LÊ QUANG KẾT
Tùy bút
Hình như văn chương viết về quê hương bao giờ cũng nặng lòng và giàu cảm xúc - dù rằng người viết chưa hẳn là tác giả ưu tú.
Chỉ bài thơ ngắn lục ngôn “Quê hương” của chàng Đỗ được phổ (nhạc sĩ quá cố Giáp Văn Thạch) mà bao người Việt tha hương nằm lòng ngâm ngợi. Cha ông đã khéo lời khi gọi - quê hương nghĩa nặng tình sâu, là máu thịt, là mẹ cha, là mái ấm ôm ấp những đứa con xa lận đận quay về… Có cậu bé quê hồn nhiên hỏi: - Quê hương là gì hở mẹ? Người nhẹ nhàng âu yếm vuốt tóc khẽ khàng: Nuôi các con khôn lớn thành người. Tôi là người con Huế tha hương, bôn ba bao chồng chất rồi định cư với B’Lao mênh mang sương khói.Vậy mà tôi đã gắn bó hai mươi lăm năm nơi xứ này, B’Lao hương trà ngan ngát B’Lao lao xao buồn vương và bao điều khác giữa bộn bề lo toan cuộc sống. Hai mươi lăm năm xa Huế, xa người thân bạn bè ngày tháng cũ, tôi như nợ nần - người ta bảo thế: Huế đất ly tán, xa để mà nhớ chứ khó gần để thương…
Ngày đó, cơm đùm gạo bới lên dinh trọ học, cậu học trò quê - tôi lần đầu biết hương vị và không khí cà phê phố thị.Chẳng biết thói quen uống cà phê của nhiều người có từ bao giờ? Lạ thật, phải từ thời Pháp thuộc người Việt mới biết tới cà phê, vậy mà giờ hình như nó đang la “văn hóa ẩm” trên đất nước này. Ngồi bên trời B’Lao tôi nhớ về cà phê thuở ấy. Thời sinh viên Huế lũ chúng tôi thường nhật với cà phê chị Giang Tổng hội, thiếu tiền ký sổ với thẻ sinh viên. Bao giờ chị Giang vẫn cười vui - Ừa thiếu, có tiền gởi sớm cho chị nghe. Dáng chị nhỏ nhắn, tất bật mất hút giữa các chàng sinh viên trẻ nghèo nghịch ngợm đáng yêu. Những ngày lang thang, những ván cờ tướng, những buổi lên giảng đường bài vở, những mỏi mệt bởi chiến tranh và lo âu thắc thỏm ngày không xa đến lượt mình phải vào lính. Nhiều bạn bè thân quen từ quân trường ra vừa lớ ngớ đã về bên kia chín suối… Nhạc sĩ tài hoa đất Huế Trịnh Công Sơn đã viết về thân phận lớp trẻ - chủ đề cho giai điệu và ca từ năm tháng ấy: “Sống ở đời này chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn. Tình yêu thì vô cùng. Chúng ta làm cách nào nuôi dưỡng tình yêu để tình yêu có thể cứu chuộc thân phận trên cây thập giá đời”. Nuôi dưỡng tình yêu? Làm cách nào? Ngày ấy thế hệ chúng tôi dường như dửng dưng hay vô cảm bất lực trước câu hỏi lớn tình yêu và thân phận. Tình yêu bất khả tư nghì. Yêu hạnh phúc đan xen khổ đau, yêu giả mà thật - ảo thực tình yêu. Tôi yêu em ngày ấy có sá chi - như trang giấy học trò không tì vết, trong trắng lạ thường. Tôi học Trịnh cố giữ lấy tình yêu, vun vén dưỡng nuôi. Nhưng nào có cứu chuộc được đâu. Những biến động, những đổi thay vỡ vụn đường đời tôi mất em từ ấy… Những ngày chủ nhật đông Huế túi rủng rỉnh Thành, Thuận, Hiệp, Đức, Xuân và tôi lại thích xuống cà phê Thọ. Quán nằm sát sông