịnh đã tổ chức Khai mạc triển lãm tranh của họa sỹ Đinh Cường và họa sỹ Phan Ngọc Minh. Đến dự có đông đảo các họa sỹ, các nhà phê bình mỹ thuật, những người yêu mến nghệ thuật và các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn.
Chiều ngày 25/10 tại Cà Phê sách Phương Nam, số 15 Lê Lợi, Tp Huế, Hội nhà văn tỉnh Thừa thiên Huế, Công ty văn hóa Phương Nam và Trung tâm văn hóa New Space Arts Foudation đã tổ chức buổi tọa đàm giới thiệu tác giả Phan Tuấn Anh - Gương mặt phê bình trẻ, và thơ. Tới dự có đông đảo bạn đọc, các nhà văn, nhà thơ, các nhà nghiên cứu phê bình văn học, các giảng viên và sinh viên đại học Huế cùng phóng viên báo chí trong tỉnh.
Chiều ngày 27 – 09 – 2013, tại trụ sở của Tạp chí Sông Hương, Hội nhà văn Thừa Thiên Huế phối hợp cùng Tạp chí Sông Hương tổ chức giới thiệu tác phẩm “Ngủ giữa trùng sơn” của nhà văn Lê Vũ Trường Giang. Đến dự có đông đảo các nhà văn, nhà thơ, các nhà phê bình lý luận, đông đảo bạn đọc cùng phóng viên báo chí.
Ngày 14-8 (tức mùng 8 tháng 7 âm lịch), lễ hội điện Hòn Chén đã khai mạc tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Trong giờ phút hay tin người bạn của mình hấp hối, nhà văn Tô Nhuận Vỹ đã nhớ về người bạn của mình và viết bài viết này ngay trong đêm. Khi chữ cuối cùng của bài viết được viết xong, cũng là lúc nhà văn hay tin: ông Ngô Kha sắp trút hơi thở cuối cùng... SH xin giới thiệu bài viết cùng bạn đọc.
Tạp chí Sông Hương vô cùng thương tiếc báo tin:
Nhà sử học Ngô Kha vừa mới qua đời vào lúc 0 giờ 05 phút sáng ngày 08 tháng 8 năm 2013 (nhằm ngày 02 tháng 7 năm Quý Tỵ), ở tuổi 80 sau một cơn đau nặng.
(SH) - Chiều ngày 17/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nhóm dự án Bảo tồn, Trùng tu và đào tạo Đức (GCREP) đã tổ chức lễ hoàn công “Dự án bảo tồn, phục hồi trang trí nội thất công trình Tả Vu - Đại Nội Huế” và trao chứng chỉ đào tạo bảo tồn cho các thành viên tham gia dự án.
(SH) - Sáng nay (17/7), HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế khai mạc trọng thể Kỳ họp thứ 6, HĐND tỉnh khóa VI (nhiệm kỳ 2011-2016).
(SH) - Hơn 30 năm xa cách, chiều nay qua một cuộc điện thoại, tôi nôn nao, mừng vui được gặp lại người bạn của một thời lang thang qua những con đường thân quen trên phố Huế. Một thời sinh viên văn khoa đầy ắp kỷ niệm tràn về trong nỗi nhớ của Trọng của tôi.
(SH) - Thời gian vừa qua, một số phương tiện thông tin đại chúng đã đưa thông tin về việc Tạp chí Sông Hương Số Đặc Biệt tháng 6/2013 bị thu hồi vì đã in bản đồ Việt Nam mà không có các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là những thông tin chưa sát với bản chất sự việc, Tạp chí Sông Hương nói rõ như sau:
(SH) - Do lịch sử để lại, hiện trên Thượng thành của Đại nội Huế và các eo bầu thuộc khu vực 1 (khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt) có tới hơn 2.800 hộ dân đang sinh sống; nếu tính trung bình cứ bốn người/hộ thì có tới hơn 1 vạn người đang sống tại khu di tích này.
(SH) - Ngày 10/7, tại Triện Miếu - Đại Nội Huế đã diễn ra lễ kỷ niệm 400 năm ngày mất của chúa Tiên Nguyễn Hoàng - vị chúa Nguyễn đầu tiên có công tích to lớn đối với hành trình khai phá vùng đất Thuận Hóa-Huế và cả miền Nam Việt Nam, tạo điền đề cho việc hình thành vương triều Nguyễn và kinh đô Huế sau này.
(SH) - Festival nghề truyền thống Huế ngày càng thu hút được du khách đến với Huế - Đó là một trong những nội dung được khẳng định tại Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả Festival nghề truyền thống Huế lần thứ 5 năm 2013.
(SH) - Từ khi hồ sơ khoa học “bài bản Nhã nhạc Cung Ai” – một bài bản đang bị mai một sau khi cố nghệ nhân Trần Kích về với cát bụi được thực hiện, chúng tôi tìm gặp nghệ nhân Trần Thảo (con trai của cố nghệ nhân Nhã nhạc Trần Kích) thì được biết, bài bản Nhã nhạc Cung Ai hiện vẫn còn được lưu giữ bởi nghệ nhân Trương Khiếm, ông là người nắm bắt khá vững vàng cách thức trình diễn bài bản này.
(SH) - Rất nhiều du khách đến cố đô Huế đã lè lưỡi, lắc đầu với dịch vụ “chặt chém” quanh các khu di tích.
(SH) - Đó phát biểu của nghệ sĩ Dennis Tan đến từ Trung tâm The Artist Village, Singapore trong buổi giới thiệu và trình diễn nghệ thuật sắp đặt âm thanh vào chiều 04/7 tại 15 Lê Lợi, TP Huế.