Huế yêu Mùa xuân Có một người rất lạ Cứ như là vô tư Không khi nào gọi điện Chẳng bao giờ viết thư Khiến cho tôi thấp thỏm Chỉ mong ngày gặp nhau Vì dẫu bao xa cách Người vẫn như buổi đầu Vẫn mặn mòi như biển Vẫn sâu đằm như sông Vẫn dịu dàng như khói Vẫn ấm nồng như than Và vẫn xa cách thế Làm sao tôi đến gần Có một người rất lạ Hình như là mùa xuân Mẹ Nếu có chút thành công Có chuyện gì vui vẻ Hình như chẳng mấy khi Con chạy về khoe mẹ Cả những lúc con buồn Khi cô đơn đau khổ Con thường ngồi lặng im Cũng không hề than thở Mẹ ơi thầy mất sớm Lúc mẹ vừa bốn mươi Bây giờ con mới hiểu Những gì sau nụ cười Năm mấy lần có giỗ Giỗ ông bà thân thương Giỗ thầy con mất sớm Giỗ em nơi chiến trường Lần nào mẹ cũng khóc Nhất là ngày giỗ em Mẹ mãi còn xa xót Dẫu bao người nguôi quên Con vẫn thường lặng im Mỗi ngày về bên mẹ Và lòng con lo sợ Một ngày nào, mẹ ơi! PHAN THỊ THANH NHÀN (nguồn: TCSH số 146 - 04 - 2001) |
PHAN DUY NHÂN
Hoàng Vũ Thuật - Lê Vĩnh Thái - Nguyễn Ngọc Hòa - Nguyễn Văn Quang - Trần Gia Thái - Hiếu Vinh - Chử Văn Long - Đông Hà - Trần Hoàng Phố - Nguyễn Hoa - Fan Tuấn Anh - Vạn Lộc - Nguyễn Thánh Ngã - Nguyễn Tất Hanh
LGT: Mộng là cõi cứu chuộc tâm hồn của thi nhân khi thực tại không còn là nơi để họ hiện hữu. Với Lưu Trọng Lư thì điều đó hiển nhiên đúng. Không phải một cách vô cớ mà trong Thi nhân Việt Nam Hoài Thanh viết: “Giá một ngày kia Lư có nhảy xuống sông ôm bóng trăng mà chết ta cũng không ngạc nhiên một tí nào.” Nếu thế thì đó cũng chính là cái “mơ về”, cái “tìm đến” trong miền sáng tạo riêng của thi nhân.
VĂN CÁT TIÊN
Hoàng Vân - Nguyễn Đạt - Vĩnh Nguyên - Ngàn Thương
Thanh Thảo - Phạm Ngọc Cảnh - Nguyễn Thị Hồng - Tạ Hữu Yên - Bảo Định Giang
Vương Kiều - Lê Đình Ty - Huệ Nguyên - Từ Nguyễn - Từ Dạ Linh - Hoàng Xuân Thảo - Đoàn Mạnh Phương
TRƯƠNG VĂN VĨNH
NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG
Tôn Phong - Nguyễn Thất Hanh - Bùi Tấn Xương - Trần Thị Ngọc Mai - Nguyễn Tuất
NGUYỄN VĂN DINH
NGỌC TUYẾT
Trần Xuân An - Lý Hoài Xuân - Mai Nguyên - Trần Thị Huyền Trang - Trần Bá Đại Dương - Nguyễn Loan - Trần Thị Hiền - Đỗ Văn Khoái - Phùng Tấn Đông - Hồ Huệ - Tôn Lệ Thu Châu - Nguyễn Hữu Quý - Nguyễn Phi Trinh - Việt Trác
Tế Hanh - Hoàng Vũ Thuật - Nguyễn Khắc Mai - Tuyết Nga - Thái Ngọc San - Đặng Thị Kim Liên - Trần Vạn Giả - Huỳnh Duy
HẢI KỲ
Lê Văn Ngăn - Nguyễn Xuân Thâm - Phan Lệ Dung - Bành Thanh Bần - Đào Duy Anh
LÂM THỊ MỸ DẠ
HỒNG NHUChiếc tàu cau (Trích)
Minh Huệ - Xuân Quỳnh - Phương Thúy - Trần Thị Hiền - Trần Hải Sâm - Trần Khắc Tám - Hà Linh Chi - Mai Văn Hoan - Văn Tăng - Thiệp Đáng - Nguyễn Thành Phong - Hà Nhật
LTS: “Đi về sao chửa về đi” có lẽ là câu nhắn nhủ nhiều ý nghĩa nhất của Đào Tiềm vào cuối cuộc nhân sinh. Mười năm trước, ở tuổi bảy mươi, sau hơn 50 năm gắn bó với thơ ca, nhà thơ Tường Linh đã viết bài “Khúc ca quy ẩn” như lời từ giã đời thơ.