cuối chợ Đông Ba có bến xe buýt và các chuyến đò xuôi Ngã Ba Sình. Bao giờ cũng thế, phải tìm chỗ bởi khách cà phê đã đông nghịt từ sáng sớm. Bếp than đỏ rực lửa tự bao giờ, một chảo nước sôi sùng sục để hâm nóng ly tách trước khi pha chế cà phê. Ông chủ Thọ cẩn trọng tay cầm chiếc gắp được thiết kế đặc trưng - chỉ một công việc gắp ly ra khỏi chảo - từng ly trống không còn bốc khói được vớt ra chúc ngược sạch nước. Cà phê nóng cái ly nóng ấm làm khách nghe ấm lòng như quên đi cái se lạnh mùa đông. Ngồi cà phê Thọ nghe tiếng sông Hương với nhiều thanh âm ồn ã đời thường - chủ đò quay máy xình xịch chuẩn bị xuất bến - chuyến xe tới bà con ào xuống kịp buổi chợ sáng - tiếng hỏi chào lao xao chợ cá, tiếng kỳ kèo trả giá eo sèo… Từ góc khuất này tôi nhìn sông Hương qua lăng kính khác, u tối buồn thương hơn. Một cô gái trên sông tình cờ tôi gặp - cô Sương đò chị Lặn. Tuổi thanh xuân nàng Sương hương sắc phải lênh đênh trên sông đón khách, một lần về thăm quê bị trúng đạn ở chân, Sương thành thương tật, chẳng ai đoái hoài. Sống sông nước phải tìm cách mưu sinh trên sông nước, cô mua chiếc ghe nhỏ chèo ghe từ đò này sang đò khác bán các thứ cho khách đêm. Người thân lần lượt chiến tranh cướp mất, Sương tứ cố vô thân, chiếc ghe là căn lều - nhà của cô gái trên sông. Bữa lời bữa lỗ do vụng về khi đứng lên ngồi xuống… Vậy mà ông trời chẳng tha, trận lụt lớn năm kia đã cuốn trôi Sương và cả chiếc ghe che mưa nắng. Người vạn đò chỉ cứu được cô còn “ghe cần câu” mất tăm. Mất sạch mọi thứ dành dụm cả một đời. Sương ơi, từ nơi này lòng tôi quặn thắt khi nghĩ về em, rơm rớm nước mắt. Sương giờ nơi nao? Đã kịp lên bờ định cư hay vẫn còn bám mạn đò kiếm ăn trên sông nước? Bạn bè của một thời giờ ly tán. Thuận bạo bệnh mất từ bên kia Thái Bình Dương xa xôi, hôm nhận tin đem tro cốt về nước tôi chẳng thể về. Thành bảo: - Nhạt nhòa vì chẳng còn ai nhận ra hay thấu hiểu thời ấy của tụi mình. Năm ngoái Đức ra đi do chứng đau tim nghiệt ngã, xa vợ con tha phương chẳng lời trăn trối. Từ B’Lao ngóng về Huế tôi cũng chỉ hờ hững điện thoại thăm hỏi mà nghe lòng nặng trĩu… Xuân mất do bệnh nan y từ những năm đói thông tin tôi chẳng hay, chú Hiệp nghe giờ chân đau chỉ nằm một chỗ tôi cũng chỉ biết thế thôi. Sáu đứa còn ba, bao năm rồi chưa có ngày đoàn tụ… Thành ơi! Có nhớ những ngày tháng cũ với Huế một thuở? Năm kia với Thuận lênh đênh Sài Gòn trong chật vật thiếu thốn, mình đã cao hứng: Tao nghèo tiền nhưng sẽ tập tễnh viết, viết về tụi mình, viết về một thời, viết tuổi hai mươi ba mươi và Huế xa… Món nợ tâm cảm - nợ ân tình một thời với bạn bè với Huế, cứ lần lần lữa lữa, chỉ biết vay mà chưa trả - biết rồi có trả được không? Ngày đất nước hòa bình chúng tôi tình nguyện lên núi dạy chữ cho bà con dân tộc ít người Tà Ôi, Pa Cô, Cà Tu, Pa Hi, Vân Kiều… Nam Đông và A Lưới. Những chàng trai cô gái đôi mươi háo hức lên đường. Phương tiện duy nhất thời ấy là đôi chân, đi gùi gạo, đi cửa hàng Bốt Đỏ, đi xóa mù chữ, đi họp kể cả đi tấp giạt như chữ của Hà Trung đều lội bộ. Mỗi đứa có tên mới gắn với địa danh giảng dạy: Bồng Hồng Quảng, Trung Hồng Bắc, Thành Hồng Thủy phía xa tận Tà Rụt còn tôi Hồng Thái… Tờ báo tường nơi bản doanh đơn vị quân đội - TĐ 6, giọng Chiến A Ngo đủng đỉnh điểm báo - bài tùy bút mơ ước A Lưới về một tương lai gần của Tuấn Hồng Thượng: “…Khu phố Thái Thượng Quảng điện sáng rực một góc trời, tiếng động cơ như xé của Boeing 747 lên xuống làm cho phi trường quốc tế nơi thung lũng này rộn rã, đêm A Lưới như ngày hội hoa đăng…”.Mới đó mà đã ba mươi lăm năm từ độ xa A Lưới. Mối tình đẹp Thìn - Thương của miền núi ngày đó kết thúc bằng lễ cưới núi khá bất ngờ đầy thú vị. Khách mời băng rừng lội suối cả buổi mới tới nơi - xã Nhâm cũ. Chàng Việt đầu đàn rồi Thẩm, Tùy thông báo: Chú rể cả tháng nay đêm nào cũng vác súng săn tận rừng sâu, cố cho bằng được một đặc sản núi - may mà hôm qua hạ được chú hoẵng tơ… Và thế hôm nay tiệc cưới có hương vị núi. Mọi người khen thịt hoẵng thơm ngon hả hê khoái khẩu. Cuối cùng mới vỡ ra là thịt chó, thuở ấy người Huế mấy ai đụng “mộc tồn” bao giờ. Mấy chị la toáng hoảng lên - cha sinh mẹ đẻ giờ mới đụng cầy tơ, mà lạ ghê… chó kể ra cũng ngon đó chứ… Ác nghiệt thay! Khổ lụy thay! Thương - Cô vợ dịu hiền của Thìn tiệc cưới năm xưa… thoắt gãy cành thiên hương. Thìn giờ ra sao? Có nhớ ngày tháng rã rời ở Huế - chiếc xe đạp rách dựng ở góc trường Việt Hương bị đứa bất lương cuỗm mất. Thìn nói trong thổn thức ngậm ngùi: - Mình mất hết mọi thứ rồi mất thêm chiếc xe tàn có nghĩa lý gì đâu… Tình đầu vuột mất tôi cố quên. Cõi lòng nghe rỗng không, có lúc tôi đã nghĩ đến một người - nói ra giờ chẳng sao, ai hiểu hay không cũng mặc. Khổng Tử hay từ Kinh thi nhỉ? “Lục thập nhi nhĩ thuận”, Bồng và tôi đang bước vào tuổi ấy - khi người ta tới 60 thì đạt tới mức hoàn hảo - tri hành kiến văn và kinh nghiệm cuộc sống, không còn chướng tai gai mắt vì lý giải được căn nguyên của mọi vấn đề diễn ra chung quanh… Phải không chị Bồng? Những ngày A Lưới ấy tôi thường cười vui nhưng khi gặp Bồng lòng ngổn ngang lóng ngóng - dù lỡ kêu chị Bồng!? Nhớ hôm trễ chuyến xe từ Nam Giao bộ về ngang qua Cầu Mới trời vừa hửng sáng, Bồng mặc bộ đồ lính do Ty giáo dục cấp đặc biệt đối với giáo viên miền núi. Dáng đi, giọng nói, nụ cười, đi bên Bồng nhìn Bồng tôi nghe êm ái - một chút bâng khuâng ngập ngừng muốn nói, thế nào rồi thôi và những lúc gặp sau đó tôi chẳng nên lời - cứ lặng thầm. Lạ lùng, tình yêu chưa lần hò hẹn, chẳng phút cầm tay chứ nói chi chuyện nụ hôn trao gởi. Chị Bồng có còn nhớ hay không? Cũng từ bấy đến giờ tôi chưa lần gặp lại Bồng chỉ nghe tiếng qua điện thoại điều được điều mất mà toàn những lời trách móc nghe nặng nề chẳng vui - chi mà đến thế. Nếu diện kiến, tôi sẽ ngọng nghịu viết thành thơ “Hành Tình Yêu” - “Ta yêu rồi mà em có hay”… Tôi yêu Hàm Nghi - ngôi trường một thời cắp sách. Trường tôi khiêm tốn hơn so với Quốc Học hay Đồng Khánh và cũng chỉ tồn tại đúng 20 năm(1955-1975). Nghe rằng giờ đang có một Hàm Nghi mới để tiếp nối chỉ dừng ở bậc Trung học cơ sở. Lũ chúng tôi đã có những ngày vui bên mái trường này, nhiều con đường Thành Nội gót mòn chân - đó là những buổi trốn học những hôm la cà thơ thẩn. Biến động chiến cuộc từ làng lên phố và nỗi riêng gia đình có lúc tôi định nghỉ học. Cuối cùng chật vật bài vở tôi cũng vượt qua vũ môn hai kỳ tú tài như thi sĩ Nguyên Sa “thơ hóa” dặn dò “Muốn làm người yêu thì phải đỗ tú tài”. Những thầy cô Hàm Nghi ngày ấy - đang trên quê nhà hay xa tận trời tây - còn hay đã khuất suốt một đời con tri ân - biết nói mấy cho vừa - ơn thầy dạy dỗ con chưa đáp đền. Năm rồi về Sài Gòn dự hội trường Hàm Nghi gặp bạn bè mừng mừng tủi tủi - Thọ có thơ hay trên báo, Khánh khấm khá làm chủ tiệm vàng, Bích mở công ty, Thạch viên chức an nhàn, Triết bao năm rồi vẫn như ngày xưa ấy, Minh bún nụ cười tươi của một thời trai trẻ… Tôi như muốn ôm tất cả. Chao ôi! Ra về hứa lòng không hề rơi nước mắt nhưng đứa nào cũng xao xuyến bùi ngùi. Xưa nay Huế đẹp và thơ có vạn vạn trang sách và ngàn ngàn tác giả tụng ca với bao ngôn từ diễm lệ. Tôi là kẻ bất tài vô tướng bỏ Huế mà đi, loay hoay bạc tóc chẳng làm nên công cán gì. Hồi ức ngày cũ tôi nghe lòng thổn thức, nhớ Huế đến quay quắt. Nỗi nhớ quê nhà chập chờn mộng mị. Tiên thi Lý Bạch từ gần một nghìn năm trăm năm trước đã nói hộ tiếng lòng những kẻ tha hương: “Đầu giường ánh trăng rọi/ Mặt đất như phủ sương/ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng/ Cúi đầu nhớ cố hương - Xúc cảm đêm trăng” (Sàng tiền minh nguyệt quang/ Nghi thị địa thượng sương/ Cử đầu vọng minh nguyệt/ Đê đầu tư cố hương - Tĩnh dạ tư). Giữa đất trời huyền hoặc hơi sương, ngẩng nhìn ánh trăng vằng vặc chiếu sáng khắp sân người, hồn ta mơ về quê xưa, thầm lặng cúi đầu thổn thức - nơi đó cũng có một bóng trăng này. Những đêm B’Lao trăng sáng và sương giăng, cảnh vắng lặng một mình dạo bước - cảm xúc bất chợt nao nao đến xót dạ, những lúc như thế tôi muốn tìm về những mảnh vụn ký ức, của cố quận, của sông xưa, núi cũ, quê nhà, tình yêu, bạn bè… Và tôi gọi thầm trong tiềm thức: Huế ơi… một thuở… nay biết đâu mà tìm… L.Q.K (263/01-11) |
PHẠM XUÂN PHỤNG
Một buổi sáng tháng 7 năm 1994, tại Văn phòng Đảng ủy Bệnh viên Trung ương Huế, tôi tiếp một nhân viên văn phòng Hội Văn học Nghệ thuật (nay là Liên hiệp các Hội VHNT Thừa Thiên Huế).
TRẦN NGUYÊN HÀO
Lòng nhân ái của Bác Hồ dành cho mọi người dân Việt Nam; tình yêu thương ở Bác lan tỏa đến những người nô lệ mất nước và những người cùng khổ trên khắp thế gian, cho những người da đen bị phân biệt chủng tộc, cho cả những người da trắng bần cùng, cho những người phụ nữ các nước đế quốc thực dân có chồng con bị đưa sang Việt Nam và nước thuộc địa làm bia đỡ đạn; và cho cả chính những người lính ở bị đưa đi đánh nhau và nhận những cái chết oan uổng trong các cuộc chiến tranh xâm lược phi nghĩa.
HÀN NHÃ LẠC
Thêm một giọng ca tài danh từng tôn cao giá trị di sản ca Huế vừa ra đi: nghệ sĩ nhân dân Minh Mẫn vừa qua đời ngày 13 tháng ba năm 2018, nhằm ngày 26 tháng giêng âm lịch.
ĐẠI HỘI VHNT THỪA THIÊN HUẾ LẦN THỨ NHẤT
(Trích bài phát biểu của đồng chí Vũ Thắng, nguyên ủy viên BCH Trung ương Đảng CSVN, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế tại Đại Hội)
HÒA ÁI
Đến nay, những bài thơ chúc Tết của Hồ Chủ tịch đã trở thành di sản của dân tộc. Những bài thơ chúc Tết của Bác trong mỗi dịp Tết đều toát lên tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta trong một giai đoạn lịch sử.
PHẠM PHÚ PHONG
Du ký
Do cách chia thời gian theo ngày tháng, người ta thường coi thời gian trôi/ đi qua, nhưng thực ra thời gian vẫn đứng yên đó thôi, chỉ có con người và vạn vật trôi qua dưới con mắt chăm chú, kiên trì và nhẫn nại của thời gian.
TRẦN THỊ KIÊN TRINH
Là em gái của anh nhưng khi tôi được sinh ra anh đã tròn hai mươi tuổi. Những gì nhớ về anh chỉ là ký ức tuổi thơ trong khu vườn tranh thỉnh thoảng anh về.
LÊ VŨ TRƯỜNG GIANG
(Viết từ lời kể của cựu chiến binh Đặng Hà)
Tôi tình cờ đọc được thông tin Hải quân Mỹ lấy thành phố Huế để đặt tên cho một tuần dương hạm mang tên USS Hue City (CG-66). Tuần dương hạm này thuộc lớp Ticonderoga, trang bị tên lửa, gắn với trận đánh Trung đoàn 1, Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ tham chiến Huế vào dịp Tết Mậu Thân.
NGUYỄN TỰ LẬP
Cuộc Tổng công kích - Tổng khởi nghĩa Tết Mậu Thân 1968 của quân và dân ta trên chiến trường miền Nam cách đây tròn nửa thế kỷ (1968 - 2018).
Những tượng đài thiêng liêng trong lòng dân Quảng Điền
NGUYỄN QUANG HÀ
Bút ký
Thái độ về cuộc Cần Vương
Người thẩm vấn (NTV): Ông có phải là kẻ hâm mộ người anh hùng cuối cùng trong cuộc tử chiến chống người Pháp đó không?
CHƯƠNG THÂU
Hồ sơ Thẩm vấn là tập tài liệu khá khá dày dặn của Hội đồng xử án Tòa Đề hình của chính quyền thực dân để chuẩn bị xử Phan Bội Châu vào ngày 23/11/1925 tại Hà Nội.
LTS: Kỷ niệm 150 năm ngày sinh của chí sĩ Phan Bội Châu, Sông Hương được tiếp cận với bản thảo “Vụ án Phan Bội Châu năm 1925: Hồ sơ thẩm vấn”. Đây là nguồn tư liệu quý, nằm trong tập Bổ di II lần đầu được công bố về vụ án chí sĩ Phan Bội Châu.
Cuối mùa hè năm 1978 chúng tôi là lứa lưu học sinh đầu tiên được tới Liên Xô bằng máy bay, trước đây chỉ đi bằng tàu hỏa liên vận qua Bắc Kinh. Đối với nhiều người Việt Nam lúc bấy giờ, nhất là những người lính sau mấy năm chỉ sống ở núi rừng, Moscow thực sự là thiên đường.
DƯƠNG PHƯỚC THU
Dưới thời Pháp thuộc, những năm đầu thế kỷ XX, để ra được một tờ báo - mà lại báo tiếng Việt do người Việt quản lý tại Kinh đô Huế quả thực nhiêu khê và vô cùng khó khăn, phức tạp.
ĐẶNG NHẬT MINH
Tôi vẫn còn nhớ đinh ninh cảnh quay đầu tiên của phim Cô gái trên sông vào tháng 10 năm 1987 là cảnh Liên, nhà báo nữ (do Hà Xuyên đóng) đến bệnh viện Huế tìm gặp Nguyệt (do Minh Châu đóng).
THÁI KIM LAN
Con đường ấy, từ dốc cầu Gia Hội đổ xuống, dọc theo con sông nhánh trước kia còn gọi là sông Đông Ba, Hàng Đường, rồi Bạch Đằng, lấy tên dòng sông chảy qua chùa Diệu Đế, qua cầu Đồng Ba, về Bao Vinh, ngã Ba Sình, con đường mang nhiều vẻ lạ, nó mang phố về biển khơi và chuyên chở tứ xứ về kinh thành, vốn là phố cổ một thời với những căn nhà gỗ kiến trúc thuần Huế, nơi những gia đình thượng lưu, quý tộc định cư một thời quan quan thư cưu…
DƯƠNG PHƯỚC THU
Ngay sau Cách mạng Tháng Tám thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, nhận chỉ thị của Hồ Chủ tịch, đại diện Ủy ban Nhân dân lâm thời Thừa Thiên và Ủy ban Nhân dân Trung Bộ đóng tại Huế đã đến mời cụ Huỳnh Thúc Kháng, một tiến sĩ Nho học yêu nước, một nhà báo nổi tiếng, một người không đảng phái ra Hà Nội gặp cụ Hồ.
HƯƠNG CẦN
Vài năm lại đây, báo chí thường nhắc đến ông hai lúa Bùi Hiển (Thủ Dầu Một, Bình Dương) tự chế thành công chiếc máy bay trực thăng vào năm 2012, ông làm chiếc thứ hai vào năm 2014.
VŨ HẢO
Tháng Tám năm 1945 đã trở thành mốc son chói lọi, vẻ vang trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Cách mạng tháng Tám thành công đã phá tan xiềng xích của thực dân, phát xít, lật đổ chế độ phong kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa - Nhà nước của dân, do dân và vì dân.